Theo Claire Giangravè của tập san Crux, Alveda King đã lên tiếng nhân dịp dự hội nghị 3 ngày từ 11 tới 13 tháng 12 tại Vatican. Alveda nổi tiếng không phải chỉ vì là cháu ruột của Mục Sư Martin Luther King Jr., nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Hoa Kỳ, mà còn là người tranh đấu kiên cường của phong trào phò sự sống.
Thực vậy, cha của bà, Mục Sư A.D. King, vốn là em trai của Mục Sư Martin Luther King. Bà vốn là Dân Biểu tại Tiểu Bang Georgia, là cộng tác viên của Fox News và là sáng lập viên của Các Thừa Tác Vụ Alveda King.
Theo lời bà, má bà, Naomi Barber King, muốn trục thai bà để tiếp tục học đại học. Nhưng ông của bà đã thuyết phục má bà giữ lại chiếc thai. Điều oái oăm là chính bà cũng đã hai lần phá thai và mưu toan phá lần thứ ba.
Bởi thế, từ năm 1983, bà đã tham gia tích cực vào phong trào phò sự sống, và nói chuyện với các sinh viên trong khuôn viên nhiều đại học về các vấn đề phá thai. Người ta coi bà là một trong “các thành viên da đen sáng chói của Phe Hữu Tôn Giáo”.
Hiện nay, bà là Giám Đốc Nối Vòng Tay Lớn Người Mỹ Gốc Phi Châu vì Tin Mừng Sự Sống (African-American Outreach for Gospel of Life) do Cha Frank Pavone của Linh Mục Vì Sự Sống lãnh đạo.
Gần đây, bà có tham gia ba ngày hội nghị ở Vatican với chủ đề: “Các Tổ Chức Do Công Giáo Gợi Hứng: Những Người Cổ Vũ Nhân Loại Trong Một Thế Giới Đang Biến Đổi”, sau đó đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sứ điệp bà mang tới Rôma là một sứ điệp lạc quan vì chính nghĩa của mình, vì nhận diện được một thời khắc lịch sử tại Hoa Kỳ khi chính phủ và Giáo Hội Công Giáo, trong cuộc đối thoại đại kết với các giáo phái khác, đã có cơ lái con tầu ra khỏi cơn mê phá thai. Theo bà, chìa khóa mở cửa thành công hệ ở một nhóm người mà phần đông chúng ta không ngờ đó là thế hệ thiên niên kỷ (millennials).
Ngồi nhấp cà phê cappuccino với một nhóm nhỏ phóng viên báo chí, bà có khả năng điều khiển chú ý, khiến người ta nghĩ tới cấu trúc di truyền thừa hưởng được từ người bác nổi danh, Mục Sư Martin Luther và người Cha cũng là một mục sư đấu tranh cho dân quyền nổi tiếng, A.D. King (nhà ông bị nhóm chống dân quyền đặt bom).
Khi được hỏi về môi trường chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ và tác động của nó đối với phong trào phò sự sống, bà nói rằng “khi các ngoại vi đụng nhau, hội tụ là điều sắp xẩy đến”. Alveda đề cập tới điều bà tin là cơ hội lịch sử, trong đó, các Kitô hữu dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump cuối cùng đã có một cương lĩnh để kết liễu các chính sách ngừa thai bừa bãi ở Hoa Kỳ. Bà tỏ lòng cám ơn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gần đây đã bầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City đứng đầu Ủy Ban Phò Sự Sống, do đó, đã củng cố cam kết của mình đối với các vấn đề sự sống và các quyền lợi của trẻ chưa sinh.
Bà nói: “với Hội Đồng Giám Mục, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa này, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa kia, một số chính nghĩa… nhưng rồi có một chính nghĩa khiến các ngài đến với nhau, đó là chính nghĩa sự sống. Càng ngày càng có nhiều giám mục và linh mục, các đức ông cũng như các nữa tu hơn sẵn sàng thúc đẩy và cố gắng”.
