Theo tin của Crux, trên đường từ Bangladesh trở về Rôma, Đức Phanxicô đã dành chừng 1 tiếng đồng hồ để trả lời các câu hỏi của các nhà báo tháp tùng.
Dĩ nhiên, câu hỏi đầu tiên là liệu ngài có hối tiếc khi không sử dụng danh xưng Rohingya tại Miến Điện. Trả lời, ngài cho hay: dĩ nhiên ngài không thoải mái lắm khi không sử dụng danh xưng ấy tại Miến Điện, nhưng sứ điệp về họ thì ngài đã truyền được một cách không những đầy đủ mà còn rõ ràng nữa. Điều quan trọng, là có dịp lắng nghe và đối thoại. Đối thoại, xét cho cùng, bao giờ cũng là một chiến thắng! Nó mở được mọi cánh cửa. Ngài vẫn ở thế thượng phong!
Và mặc dù ngài yêu cầu các nhà báo chỉ hỏi những điều liên quan tới chuyến đi, vẫn có hai ngoại lệ: đó là 1 câu hỏi về gián chỉ hạch nhân và 1 câu về khả thể chuyến tông du Ấn Độ.
Về vấn đề gián chỉ hạch nhân, Đức Phanxicô nói rằng theo ý kiến của ngài, “chúng ta đã tới giới hạn của những gì được phép” khi nói tới việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạch nhân.
Đức Phanxicô được hỏi về một diễn từ ngài đọc cách nay 1 tháng, tại một hội nghị về giải giới hạch nhân do Vatican tổ chức, và hội nghị này bao gồm nhiều nhà lãnh giải Nobel Hòa Bình và đại diện của một số cường quốc hạch nhân, trong đó có Hoa Kỳ và Nga.
Dịp đó, Đức Phanxicô nói rằng vũ khí hạch nhân không những vô luân mà “còn phải bị coi là phương tiện bất hợp pháp của chiến tranh”.
Câu hỏi đặt ra với ngài tương phản lời ngài với những gì Đức Gioan Phaolô II viết năm 1982, trong một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc: “Trong các điều kiện hiện thời, ‘gián chỉ’ dựa trên cân bằng, chắc chắn không như một cùng đích tự tại nhưng như một bước trên con đường tiến tới giải giới từ từ, vẫn có thể được phán kết là chấp nhận được về phương diện luân lý”.
Đức Phanxicô được hỏi liệu có điều gì trong tình hình hoàn cầu hiện nay, nhất là các đe dọa và lăng mạ trao đổi giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, khiến phải có sự thay đổi lập trường chăng.
Đức Phanxicô trả lời: “Tính phi lý đã thay đổi từ thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói điều ấy, nhiều năm đã trôi qua”.
Ngài cho hay: trong các năm trên, các vũ khí hạch nhân đã phát triển đến độ con người có thể bị sát hại trong khi hạ tầng cơ sở vẫn nguyên vẹn.
Ngài nói tiếp: “Ngày nay, với kho hạch nhân tân tiến như thế, chúng ta có nguy cơ tiêu diệt nhân loại hay ít nhất, một phần nhân loại”.
Đức Phanxicô nói ngài tự hỏi ngài câu hỏi, “không như một huấn quyền giáo hoàng, nhưng như một vị giáo hoàng hỏi một câu hỏi” rằng liệu có được phép tiếp tục có các kho hạch nhân như hiện nay hay liệu “để cứu sáng thế, để cứu nhân loại, há không cần thiết phải lùi bước hay sao”.
Sau khi đề cập tới sức mạnh hạch nhân, cho hay khó có thể kiểm soát nó “hãy nghĩ tới tai nạn ở Ukraine”, ngài nhấn mạnh rằng ngài tin thế giới đang ở tận cùng điều được phép, “vì các vũ khí này nhằm đánh bại bằng cách tiêu diệt”.
Người ta hẳn còn nhớ, lời tuyên bố của Đức Phanxicô hồi tháng 11 là dựa vào lời kêu gọi của Đức Bênêđíctô XVI, là vị giáo hoàng, trong thông điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2006, đã viết về các chính phủ chỉ biết dựa vào vũ khí hạch nhân để bảo đảm an ninh cho đất nước họ: Ngài gọi thái độ này không những “tai quái mà còn hoàn toàn sai lầm” nữa.
Nhắc lại lời kết án việc sở hữu vũ khí hạch nhân của Công Đồng Vatican II và của Thông Điệp Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng “Chân lý hòa bình đòi mọi chính phủ, bất luận các chính phủ đã công khai hay bí mật sở hữu vũ khí hạch nhân, hay các chính phủ đang dự tính có được chúng, phải thoả thuận thay đổi đường lối bằng các quyết định rõ ràng và cương quyết, và cố gắng đạt được sự giải giới tiệm tiến và đồng bộ”.
