Châm ngôn 31: 10-13, 19-20, 30-31; Tv 127; I Thêsalônica 5: 1-6; Mátthêu 25: 14-30

Một câu trong Phúc âm hôm nay làm tôi chú ý. Đó là lời nói của ông chủ nhà với hai người đầy tớ. Khi ông chủ nhà về ông ta khen hai người này đã gây lời trên số tiền ông ta giao cho họ vì họ trung thành trong công việc được giao ít.

Chúng ta có thể không là những môn đệ khôn ngoan, giỏi và tốt của Chúa Giêsu. Dù vậy Ngài đã giao cho chúng ta công việc cho đến khi Ngài sẽ trở lại. Chúa Giêsu đã giao cho chúng ta cai quản Nước Ngài và mở rộng đường lối Ngài trên trần thế. Có thể chúng ta không nghĩ đó là trách nhiệm hằng ngày của chúng ta, và những việc đó không quan trọng bao nhiêu. Nhưng, những việc đó có thể là những việc "bé mọn". Dù vậy đó là những việc Chúa Giêsu muốn chúng ta "trung thành trong những việc nhỏ".

Nhưng, có thể những việc đó chỉ có ý nghĩa bé nhỏ và không quan trọng đối với chúng ta. Người chủ nhà giao yến bạc cho các người đầy tớ. Có thể không thật là những việc nhỏ nhen. Các yến bạc bây giờ chúng ta xem là tài năng chúng ta được ban cho. Thời Chúa Giêsu một yến bạc đáng giá một triệu đô la thời nay. Nếu người đày tớ lãnh một yến bạc anh ta để yến bạc đó vào ngân hàng thì sẽ lãnh được một số tiền lời đáng kể. Hai người đầy tớ kia dùng các yến bạc họ đã lãnh gây lợi 100% là khá nhiều đấy. Người đầy tớ chôn yến bạc nói là anh ta sợ ông chủ nhà và không làm gì cả. Anh ta đã mất dịp được lời khen của chủ nhà. Chủ nhà đã cho hai người kia "cùng chia vui với ông ta". Trái lại, ông chủ nhà quở mắng và lấy lại yến bạc ông đã giao cho người đầy tớ thứ ba.

Hình như Chúa Giêsu có vẽ chỉ trích các vị lãnh đạo tôn giáo, những người này luôn muốn giử nghiêm ngặt các lề luật tôn giáo đã trao vào tay họ. Theo ý những vị lãnh đạo đó thì có thể nguy nếu chấp nhận ý Chúa Giêsu và Tin mừng của Ngài. Nhưng, họ chỉ nghĩ đến "niềm vui" và lợi ích mà họ sẽ mất đi. Đó là việc Thiên Chúa ban cho những tôi tớ trung thành của ngài, ngay cả ở đời này là chia sẻ niềm vui với Ngài ngay bây giờ trong cả cuộc sống chăng?

Sau khi Chúa Giêsu lên trời, dụ ngôn có thể nói về các Giáo hội tiên khởi mà thánh Mátthêu nói đến. Rồi thì dụ ngôn đó được áp dụng không phải chỉ cho những người nghe Chúa Giêsu là những Kitô hữu tiên khởi. Họ có thể gẫm suy ra việc đó: Chủ nhà chính là Chúa Giêsu, "Đấng đã dời đi", khỏi cộng đoàn sau khi Ngài lên trời. Mặc dù Ngài ra đi trễ, cộng đoàn có thể nhớ đến lời Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại, và ban phần thưởng cho họ kẽ đã trung kiên và biết suy nghĩ là "hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh". Đó có phải là điều họ trông đợi, là lời hứa họ sẽ được dự bữa tiệc trong ngày cánh chung hay không? Nội dung của dụ ngôn là để khuyến khích Giáo hội trong lúc bị bách hại và bị chia rẽ nội bộ là nên "giữ gìn và xây dựng luôn mãi" với hết khả năng trí lực của chúng ta Họ phải cố gắng hết sức để sống trung tín và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng Kitô hữu để sống và rao giảng Tin mừng lời Chúa với niềm vui và đầy nhiệt tình sáng tạo.

Vậy, còn chúng ta thời nay thì thế nào? Chúng ta cũng được một số yến bạc làm nguồn lợi phải không? Chúng ta lo lắng cho chúng ta, và kết quả là chúng ta quên nghĩ về thế gian và những nhu cầu của kẻ khác ngoài vùng sinh sống an toàn của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần tự hỏi: có phải chúng ta là những người đầy tớ sợ sệt, sợ nguy hiểm của thay đổi, hay chống đối với điều gì mới lạ, chỉ muốn mọi việc y như cũ, níu kéo vào quá khứ và tránh những thách thức của thời hiện tại, trong Giáo hội, trong xã hội và trong ngay cả gia đình của chúng ta hay chăng? Điều gì trong quá khứ đã tốt đẹp và tồn tại nên được gìn giữ. Nhưng, như những kinh sư và Pharisêu níu kéo vào quá khứ, không chịu nghe lời Chúa Giêsu, và họ mất cơ hội hưởng "niềm vui của chủ mình".