Bà nói thêm: thời khắc lịch sử này giúp ta cơ hội kết liễu điều bà mô tả là “thói quen man rợ” là thực hành và cổ vũ phá thai và vứt bỏ sự sống con người nói chung, từ trẻ chưa sinh tới người cao niên.
Bà nói “tôi tin rằng chúng ta đã tiến tới thời điểm lịch sử trong đó thói quen kia sắp sửa bị tấn công một cách hữu hiệu. Qúy bạn có Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc, qúy bạn có Giáo Hội Công Giáo liên kết khắp thế giới để nói ‘không’. Đây quả là một dân quyền”.
Alveda cho rằng nhiều người khởi đầu khi nghe ứng cử viên Trump tuyên bố phò sự sống, họ không tin. Nhưng nay, sau một năm, việc ông công khai bênh vực Dòng Tiểu Muội Người Nghèo (Little Sisters of the Poor), việc ông cam kết với chính sách Mexico City ngăn cấm Hoa Kỳ tài trợ bất cứ cơ quan phi chính phủ ở ngoại quốc nào cung cấp các dịch vụ phá thai, và các tin “hót” ngắn của ông nhằm hỗ trợ Charlie Gard, cho tháy rõ phò sự sống không phải chỉ là thủ thuật chính trị nhằm o bế người Evangelicals.
Cho tới năm 1983, Alveda là một người phò chọn lựa (phá thai) khi bà chuyển nhiệt tình đấu tranh dân quyền qua phong trào nữ quyền đang chớm nở này. Bà nói: “tôi tham gia, vì tôi là một người đấu tranh cho tự do. Bạn phải tham gia một phong trào nào đó, và thế là tôi tham gia!”
Trong thời gian ấy, bà bí mật phá thai hai lần và một lần bị xẩy thai, có thể do các thủ tục phá thai trước đó, vì một trong hai vụ phá thai này không dùng thuốc mê. Bà thừa nhận rằng cùng thời gian đó, bà giảng cho các thành viên trong giáo hội của bà nên kết hôn trong khi chính bà thì ly dị và đang sống chung bất hợp pháp.
Khi có thai lần nữa, bà thổ lộ với người Ông ý định trục thai đứa nhỏ. Cụ nghiêm nghị nói: “Đó không phải là cục thịt đâu con. Nó là đứa chắt của nội”. Cha đứa nhỏ cũng khuyến khích bà đừng phá thai và cuối cùng Alveda nghe theo “hai người đàn ông da đen này đấu tranh cho sự sống”.
Bà nói: “Năm 1983, tôi đã sinh ra một lần nữa”.
Cuộc sống mới đã đưa Alveda tới Rôma, nơi bà có dự tính yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13 tháng 12. Tác giả và nhà tranh đấu này bầy tỏ niềm hân hoan đối với thừa tác vụ và phong thái của vị giáo hoàng người Á Căn Đình, ca ngợi khả năng nối kết và gần gũi người trung bình của ngài. Bà nói: “Ngài là một người theo lòng mong ước của tôi!”
Trong chuyến tông du Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm 2015, Đức Phanxicô liệt kê Mục Sư Martin Luther King Jr. như một điển hình luôn gợi hứng các việc làm tốt đẹp khi ngài ngỏ lời với buổi họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và ngài thường trích dẫn Mục Sư trong các cuộc phỏng vấn và diễn văn.
Alveda hy vọng hội nghị ở Vatican sẽ là tiếng nói gợi hứng cho nhiều nhà lãnh đạo và người ủng hộ sự sống. Bà cám ơn những người hiện diện, cho biết “Công việc này rất khó khăn… thường không được biết ơn… thành thử, nếu tôi có thể khuyến khích được ai lúc ở đây, thì đó là điều tôi muốn làm”.
Bà nói rằng việc hợp tác đại kết nằm ở tâm điểm việc cổ vũ nền văn hóa sự sống ở Hoa Kỳ và trên thế giới và bà trích bài diễn văn nổi tiếng của người bác năm 1963 ‘I have a dream!’ ở thủ đô Washington:
“Người ta, theo Do Thái Giáo và Ngoại Giáo, theo Thệ Phản và Công Giáo, đều sẽ có thể nắm tay nhau và ca lên bài ca tâm linh xưa của người Da Đen, Sau cùng đã tự do! Sau cùng đã tự do! Cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng, chúng con sau cùng đã tự do!”.
