Theo tin CNA/EWTN, ngày 1 tháng 12 hôm qua, tại Dhaka, sau khi gặp mặt một số người Hồi Giáo Rohingya và nghe họ kể lại các thống khổ của họ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thốt lên lời cầu nguyện thống thiết từ tận đáy lòng ngài, chính thức khẳng định phẩm giá của họ và nhân danh tất cả những ai bách hại họ, ngài xin họ tha thứ.
Nhan Thiên Chúa có tên là Rohingya
Ngài cũng đã phá bỏ nghi thức ngoại giao, một nghi thức mà ngài vốn duy trì mấy ngày trước đây, bằng cách công khai gọi đích danh họ là “Rohingya”, một danh xưng bị chính thức cấm tại Miến Điện. Có người cho rằng để đánh tan bất cứ e ngại nào về một khả thể Đức Phanxicô có thể sử dụng danh xưng này trên đất Miến, Đức Hồng Y Charles Bo đã sắp xếp để Tướng Tư Lệnh Quân Đội, người thực sự nắm vận mệnh của nền dân chủ yếu ớt Miến, tới gặp Đức Giáo Hoàng ngay khi ngài vừa đặt chân lên đất nước này trước khi được nhà cầm quyền Miến Điện chính thức nghinh đón. Kết quả, chỉ Rakhine chứ không phải Rohingya đã được nhắc đến trong suốt chuyến viếng thăm Miến.
Lời xin lỗi của Đức Phanxicô minh nhiên như sau: “Nhân danh tất cả những ai từng bách hại anh chị em và đang bách hại anh chị em, từng làm hại anh chị em, trên hết, sự dửng dưng của thế giới, tôi xin sự tha thứ. Sự tha thứ”.
Phát biểu trong một lời cầu nguyện bên cạnh 18 người Rohingya sau khi thăm hỏi từng người và nghe họ cởi mở cõi lòng, Đức Phanxicô nói với họ rằng “chúng tôi rất gần gũi anh chị em”.
Mặc dù “chúng tôi làm được rất ít vì thảm kịch của anh chị em rất lớn và rất gian khổ, nên chúng tôi dành chỗ cho anh chị em trong lòng chúng tôi”.
Ngài giải thích rằng theo Thánh Kinh của truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người, “tất cả chúng ta đều giống hình ảnh Người, cả các anh chị em này nữa, họ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa”.
Ngài nói trong truyền thống Hồi Giáo, người ta nói rằng Thiên Chúa dùng một chút muối, hòa với nước để tạo nên con người, nên “tất cả chúng ta đều có một chút thứ muối này. Các anh chị em này chứa muối của Thiên Chúa… Chúng ta tiếp tục giúp đỡ họ, chúng ta tiếp tục giúp đỡ họ để quyền lợi của họ được nhìn nhận”.
Và đây là câu mà cả thế giới muốn được nghe từ cửa miệng Đức Phanxicô: “Chúng ta sẽ không đóng cửa trái tim chúng ta, không nhìn vào phía tối” vì “hôm nay nhan Thiên Chúa cũng được gọi là Rohingya. Mỗi người và mọi người chúng ta đều là nàng dâu của Người”.
Gặp gỡ liên tôn
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng vào cuối buổi gặp gỡ liên tôn tại Dhaka. Trong biến cố này, ngài được nghe 5 chứng từ của 5 nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Bangladesh, trong đó, có Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, Anh Giáo và Công Giáo. Trong số các người Công Giáo góp tiếng, người ta thấy một giáo dân và Đức Hồng Y Patrick D'Rozario của Dhaka, vốn là vị Hồng Y đầu tiên của Bangladesh do Đức Phanxicô bổ nhiệm năm 2016.
Buổi gặp gỡ diễn ra lúc 5 giờ chiều tại Tòa Tổng Giám Mục Dhaka. Đức Giáo Hoàng tới đây bằng một chiếc xích-lô đạp. Nhân dịp này, Đức Phanxicô đã đọc một bài diễn văn, hy vọng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ là “dấu hiệu rõ ràng cho thấy các cố gắng của các nhà lãnh đạo và tín hữu của các tôn giáo có mặt trong đất nước này, để cùng sống với nhau trong sự tôn trọng lẫn nhau và thiện chí”.
Ngài cầu mong “Ở Bangladesh, nơi quyền tự do tôn giáo là một nguyên tắc căn bản, ước chi cam kết này là một lời kêu gọi đầy tôn kính nhưng cương quyết đối với những ai đang xúi giục chia rẽ, hận thù và bạo lực nhân danh tôn giáo”.
Cách riêng, Đức Phanxicô mời gọi mọi người tỏ “lòng quan tâm tôn giáo đối với thiện ích của người lân cận” một lòng quan tâm “tuôn chẩy như một dòng sông vĩ đại, tưới tắm cho những mảnh đất khô cằn và hoang địa của hận thù, tham nhũng, nghèo đói và bạo lực, vốn hạ giá mạng sống con người, chia rẽ các gia đình và làm méo mó hồng phúc Sáng Thế”.