Đó có phải là điều thánh Phaolô nói một cách đặc biệt hôm nay là mời gọi chúng ta nên tránh dựa vào những vật dụng và chương trình không vững vàng trong thế giới riêng biệt của chúng ta, và vì sự đe dọa hay sự an toàn của chúng ta không đáng quan trọng mấy như chúng ta nghĩ phải không? Trong ngày của chúng ta, Chúa Thánh Thần đã nói gì với chúng ta? Chúng ta đã được mời gọi "rao giảng" trong: mọi thời gian với gia đình, khi đón tiếp người xa lạ, chú ý đến những nhu cầu trong chúng ta, là có đem tài sức và thì giờ để giúp đỡ cộng đoàn không? Những việc gì làm chúng ta thay đổi để khỏi vướng bận trong việc rao giảng lời Chúa?

Các hành động của "người vợ đảm đang" được khen ngợi trong sách Châm Ngôn có thể là điều giúp chúng ta bắt đầu trong khi chúng ta suy nghĩ về việc làm sau khi chúng ta nghe Lời Chúa hôm nay. Sách Châm Ngôn nói "Nàng quý giá vượt xa châu ngọc... Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ và đưa tay giúp kẻ khốn cùng... Người phụ nữ kính sợ Đức Chúa mới đáng cho người đời ca tụng". Hãy chú ý đến ơn "kính sợ Đức Chúa" không có nghĩa là sợ sệt, nhưng là chú ý đến những ai mà Chúa thương mến.

Thánh Phaolô cam quyết với chúng ta "ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm". Đó là một hình ảnh đáng sợ Chúa Giêsu "kẻ trộm" sẽ đến trong khi chúng ta không biết. Đó là lời đánh thức, khuyên chúng ta không nên chú trọng đến những an toàn giả dối, trong khi mất cơ hội đón Chúa Giêsu đến trong đời sống chúng ta. Vậy chúng ta làm sao chú trọng đến lời Chúa Thánh Thần nói lúc này và bây giờ? Chúng ta có còn dịp nghe lời của người "kẻ trộm" sẽ đến thình lình bằng cách để thì giờ thinh lặng với một cộng đoàn, chú ý kinh nguyện với Thiên Chúa trong nơi Ngài ngự giữa những người yếu hèn hay không?

Các bài Kinh sách đọc trong tháng mười một là dùng cho chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm sự chết, không chỉ sự chết của chúng ta mà cho tất cả mọi sự vật khi Chúa Kitô đến lần cuối cùng để ngự trị. Các Kitô hữu tiên khởi nghĩ là ngày Chúa Kitô trở lại sắp đến gần, nhưng Chúa Giêsu cứ để chờ đợi. Các bài sách đọc hôm nay khuyến khích chúng ta tiếp tục sự hiện thân của người Kitô hữu, và hoạt động trong thế giới. Hãy quyết tâm dùng hết nổ lực và vói thành kiến của chúng ta, không sợ sệt như là đầy tớ của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài ở thế gian.

Ai biết được bao giờ ngày cánh chung sẽ đến? Dựa theo các tác giả nói về Phúc âm thì ngày đó sẽ đến gần. Nhưng, chúng ta không có cách nào biết trước được. Bởi thế, thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy tỉnh thức và chờ đợi điều bất chợt. Chúng ta không có gì đáng sợ hãi. Và thánh Phaolô tiếp tục nói với chúng ta là chúng ta là "con cái của ánh sáng". Cũng như người phụ nữ quý giá trong sách Châm Ngôn, chúng ta nên rộng tay giúp người nghèo khổ, và đưa tay cứu kẻ khốn cùng. Thánh Phaolô lại còn khuyên chúng ta nên thi hành nhiệm vụ chúng ta như "con cái của ánh sáng".

Dụ ngôn Chúa Giêsu là lời khuyến khích mạnh dạn bảo chúng ta nên hăng hái đem những tài năng của chúng ta để vận dụng những nguồn lợi nhằm phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta nên nhớ rằng khi chúng ta hành động, chúng ta không tự làm do bản năng chúng ta, nhưng là có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng ta chờ đợi chủ nhà của chúng ta trở về. Nhưng trong lúc đó chúng ta có Chúa Thánh Thần hướng dẫn và ban năng lực cho chúng ta vì danh Chúa Kitô. Chúng ta có thể làm được như thế vì chúng ta đã được ơn Chúa Thánh Thần là ánh sáng của đức tin trong lúc chúng ta hy vọng và chờ đợi.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

33rd Sunday In Ordinary Time (A)

Proverbs 31: 10-13, 19-20, 30-31; Psalm 128; I Thess. 5: 1-6; Matthew 25: 14-30

A phrase catches my attention from today’s gospel. It is spoken by the returning master to his first two servants. He congratulates them for being "faithful in small matters."