Tuy nhiên, Alveda cho rằng, tối hậu, niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh chống phá thai ở Hoa Kỳ tùy thuộc sự tham gia của giới trẻ. “Ta cần giới trẻ. Ta cần thế hệ thiên niên kỷ hiểu vấn đề”.
Cuộc thăm dò năm 2014 của PEW về quan điểm của thế hệ thiên niên kỷ đối với phá thai cho thấy ở Hoa Kỳ, 70 phần trăm những người trẻ vô tôn giáo ủng hộ phá thai, trong khi 69 phần trăm người trẻ Evangelicals chống lại nó.
Theo Alveda, rất nhiều thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ đang hướng về phía ủng hộ sự sống và bênh vực những người yếu đuối nhất trong xã hội. Dù sao, bà tin rằng nhiệm kỳ tổng thống của Ông Trump là cơ hội bằng vàng để các Kitô hữu chống lại tệ nạn phá thai đang phá hoại xã hội cách thâm độc.
Tiếc rằng ở cả Vatican lẫn ở Hoa Kỳ hiện nay, khuynh hướng đấu tranh xã hội hiện lên quá cao đến quên mất các cuộc đấu tranh khẩn thiết khác, phổ quát, lớn rộng và ma quái hơn nhiều. Chính quyền Trump quả không phải là chính quyền lý tưởng theo nhãn quan hạn hẹp này, nhưng họ đâu phải là kẻ thù của ta đến nỗi ta chỉ hùng hùng hổ hổ tấn công họ về di dân mà quên họ là đồng minh của ta về các vấn đề tranh đấu cho quyền lợi Kitô hữu đang bị bách hại khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt cho việc bảo vệ sự sống và văn hóa phò sự sống, trong đó, có việc bênh vực hôn nhân cổ truyền. Đặt lên bàn cân, các yếu tố này không hẳn nhẹ. Môn đệ của Đức Kitô lẽ nào quên khuấy cả lẽ công bình!
Thực vậy, cha của bà, Mục Sư A.D. King, vốn là em trai của Mục Sư Martin Luther King. Bà vốn là Dân Biểu tại Tiểu Bang Georgia, là cộng tác viên của Fox News và là sáng lập viên của Các Thừa Tác Vụ Alveda King.
Theo lời bà, má bà, Naomi Barber King, muốn trục thai bà để tiếp tục học đại học. Nhưng ông của bà đã thuyết phục má bà giữ lại chiếc thai. Điều oái oăm là chính bà cũng đã hai lần phá thai và mưu toan phá lần thứ ba.
Bởi thế, từ năm 1983, bà đã tham gia tích cực vào phong trào phò sự sống, và nói chuyện với các sinh viên trong khuôn viên nhiều đại học về các vấn đề phá thai. Người ta coi bà là một trong “các thành viên da đen sáng chói của Phe Hữu Tôn Giáo”.
Hiện nay, bà là Giám Đốc Nối Vòng Tay Lớn Người Mỹ Gốc Phi Châu vì Tin Mừng Sự Sống (African-American Outreach for Gospel of Life) do Cha Frank Pavone của Linh Mục Vì Sự Sống lãnh đạo.
Gần đây, bà có tham gia ba ngày hội nghị ở Vatican với chủ đề: “Các Tổ Chức Do Công Giáo Gợi Hứng: Những Người Cổ Vũ Nhân Loại Trong Một Thế Giới Đang Biến Đổi”, sau đó đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sứ điệp bà mang tới Rôma là một sứ điệp lạc quan vì chính nghĩa của mình, vì nhận diện được một thời khắc lịch sử tại Hoa Kỳ khi chính phủ và Giáo Hội Công Giáo, trong cuộc đối thoại đại kết với các giáo phái khác, đã có cơ lái con tầu ra khỏi cơn mê phá thai. Theo bà, chìa khóa mở cửa thành công hệ ở một nhóm người mà phần đông chúng ta không ngờ đó là thế hệ thiên niên kỷ (millennials).
