Chúa Nhật III Mùa Vọng , năm B
Ga 16-8.19-28
Tiếng của Gioan Tẩy Giả vang vọng từ sa mạc hoang vu đến tận thế giới, đến với những con người thành tâm thiện chí. Tiếng của Ông nói lên niềm hy vọng bởi vì thống hối mà Ông rao giảng là trở về, là cải thiện, là làm mới cõi lòng để đón chờ Chúa đến. Tiếng hô của Ông làm cho mọi người phải suy nghĩ, thay đổi:” đồi núi phải bạt xuống cho bằng, hố sâu phải lấp cho đầy, quanh co phải uốn cho ngay thẳng “. Điều Gioan Tẩy Giả muốn nói là làm đẹp nội tâm, làm đẹp cõi lòng để Chúa ngự đến.
Vâng, Gioan Tẩy Giả chỉ là tiếng hô trong sa mạc, dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Tiếng của Ngài mang đến niềm hy vọng cho con người. Tuy nhiên, tiếng hô của Ông, niềm hy vọng Ông mang lại không phải là sự hy vọng đầu tiên.Bởi trước Ông, tiên tri Isaia đã loan truyền, công bố niềm hy vọng.Ông loan báo sự hy vọng cho con người khi được Thiên Chúa xức dầu sai Ông đi.Ông công bố sự an ủi, niềm cậy trông, băng bó những tâm hồn bị tan nát dày vò, phóng thích kẻ tù tội và giải oan cho những người bị áp bức. Ông loan truyền một Đức Chúa sẽ giải phóng mọi người khỏi ách nô lệ tội lỗi, đem lại ơn cứu độ cho con người vv…Trước Gioan Tẩy Giả, Mẹ Maria, Nữ tỳ của Thiên Chúa, được đắc sủng nơi Thiên Chúa.Mẹ đã nói lời xin vâng đem lại tràn đầy hy vọng và hạnh phúc cho loài người, cho muôn người.
Mẹ Maria, Gioan Tẩy Giả và ngôn sứ Isaia là những chứng nhân của niềm hy vọng, chứng nhân của chính Thiên Chúa. Các ngài loan báo một Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra bởi phép Chúa Thánh Thần. Đấng cứu độ sẽ đến giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Đấng cứu thế đến để mang lại hạnh phúc và niềm vui cho con người. Ngôi Lời sẽ làm người và cư ngụ giữa nhân loại, giữa chúng ta, Ngài là “ Emmanuen nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta “.
Gioan là người dọn đường, còn Chúa Giêsu là chủ. Gioan là đèn soi, còn Chúa Giêsu là ánh sáng. Gioan là tiếng kêu, Chúa Giêsu là Ngôi Lời vĩnh cửu, Lời hằng sống. Chúng ta mỗi người cũng là chứng nhân sống động của niềm hy vọng, của Lòng Thương Xót Chúa. Quả thật khi con người phải đối diện với những thử thách, những khó khăn, họ luôn tìm câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra.Tuy nhiên, tất cả những câu trả lời cho những vấn nạn của con người, không thể nào làm cho con người thỏa đáng. Chỉ có Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể làm người mới trả lời được cho những vấn nạn hốc búa của con người trong mọi thời đại.
Thực ra như Gioan Tẩy Giả, chúng ta đều là chứng nhân cho Chúa. Chúng ta làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của chúng ta.Mỗi lần chúng ta phục vụ anh em, giúp đỡ tha nhân với tất cả tấm lòng của mình. Chúng ta sống bác ái yêu thương, và tỏ lòng nhân từ với tha nhân, với người khác là chúng ta đang làm chứng cho Chúa. Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nói:” Người ngày nay không thích những chứng nhân nói, mà thích gương sống của các chứng nhân ấy “. Nói và làm phải đi đôi với nhau vì nếu chỉ nói suông, chỉ nói ngoài môi miệng mà lòng không phải thế thì con người đích thực không phải là chứng nhân chân thực. Sống chứng nhân như Mẹ Têrêsa Calcutta, như Têrêsa Hài Đồng Giêsu là làm cho các tâm hồn cuốn theo mình.
Gioan Tẩy Giả đã hoàn thành sứ mạng dọn đường cho Chúa :” Có tiếng hô trong sa mạc, hãy dọn đường cho Chúa “. Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên chứng nhân đích thực cho Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn can đảm, hiên ngang và sẵn sàng làm chứng cho Chúa giữa muôn vàn nghịch cảnh. Xin cho chúng con luôn biết làm cho nhiều người nhận biết Chúa. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Gioan là ai ?
2.Tại sao lại gọi Gioan là chứng nhân ?
3.Mỗi người chúng ta phải trở nên chứng nhân như thế nào ?
4.Gioan Tẩy Giả có phải là chứng nhân đầu tiên loan báo Đức Giêsu Kitô hay không ?