Vả lại, lập trường chính thức của Tòa Thánh về gián chỉ hạch nhân đã được minh xác năm 2014, khi Tòa Thánh cho công bố một văn kiện tựa là “Giải Giới Hạch Nhân: Thời để Bãi Bỏ” trong khuôn khổ Hội Nghị Vienna về Tác Động Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân. Trong văn kiện này, Giáo Hội quả quyết rằng “không thể giả thiết rằng hệ thống vũ khí hạch nhân là một chính sách được xây dựng vững chắc trên cơ sở luân lý”.
Về chuyến đi Ấn Độ, Đức Phanxicô nói rằng vì thủ tục hành chánh cần thiết để một cuộc tông du diễn ra kéo dài quá lâu, mà thời gian thì có hạn. Ngài nói: “Cũng là do Chúa quan phòng. Để viếng Ấn Độ, qúy vị cần cả một chuyến tông du. Qúy vị phải tới miền nam, miền trung, miền bắc, miền đông, vì các nền văn hóa đa dạng của nước này. Tôi hy vọng có thể tới đó năm 2018”.
Như thường lệ khi nói tới kế hoạch tương lai, ngài thêm: “Nếu tôi còn sống”.
Trở lại Miến Điện, có người hỏi về những chỉ trích gần đây của cộng đồng quốc tế đối với bà Aung San Suu Kyi, người hiện đứng đầu chính phủ dân cử đầu tiên của Miến Điện sau 60 năm chế độ quân phiệt, Đức Phanxicô cho hay ngài có nghe lời chỉ trích này. Tuy nhiên, theo ngài, ở Myanmar, khó mà lượng giá một lời chỉ trích mà không hỏi thực tiễn ra mình nên mong đợi những gì.
Đức Phanxicô cho rằng “tình hình Myanmar là một tình hình đang lớn mạnh về chính trị, đang chuyển tiếp, vốn có nhiều giá rị lịch sử và văn hóa, nhưng đang chuyển tiếp. Các khả thể [hành động] cần được lượng giá trong viễn tượng này”.
Ngoài quyết định không dùng danh xưng Rohingya ra, cũng có vấn đề ngài gặp Tướng Min Aung Hlaing, hôm thứ Hai, ngay sau khi đặt chân lên Miến Điện. Cuộc gặp gỡ này vào phút chót vốn đã được thêm vào chương trình chuyến tông du. Điều đáng nói là thoạt đầu, nó được dự tính diễn ra ngày cuối cùng Đức Phanxicô thăm Miến Điện. Việc đưa nó lên hôm thứ Hai được báo chí địa phương giải thích rằng quân đội muốn chứng tỏ cho mọi người biết họ mới là người điều khiển quốc gia.
Nhưng theo Đức Phanxicô, sự thay đổi trên là vì Tướng Hlaing bận đi Trung Quốc.
Nói về chính cuộc gặp gỡ, Đức Phanxicô cho rằng “tôi lưu ý tới đối thoại, và họ đến với tôi”. Và một khi sứ điệp của ngài đã được nói ra, ngài “dám nói mọi điều tôi muốn nói”, vì ý thức rằng ở Myanmar, tiến tới là điều phức tạp nhưng lùi bước cũng không dễ, bởi “lương tâm nhân loại” đã được đánh thức khi Liên Hiệp Quốc chính thức coi người Rohingya là nhóm sắc tộc và tôn giáo bị bách hại hơn hết.
Đức Phanxicô nói thêm về cuộc gặp gỡ với Tướng Hlaing: “Ông ấy yêu cầu nói chuyện, tôi hoan nghinh ông ấy. Tôi không bao giờ đóng kín cửa. Qúy vị yêu cầu nói chuyện, xin qúy vị tới. Chẳng có điều gì mất mát khi nói chuyện, nó luôn là một chiến thắng”.
Ngài từ khước không cho biết chi tiết cuộc gặp gỡ, vì đây là một cuộc đàm thọai tư riêng, nhưng ngài cho hay: “tôi không mang sự thật ra thương thảo. Nhưng tôi làm thế một cách để thấy rõ ràng rằng đi lùi trở lại con đường quá khứ là điều không nên”.
Quá khứ đây chính là nền độc tài quân phiệt, một nền độc tài có thể tái xuất giang hồ bất cứ lúc nào, vì hiến pháp Miên Điện, do quân đội oạn thảo năm 2008, đã dự liệu điều này trong trường hợp chính phủ dân chủ “gặp khủng hoảng”.