Ngồi nhấp cà phê cappuccino với một nhóm nhỏ phóng viên báo chí, bà có khả năng điều khiển chú ý, khiến người ta nghĩ tới cấu trúc di truyền thừa hưởng được từ người bác nổi danh, Mục Sư Martin Luther và người Cha cũng là một mục sư đấu tranh cho dân quyền nổi tiếng, A.D. King (nhà ông bị nhóm chống dân quyền đặt bom).
Khi được hỏi về môi trường chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ và tác động của nó đối với phong trào phò sự sống, bà nói rằng “khi các ngoại vi đụng nhau, hội tụ là điều sắp xẩy đến”. Alveda đề cập tới điều bà tin là cơ hội lịch sử, trong đó, các Kitô hữu dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump cuối cùng đã có một cương lĩnh để kết liễu các chính sách ngừa thai bừa bãi ở Hoa Kỳ. Bà tỏ lòng cám ơn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gần đây đã bầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City đứng đầu Ủy Ban Phò Sự Sống, do đó, đã củng cố cam kết của mình đối với các vấn đề sự sống và các quyền lợi của trẻ chưa sinh.
Bà nói: “với Hội Đồng Giám Mục, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa này, người ta có thể quan tâm tới chính nghĩa kia, một số chính nghĩa… nhưng rồi có một chính nghĩa khiến các ngài đến với nhau, đó là chính nghĩa sự sống. Càng ngày càng có nhiều giám mục và linh mục, các đức ông cũng như các nữa tu hơn sẵn sàng thúc đẩy và cố gắng”.
Bà nói thêm: thời khắc lịch sử này giúp ta cơ hội kết liễu điều bà mô tả là “thói quen man rợ” là thực hành và cổ vũ phá thai và vứt bỏ sự sống con người nói chung, từ trẻ chưa sinh tới người cao niên.
Bà nói “tôi tin rằng chúng ta đã tiến tới thời điểm lịch sử trong đó thói quen kia sắp sửa bị tấn công một cách hữu hiệu. Qúy bạn có Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc, qúy bạn có Giáo Hội Công Giáo liên kết khắp thế giới để nói ‘không’. Đây quả là một dân quyền”.
Alveda cho rằng nhiều người khởi đầu khi nghe ứng cử viên Trump tuyên bố phò sự sống, họ không tin. Nhưng nay, sau một năm, việc ông công khai bênh vực Dòng Tiểu Muội Người Nghèo (Little Sisters of the Poor), việc ông cam kết với chính sách Mexico City ngăn cấm Hoa Kỳ tài trợ bất cứ cơ quan phi chính phủ ở ngoại quốc nào cung cấp các dịch vụ phá thai, và các tin “hót” ngắn của ông nhằm hỗ trợ Charlie Gard, cho tháy rõ phò sự sống không phải chỉ là thủ thuật chính trị nhằm o bế người Evangelicals.
Cho tới năm 1983, Alveda là một người phò chọn lựa (phá thai) khi bà chuyển nhiệt tình đấu tranh dân quyền qua phong trào nữ quyền đang chớm nở này. Bà nói: “tôi tham gia, vì tôi là một người đấu tranh cho tự do. Bạn phải tham gia một phong trào nào đó, và thế là tôi tham gia!”
Trong thời gian ấy, bà bí mật phá thai hai lần và một lần bị xẩy thai, có thể do các thủ tục phá thai trước đó, vì một trong hai vụ phá thai này không dùng thuốc mê. Bà thừa nhận rằng cùng thời gian đó, bà giảng cho các thành viên trong giáo hội của bà nên kết hôn trong khi chính bà thì ly dị và đang sống chung bất hợp pháp.