Ngài kêu gọi “hãy với tay ra với người khác trong một thái độ tin tưởng và hiểu biết nhau, để xây dựng môt tình hợp nhất bao gồm tính đa dạng, coi nó không phải như một đe dọa mà như một nguồn tiềm ẩn của phong phú hóa và phát triển” và để thực thi “một sự cởi mở tâm hồn, ngõ hầu thấy người khác như một con đường chứ không phải như một trở ngại”. Ngài nhấn mạnh rằng “Mở cửa tâm hồn” là “một chiếc cửa”.
Ngài nói tiếp: “thế giới chúng ta đang cần thứ tâm hồn biết đập mạnh mẽ này, để phản công thứ vi khuẩn hủ hóa chính trị, ý thức hệ tôn giáo phá phách, cơn cám dỗ nhắm mắt trước nhu cầu người nghèo, người tỵ nạn, các thiểu số bị bách hại và người dễ bị thương tổn nhất”.
Chính trong khung cảnh trên, Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ các người tỵ nạn Rohingya, trong đó, có một em bé 5 tuổi. Đức Phanxicô thăm hỏi từng người của nhóm này vào cuối buổi gặp gỡ liên tôn, lắng nghe câu truyện của họ qua một thông ngôn của Caritas.
Sau lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng, một người Rohingya cũng dâng lời cầu nguyện. Sau đó, toàn thể các đại diện tôn giáo có mặt lần lượt lên khán đài thăm hỏi họ.
Theo các nguồn tin tại chỗ, một số người Rohingya chẩy nước mắt, và Đức Hồng Y D'Rozario thì cảm động trông thấy khi ôm hôn họ.
Dù Tòa Thánh cho rằng cuộc khủng hoảng Rohingya không phải là động lực nguyên thủy của chuyến viếng thăm, nhưng tình thế của những người này luôn là một tiêu điểm khiến người ta mong đợi Đức Phanxicô sẽ sử dụng danh xưng Rohingya ngay tại chỗ.
Như đã biết, danh xưng đó chính thức bị ngăn cấm tại Miến và Đức Hồng Y Bo là người vận động ráo riết để Đức Phanxicô không nhắc tới danh xưng này. Nếu không, ngài có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khiến quân đội nắm quyền trở lại như đã thỏa thuận với bà Suu Kyi.
Ngài đã làm theo, chỉ nhắc đến “người Hồi Giáo của Tiểu Bang Rakhine” cho tới ngày 1 tháng 12 vừa qua.
Dù chưa ai biết các lý do khiến Đức Phanxicô nói danh xưng này, nhưng một phần có thể là kết quả của cuộc gặp gỡ với chính người Rohingya và nghe các câu truyện của họ.
Nhan Thiên Chúa có tên là Rohingya
Ngài cũng đã phá bỏ nghi thức ngoại giao, một nghi thức mà ngài vốn duy trì mấy ngày trước đây, bằng cách công khai gọi đích danh họ là “Rohingya”, một danh xưng bị chính thức cấm tại Miến Điện. Có người cho rằng để đánh tan bất cứ e ngại nào về một khả thể Đức Phanxicô có thể sử dụng danh xưng này trên đất Miến, Đức Hồng Y Charles Bo đã sắp xếp để Tướng Tư Lệnh Quân Đội, người thực sự nắm vận mệnh của nền dân chủ yếu ớt Miến, tới gặp Đức Giáo Hoàng ngay khi ngài vừa đặt chân lên đất nước này trước khi được nhà cầm quyền Miến Điện chính thức nghinh đón. Kết quả, chỉ Rakhine chứ không phải Rohingya đã được nhắc đến trong suốt chuyến viếng thăm Miến.
Lời xin lỗi của Đức Phanxicô minh nhiên như sau: “Nhân danh tất cả những ai từng bách hại anh chị em và đang bách hại anh chị em, từng làm hại anh chị em, trên hết, sự dửng dưng của thế giới, tôi xin sự tha thứ. Sự tha thứ”.
Phát biểu trong một lời cầu nguyện bên cạnh 18 người Rohingya sau khi thăm hỏi từng người và nghe họ cởi mở cõi lòng, Đức Phanxicô nói với họ rằng “chúng tôi rất gần gũi anh chị em”.
Mặc dù “chúng tôi làm được rất ít vì thảm kịch của anh chị em rất lớn và rất gian khổ, nên chúng tôi dành chỗ cho anh chị em trong lòng chúng tôi”.
Ngài giải thích rằng theo Thánh Kinh của truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người, “tất cả chúng ta đều giống hình ảnh Người, cả các anh chị em này nữa, họ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa”.
Ngài nói trong truyền thống Hồi Giáo, người ta nói rằng Thiên Chúa dùng một chút muối, hòa với nước để tạo nên con người, nên “tất cả chúng ta đều có một chút thứ muối này. Các anh chị em này chứa muối của Thiên Chúa… Chúng ta tiếp tục giúp đỡ họ, chúng ta tiếp tục giúp đỡ họ để quyền lợi của họ được nhìn nhận”.