Ga 16-8.19-28
Tiếng của Gioan Tẩy Giả vang vọng từ sa mạc hoang vu đến tận thế giới, đến với những con người thành tâm thiện chí. Tiếng của Ông nói lên niềm hy vọng bởi vì thống hối mà Ông rao giảng là trở về, là cải thiện, là làm mới cõi lòng để đón chờ Chúa đến. Tiếng hô của Ông làm cho mọi người phải suy nghĩ, thay đổi:” đồi núi phải bạt xuống cho bằng, hố sâu phải lấp cho đầy, quanh co phải uốn cho ngay thẳng “. Điều Gioan Tẩy Giả muốn nói là làm đẹp nội tâm, làm đẹp cõi lòng để Chúa ngự đến.
Vâng, Gioan Tẩy Giả chỉ là tiếng hô trong sa mạc, dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Tiếng của Ngài mang đến niềm hy vọng cho con người. Tuy nhiên, tiếng hô của Ông, niềm hy vọng Ông mang lại không phải là sự hy vọng đầu tiên.Bởi trước Ông, tiên tri Isaia đã loan truyền, công bố niềm hy vọng.Ông loan báo sự hy vọng cho con người khi được Thiên Chúa xức dầu sai Ông đi.Ông công bố sự an ủi, niềm cậy trông, băng bó những tâm hồn bị tan nát dày vò, phóng thích kẻ tù tội và giải oan cho những người bị áp bức. Ông loan truyền một Đức Chúa sẽ giải phóng mọi người khỏi ách nô lệ tội lỗi, đem lại ơn cứu độ cho con người vv…Trước Gioan Tẩy Giả, Mẹ Maria, Nữ tỳ của Thiên Chúa, được đắc sủng nơi Thiên Chúa.Mẹ đã nói lời xin vâng đem lại tràn đầy hy vọng và hạnh phúc cho loài người, cho muôn người.
Mẹ Maria, Gioan Tẩy Giả và ngôn sứ Isaia là những chứng nhân của niềm hy vọng, chứng nhân của chính Thiên Chúa. Các ngài loan báo một Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra bởi phép Chúa Thánh Thần. Đấng cứu độ sẽ đến giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Đấng cứu thế đến để mang lại hạnh phúc và niềm vui cho con người. Ngôi Lời sẽ làm người và cư ngụ giữa nhân loại, giữa chúng ta, Ngài là “ Emmanuen nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta “.
Gioan là người dọn đường, còn Chúa Giêsu là chủ. Gioan là đèn soi, còn Chúa Giêsu là ánh sáng. Gioan là tiếng kêu, Chúa Giêsu là Ngôi Lời vĩnh cửu, Lời hằng sống. Chúng ta mỗi người cũng là chứng nhân sống động của niềm hy vọng, của Lòng Thương Xót Chúa. Quả thật khi con người phải đối diện với những thử thách, những khó khăn, họ luôn tìm câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra.Tuy nhiên, tất cả những câu trả lời cho những vấn nạn của con người, không thể nào làm cho con người thỏa đáng. Chỉ có Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể làm người mới trả lời được cho những vấn nạn hốc búa của con người trong mọi thời đại.
Thực ra như Gioan Tẩy Giả, chúng ta đều là chứng nhân cho Chúa. Chúng ta làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của chúng ta.Mỗi lần chúng ta phục vụ anh em, giúp đỡ tha nhân với tất cả tấm lòng của mình. Chúng ta sống bác ái yêu thương, và tỏ lòng nhân từ với tha nhân, với người khác là chúng ta đang làm chứng cho Chúa. Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nói:” Người ngày nay không thích những chứng nhân nói, mà thích gương sống của các chứng nhân ấy “. Nói và làm phải đi đôi với nhau vì nếu chỉ nói suông, chỉ nói ngoài môi miệng mà lòng không phải thế thì con người đích thực không phải là chứng nhân chân thực. Sống chứng nhân như Mẹ Têrêsa Calcutta, như Têrêsa Hài Đồng Giêsu là làm cho các tâm hồn cuốn theo mình.
Gioan Tẩy Giả đã hoàn thành sứ mạng dọn đường cho Chúa :” Có tiếng hô trong sa mạc, hãy dọn đường cho Chúa “. Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên chứng nhân đích thực cho Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn can đảm, hiên ngang và sẵn sàng làm chứng cho Chúa giữa muôn vàn nghịch cảnh. Xin cho chúng con luôn biết làm cho nhiều người nhận biết Chúa. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Gioan là ai ?
2.Tại sao lại gọi Gioan là chứng nhân ?
3.Mỗi người chúng ta phải trở nên chứng nhân như thế nào ?
4.Gioan Tẩy Giả có phải là chứng nhân đầu tiên loan báo Đức Giêsu Kitô hay không ?