We may not be the most brilliant, wise, or gifted disciples of Jesus, but still, we are the ones he has put in charge until he returns. He has left us to care for his kingdom, to promote his ways on earth. We might not think that our mission, or daily responsibilities, are of any great import. They might feel like "small matters," but that is what we are called to be – "faithful in small matters."

But maybe those "matters" only seem small and unimportant to us. What the master left his servants, the talents, was in fact, no small matter. Talents weren’t what we now refer to as a person’s innate gifts – "talents." A talent in Jesus’ time, was worth the equivalent of millions of dollars today. If the person who buried his talent had only invested it with Jerusalem’s bankers, he would have gotten an excellent amount in interest. The two servants who did use their talents, did quite well – 100% profit. But the third servant was afraid and did nothing. He buried what was given him and missed out on the bounty the other two received – a share in their "master’s joy." Instead, he was rebuked by his returning master and, what he did have, was taken from him.

Jesus seems to be criticizing the religious leaders who played it safe by scrupulously preserving the religious customs that had been entrusted to them. But they missed the new opportunity Jesus was offering. It would have been too risky, in the minds of these religious folk, to accept Jesus and his message. But just think of the benefits and the "joy" they missed! Is that what God is holding out to God’s faithful servants, even now in this life, a share in joy?

After Jesus’ departure the parable would also have spoken to the early church for whom Matthew wrote. Then, the parable was applied, not just to Jesus’ original hearers, but to the early Christian community. They would have allegorized it; the master is Jesus who had "left" the community in his Ascension. Though he was delayed, the community would have been heartened by the promise of his return and the reward that would be given them for their fidelity and initiative. "Come share your master’s joy." It’s what they were waiting for, a share in the promised messianic banquet. The parable would have been an encouragement to the church under persecution and internal struggle to "keep on keepin’ on." They were to keep doing their best to live faithfully and join in the works of the Christian community – to invest their best energies living and spreading the gospel with enthusiasm and creativity.

And what about us moderns? We do have a way of hoarding our resources and gifts, don’t we? We worry about ourselves and, as a consequence,lose sight of the world and the needs of others outside our secure zone of living. Therefore, we need to ask ourselves: are we like the servant who is afraid to risk change; oppose what is new; want things to stay the way they were, cling to the past and avoid the challenges these days present – in our church, society, and in our own families? What is good and lasting of the past must be preserved. But the scribes and Pharisees clung to the past, turned a deaf ear to Jesus and so missed sharing in the "master’s joy."

Isn’t that what Paul is doing today in his unique way; warning us about relying on things and projects that will not sustain us when our private worlds are threatened, or our so-called security turns out to be not as reliable as we thought? What is the Spirit saying to us in our day? How are we being invited to "invest ourselves" in: more time with family; openness to the stranger; attention to the needs of our inner life; investment of time and talents to help our community? What are the changes we need to make and what is holding us from making those "investments?"

The actions of the "worthy wife," praised in our Proverbs reading, might be a start for us as we consider what actions to take upon hearing the Word today. Proverbs tells us, "She reaches out her hands to the poor and extends her arms to the needy.… The woman [and man] who fears the Lord is to be praised." Notice this "fear" of God does not mean a shrinking back in terror, but a caring for those for whom God has special love.

Paul assures us, " The day of the Lord will come like a thief at night." It is a startling image – Jesus, the "thief," who comes when we least expect him. It is a wake-up call to alert us to stop relying on a false security, while missing the ways Jesus comes into our lives. How do we tend to the Spirit’s urgings in our time, here and now? Do we even have ways of hearing the voice of the surprising "thief" by spending: time in quiet, with a thoughtful community, in prayer, being with the Lord in his favorite dwelling place, among the least?

The readings come to us in November. It is an appropriate time to reflect on the mystery of death, not just our own, but the ending of all things, when Christ comes finally and fully to establish his reign. The early Christians expected the end to come soon, but Jesus has delayed his return. The readings today suggest we continue our Christian presence and works in the world, investing ourselves energetically, creatively and without fear, as servants of God’s plans for our world.

Who knows when the end will come? Judging from televangelists, it is right around the corner. But we have no way of knowing, so Paul advises us to stay alert and expect the unexpected. We have nothing to fear, he goes on to tell us, since we are "children of the light." Like that valiant woman of Proverbs, we are to reach out to the poor and extend our arms to the needy. We are, as Paul suggests, to fulfill our roles as, "children of the light."

Jesus’ parable is boldly encouraging us to take risks with what gifts we have and to apply our abilities and resources to serve God, remembering when we do, we are not acting on our own, but are guided by God’s Spirit. We await our Master’s return, but meanwhile we have the Spirit directing and energizing our efforts in Christ’s name. We can do that because we have been given, by that same Spirit, the light of our faith as we wait for his return in hope and joy.