Dĩ nhiên, câu hỏi đầu tiên là liệu ngài có hối tiếc khi không sử dụng danh xưng Rohingya tại Miến Điện. Trả lời, ngài cho hay: dĩ nhiên ngài không thoải mái lắm khi không sử dụng danh xưng ấy tại Miến Điện, nhưng sứ điệp về họ thì ngài đã truyền được một cách không những đầy đủ mà còn rõ ràng nữa. Điều quan trọng, là có dịp lắng nghe và đối thoại. Đối thoại, xét cho cùng, bao giờ cũng là một chiến thắng! Nó mở được mọi cánh cửa. Ngài vẫn ở thế thượng phong!
Và mặc dù ngài yêu cầu các nhà báo chỉ hỏi những điều liên quan tới chuyến đi, vẫn có hai ngoại lệ: đó là 1 câu hỏi về gián chỉ hạch nhân và 1 câu về khả thể chuyến tông du Ấn Độ.
Về vấn đề gián chỉ hạch nhân, Đức Phanxicô nói rằng theo ý kiến của ngài, “chúng ta đã tới giới hạn của những gì được phép” khi nói tới việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạch nhân.
Đức Phanxicô được hỏi về một diễn từ ngài đọc cách nay 1 tháng, tại một hội nghị về giải giới hạch nhân do Vatican tổ chức, và hội nghị này bao gồm nhiều nhà lãnh giải Nobel Hòa Bình và đại diện của một số cường quốc hạch nhân, trong đó có Hoa Kỳ và Nga.
Dịp đó, Đức Phanxicô nói rằng vũ khí hạch nhân không những vô luân mà “còn phải bị coi là phương tiện bất hợp pháp của chiến tranh”.
Câu hỏi đặt ra với ngài tương phản lời ngài với những gì Đức Gioan Phaolô II viết năm 1982, trong một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc: “Trong các điều kiện hiện thời, ‘gián chỉ’ dựa trên cân bằng, chắc chắn không như một cùng đích tự tại nhưng như một bước trên con đường tiến tới giải giới từ từ, vẫn có thể được phán kết là chấp nhận được về phương diện luân lý”.
Đức Phanxicô được hỏi liệu có điều gì trong tình hình hoàn cầu hiện nay, nhất là các đe dọa và lăng mạ trao đổi giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, khiến phải có sự thay đổi lập trường chăng.
Đức Phanxicô trả lời: “Tính phi lý đã thay đổi từ thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói điều ấy, nhiều năm đã trôi qua”.
Ngài cho hay: trong các năm trên, các vũ khí hạch nhân đã phát triển đến độ con người có thể bị sát hại trong khi hạ tầng cơ sở vẫn nguyên vẹn.
Ngài nói tiếp: “Ngày nay, với kho hạch nhân tân tiến như thế, chúng ta có nguy cơ tiêu diệt nhân loại hay ít nhất, một phần nhân loại”.
Đức Phanxicô nói ngài tự hỏi ngài câu hỏi, “không như một huấn quyền giáo hoàng, nhưng như một vị giáo hoàng hỏi một câu hỏi” rằng liệu có được phép tiếp tục có các kho hạch nhân như hiện nay hay liệu “để cứu sáng thế, để cứu nhân loại, há không cần thiết phải lùi bước hay sao”.
Sau khi đề cập tới sức mạnh hạch nhân, cho hay khó có thể kiểm soát nó “hãy nghĩ tới tai nạn ở Ukraine”, ngài nhấn mạnh rằng ngài tin thế giới đang ở tận cùng điều được phép, “vì các vũ khí này nhằm đánh bại bằng cách tiêu diệt”.
Người ta hẳn còn nhớ, lời tuyên bố của Đức Phanxicô hồi tháng 11 là dựa vào lời kêu gọi của Đức Bênêđíctô XVI, là vị giáo hoàng, trong thông điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2006, đã viết về các chính phủ chỉ biết dựa vào vũ khí hạch nhân để bảo đảm an ninh cho đất nước họ: Ngài gọi thái độ này không những “tai quái mà còn hoàn toàn sai lầm” nữa.
Nhắc lại lời kết án việc sở hữu vũ khí hạch nhân của Công Đồng Vatican II và của Thông Điệp Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng “Chân lý hòa bình đòi mọi chính phủ, bất luận các chính phủ đã công khai hay bí mật sở hữu vũ khí hạch nhân, hay các chính phủ đang dự tính có được chúng, phải thoả thuận thay đổi đường lối bằng các quyết định rõ ràng và cương quyết, và cố gắng đạt được sự giải giới tiệm tiến và đồng bộ”.