Và đây là câu mà cả thế giới muốn được nghe từ cửa miệng Đức Phanxicô: “Chúng ta sẽ không đóng cửa trái tim chúng ta, không nhìn vào phía tối” vì “hôm nay nhan Thiên Chúa cũng được gọi là Rohingya. Mỗi người và mọi người chúng ta đều là nàng dâu của Người”.
Gặp gỡ liên tôn
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng vào cuối buổi gặp gỡ liên tôn tại Dhaka. Trong biến cố này, ngài được nghe 5 chứng từ của 5 nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Bangladesh, trong đó, có Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, Anh Giáo và Công Giáo. Trong số các người Công Giáo góp tiếng, người ta thấy một giáo dân và Đức Hồng Y Patrick D'Rozario của Dhaka, vốn là vị Hồng Y đầu tiên của Bangladesh do Đức Phanxicô bổ nhiệm năm 2016.
Buổi gặp gỡ diễn ra lúc 5 giờ chiều tại Tòa Tổng Giám Mục Dhaka. Đức Giáo Hoàng tới đây bằng một chiếc xích-lô đạp. Nhân dịp này, Đức Phanxicô đã đọc một bài diễn văn, hy vọng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ là “dấu hiệu rõ ràng cho thấy các cố gắng của các nhà lãnh đạo và tín hữu của các tôn giáo có mặt trong đất nước này, để cùng sống với nhau trong sự tôn trọng lẫn nhau và thiện chí”.
Ngài cầu mong “Ở Bangladesh, nơi quyền tự do tôn giáo là một nguyên tắc căn bản, ước chi cam kết này là một lời kêu gọi đầy tôn kính nhưng cương quyết đối với những ai đang xúi giục chia rẽ, hận thù và bạo lực nhân danh tôn giáo”.
Cách riêng, Đức Phanxicô mời gọi mọi người tỏ “lòng quan tâm tôn giáo đối với thiện ích của người lân cận” một lòng quan tâm “tuôn chẩy như một dòng sông vĩ đại, tưới tắm cho những mảnh đất khô cằn và hoang địa của hận thù, tham nhũng, nghèo đói và bạo lực, vốn hạ giá mạng sống con người, chia rẽ các gia đình và làm méo mó hồng phúc Sáng Thế”.
Ngài kêu gọi “hãy với tay ra với người khác trong một thái độ tin tưởng và hiểu biết nhau, để xây dựng môt tình hợp nhất bao gồm tính đa dạng, coi nó không phải như một đe dọa mà như một nguồn tiềm ẩn của phong phú hóa và phát triển” và để thực thi “một sự cởi mở tâm hồn, ngõ hầu thấy người khác như một con đường chứ không phải như một trở ngại”. Ngài nhấn mạnh rằng “Mở cửa tâm hồn” là “một chiếc cửa”.
Ngài nói tiếp: “thế giới chúng ta đang cần thứ tâm hồn biết đập mạnh mẽ này, để phản công thứ vi khuẩn hủ hóa chính trị, ý thức hệ tôn giáo phá phách, cơn cám dỗ nhắm mắt trước nhu cầu người nghèo, người tỵ nạn, các thiểu số bị bách hại và người dễ bị thương tổn nhất”.
Chính trong khung cảnh trên, Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ các người tỵ nạn Rohingya, trong đó, có một em bé 5 tuổi. Đức Phanxicô thăm hỏi từng người của nhóm này vào cuối buổi gặp gỡ liên tôn, lắng nghe câu truyện của họ qua một thông ngôn của Caritas.
Sau lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng, một người Rohingya cũng dâng lời cầu nguyện. Sau đó, toàn thể các đại diện tôn giáo có mặt lần lượt lên khán đài thăm hỏi họ.
Theo các nguồn tin tại chỗ, một số người Rohingya chẩy nước mắt, và Đức Hồng Y D'Rozario thì cảm động trông thấy khi ôm hôn họ.
Dù Tòa Thánh cho rằng cuộc khủng hoảng Rohingya không phải là động lực nguyên thủy của chuyến viếng thăm, nhưng tình thế của những người này luôn là một tiêu điểm khiến người ta mong đợi Đức Phanxicô sẽ sử dụng danh xưng Rohingya ngay tại chỗ.
Như đã biết, danh xưng đó chính thức bị ngăn cấm tại Miến và Đức Hồng Y Bo là người vận động ráo riết để Đức Phanxicô không nhắc tới danh xưng này. Nếu không, ngài có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khiến quân đội nắm quyền trở lại như đã thỏa thuận với bà Suu Kyi.
Ngài đã làm theo, chỉ nhắc đến “người Hồi Giáo của Tiểu Bang Rakhine” cho tới ngày 1 tháng 12 vừa qua.
Dù chưa ai biết các lý do khiến Đức Phanxicô nói danh xưng này, nhưng một phần có thể là kết quả của cuộc gặp gỡ với chính người Rohingya và nghe các câu truyện của họ.