Khi có thai lần nữa, bà thổ lộ với người Ông ý định trục thai đứa nhỏ. Cụ nghiêm nghị nói: “Đó không phải là cục thịt đâu con. Nó là đứa chắt của nội”. Cha đứa nhỏ cũng khuyến khích bà đừng phá thai và cuối cùng Alveda nghe theo “hai người đàn ông da đen này đấu tranh cho sự sống”.
Bà nói: “Năm 1983, tôi đã sinh ra một lần nữa”.
Cuộc sống mới đã đưa Alveda tới Rôma, nơi bà có dự tính yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13 tháng 12. Tác giả và nhà tranh đấu này bầy tỏ niềm hân hoan đối với thừa tác vụ và phong thái của vị giáo hoàng người Á Căn Đình, ca ngợi khả năng nối kết và gần gũi người trung bình của ngài. Bà nói: “Ngài là một người theo lòng mong ước của tôi!”
Trong chuyến tông du Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm 2015, Đức Phanxicô liệt kê Mục Sư Martin Luther King Jr. như một điển hình luôn gợi hứng các việc làm tốt đẹp khi ngài ngỏ lời với buổi họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và ngài thường trích dẫn Mục Sư trong các cuộc phỏng vấn và diễn văn.
Alveda hy vọng hội nghị ở Vatican sẽ là tiếng nói gợi hứng cho nhiều nhà lãnh đạo và người ủng hộ sự sống. Bà cám ơn những người hiện diện, cho biết “Công việc này rất khó khăn… thường không được biết ơn… thành thử, nếu tôi có thể khuyến khích được ai lúc ở đây, thì đó là điều tôi muốn làm”.
Bà nói rằng việc hợp tác đại kết nằm ở tâm điểm việc cổ vũ nền văn hóa sự sống ở Hoa Kỳ và trên thế giới và bà trích bài diễn văn nổi tiếng của người bác năm 1963 ‘I have a dream!’ ở thủ đô Washington:
“Người ta, theo Do Thái Giáo và Ngoại Giáo, theo Thệ Phản và Công Giáo, đều sẽ có thể nắm tay nhau và ca lên bài ca tâm linh xưa của người Da Đen, Sau cùng đã tự do! Sau cùng đã tự do! Cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng, chúng con sau cùng đã tự do!”.
Tuy nhiên, Alveda cho rằng, tối hậu, niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh chống phá thai ở Hoa Kỳ tùy thuộc sự tham gia của giới trẻ. “Ta cần giới trẻ. Ta cần thế hệ thiên niên kỷ hiểu vấn đề”.
Cuộc thăm dò năm 2014 của PEW về quan điểm của thế hệ thiên niên kỷ đối với phá thai cho thấy ở Hoa Kỳ, 70 phần trăm những người trẻ vô tôn giáo ủng hộ phá thai, trong khi 69 phần trăm người trẻ Evangelicals chống lại nó.
Theo Alveda, rất nhiều thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ đang hướng về phía ủng hộ sự sống và bênh vực những người yếu đuối nhất trong xã hội. Dù sao, bà tin rằng nhiệm kỳ tổng thống của Ông Trump là cơ hội bằng vàng để các Kitô hữu chống lại tệ nạn phá thai đang phá hoại xã hội cách thâm độc.
Tiếc rằng ở cả Vatican lẫn ở Hoa Kỳ hiện nay, khuynh hướng đấu tranh xã hội hiện lên quá cao đến quên mất các cuộc đấu tranh khẩn thiết khác, phổ quát, lớn rộng và ma quái hơn nhiều. Chính quyền Trump quả không phải là chính quyền lý tưởng theo nhãn quan hạn hẹp này, nhưng họ đâu phải là kẻ thù của ta đến nỗi ta chỉ hùng hùng hổ hổ tấn công họ về di dân mà quên họ là đồng minh của ta về các vấn đề tranh đấu cho quyền lợi Kitô hữu đang bị bách hại khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt cho việc bảo vệ sự sống và văn hóa phò sự sống, trong đó, có việc bênh vực hôn nhân cổ truyền. Đặt lên bàn cân, các yếu tố này không hẳn nhẹ. Môn đệ của Đức Kitô lẽ nào quên khuấy cả lẽ công bình!