Vả lại, lập trường chính thức của Tòa Thánh về gián chỉ hạch nhân đã được minh xác năm 2014, khi Tòa Thánh cho công bố một văn kiện tựa là “Giải Giới Hạch Nhân: Thời để Bãi Bỏ” trong khuôn khổ Hội Nghị Vienna về Tác Động Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân. Trong văn kiện này, Giáo Hội quả quyết rằng “không thể giả thiết rằng hệ thống vũ khí hạch nhân là một chính sách được xây dựng vững chắc trên cơ sở luân lý”.
Về chuyến đi Ấn Độ, Đức Phanxicô nói rằng vì thủ tục hành chánh cần thiết để một cuộc tông du diễn ra kéo dài quá lâu, mà thời gian thì có hạn. Ngài nói: “Cũng là do Chúa quan phòng. Để viếng Ấn Độ, qúy vị cần cả một chuyến tông du. Qúy vị phải tới miền nam, miền trung, miền bắc, miền đông, vì các nền văn hóa đa dạng của nước này. Tôi hy vọng có thể tới đó năm 2018”.
Như thường lệ khi nói tới kế hoạch tương lai, ngài thêm: “Nếu tôi còn sống”.
Trở lại Miến Điện, có người hỏi về những chỉ trích gần đây của cộng đồng quốc tế đối với bà Aung San Suu Kyi, người hiện đứng đầu chính phủ dân cử đầu tiên của Miến Điện sau 60 năm chế độ quân phiệt, Đức Phanxicô cho hay ngài có nghe lời chỉ trích này. Tuy nhiên, theo ngài, ở Myanmar, khó mà lượng giá một lời chỉ trích mà không hỏi thực tiễn ra mình nên mong đợi những gì.
Đức Phanxicô cho rằng “tình hình Myanmar là một tình hình đang lớn mạnh về chính trị, đang chuyển tiếp, vốn có nhiều giá rị lịch sử và văn hóa, nhưng đang chuyển tiếp. Các khả thể [hành động] cần được lượng giá trong viễn tượng này”.
Ngoài quyết định không dùng danh xưng Rohingya ra, cũng có vấn đề ngài gặp Tướng Min Aung Hlaing, hôm thứ Hai, ngay sau khi đặt chân lên Miến Điện. Cuộc gặp gỡ này vào phút chót vốn đã được thêm vào chương trình chuyến tông du. Điều đáng nói là thoạt đầu, nó được dự tính diễn ra ngày cuối cùng Đức Phanxicô thăm Miến Điện. Việc đưa nó lên hôm thứ Hai được báo chí địa phương giải thích rằng quân đội muốn chứng tỏ cho mọi người biết họ mới là người điều khiển quốc gia.
Nhưng theo Đức Phanxicô, sự thay đổi trên là vì Tướng Hlaing bận đi Trung Quốc.
Nói về chính cuộc gặp gỡ, Đức Phanxicô cho rằng “tôi lưu ý tới đối thoại, và họ đến với tôi”. Và một khi sứ điệp của ngài đã được nói ra, ngài “dám nói mọi điều tôi muốn nói”, vì ý thức rằng ở Myanmar, tiến tới là điều phức tạp nhưng lùi bước cũng không dễ, bởi “lương tâm nhân loại” đã được đánh thức khi Liên Hiệp Quốc chính thức coi người Rohingya là nhóm sắc tộc và tôn giáo bị bách hại hơn hết.
Đức Phanxicô nói thêm về cuộc gặp gỡ với Tướng Hlaing: “Ông ấy yêu cầu nói chuyện, tôi hoan nghinh ông ấy. Tôi không bao giờ đóng kín cửa. Qúy vị yêu cầu nói chuyện, xin qúy vị tới. Chẳng có điều gì mất mát khi nói chuyện, nó luôn là một chiến thắng”.
Ngài từ khước không cho biết chi tiết cuộc gặp gỡ, vì đây là một cuộc đàm thọai tư riêng, nhưng ngài cho hay: “tôi không mang sự thật ra thương thảo. Nhưng tôi làm thế một cách để thấy rõ ràng rằng đi lùi trở lại con đường quá khứ là điều không nên”.
Quá khứ đây chính là nền độc tài quân phiệt, một nền độc tài có thể tái xuất giang hồ bất cứ lúc nào, vì hiến pháp Miên Điện, do quân đội oạn thảo năm 2008, đã dự liệu điều này trong trường hợp chính phủ dân chủ “gặp khủng hoảng”.