Khải Huyền 7: 2-4, 9-14; Tv. 23; I Gioan 3:1-3; Máttthêu 5:1-12

Có một nhóm Kitô hữu hăng hái giúp các trẻ em khuyết tật. Họ tổ chức nào trại hè, đi du ngoạn, mở lớp dạy học, thánh lễ và việc phụng vụ. Họ thường gởi thơ qua máy vi tính cho các ân nhân và những người thường quan tâm đến việc làm của họ. Lời mở đầu thư thường ghi "Các Thánh thân mến". Tôi hơi ngạc nhiên mỗi khi tôi được thơ của họ. Có thể họ là thánh chứ còn tôi? Nói hơi quá sớm!

Trong Giáo hội tiên khởi danh hiệu "thánh" được dùng để diễn tả những người được gọi vào giao ước với Thiên Chúa qua Chúa Kitô. Giáo hội có hệ thống rõ ràng để chỉ những người được chính thức gọi là "thánh". Nhiều người trong số đó được có tên trong lịch phụng vụ. Nhưng ngay cả khi chúng ta kính một số được "chính thức" gọi là thánh, chúng ta không nên quên bản tính và vinh hiệu của chúng ta được chọn theo như sách Khải Huyền mô tả là "Máu của Con Chiên"- qua sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Máu của Chúa Kitô Phục sinh chảy trong huyết quản của chúng ta, và bởi thế chúng ta có thể thành thật gọi nhau là "thánh". Làm như thế chúng ta không nghĩ gì đến việc chúng ta đã làm hay xứng đáng cho chúng ta, nhưng là chúng ta đã được qua ơn thánh sủng. Chúng ta đã được Thiên Chúa gọi nên thánh thiện và đã được ban đầy đủ ơn chúng ta cần để sống thánh thiện, sống một đời sống thánh.

Nếu chỉ có một sách Kinh Thánh, thì ngay cả những người thường đọc Kinh Thánh, họ thường tránh đọc sách Khải Huyền. Có người nói "thật là lạ lùng! Ai có thể hiểu những hình ảnh, và những con vật nêu ra trong sách Khải Huyền?". Ngay cả bài sách Khải huyền đọc hôm nay có những chi tiết lạ lùng có thể làm người đọc thời nay không hiểu mấy, và cần được thêm chi tiết rõ ràng đúng đắn hơn.

Nếu tôi là một thiếu niên đến dự Thánh Lễ hôm nay, tôi có thể bị ngừng lại trong sửng sốt về những điều có vẻ như là một chuyện lạ lùng. Làm sao những người mặc áo trắng đã giặt sạch và tẩy trắng "trong máu Con Chiên". Sao các áo đó lại không nhuộm màu đỏ? Tôi không thể hiểu hình ảnh tượng trưng đó được. Tôi để điều đó cho các nhà chuyên về Kinh Thánh. Tôi có thể suy nghĩ về bài sách này không phải như một học sinh trung học, trong một lớp vật lý, nhưng suy nghĩ như một học sinh trong lớp văn chương Anh 101. Vì sách Khải Huyền là sách dùng lời văn của thời Cánh Chung nên có nhiều lời văn giống thi thơ hơn là giống văn khoa học.

Vào lối cuối thế kỷ thứ nhất, Kitô hữu bị bắt hại khốc liệt dưới thời vua Domitian và có nhiều cám dỗ làm họ nghĩ là Thiên Chúa không để ý gì đến họ nữa. Trong lời văn thi thơ của sách Khải Huyền, tác giả nói với họ "điều khác" Thị kiến của tác giả chỉ là lời hứa một tương lai vinh hiển cho những ai trung thành với Con Chiên. Vinh hiển không phải chỉ là phần thưởng trong tương lai, nhưng ngay bây giờ. Chúng ta cùng chia sẻ với sự thánh thiện của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô. "Các thánh thân mến " có thể là lời gọi thật đẹp cho tất cả chúng ta khi họp nhau trong Phụng vụ hôm nay. Vậy thì chúng ta là các thánh vì chúng ta được Thiên Chúa "yêu thương" chúng ta. Áo của phép Rửa tội đã được tẩy trắng bởi sức sống của Chúa Giêsu, của máu thánh Ngài hoạt động trong đời sống chúng ta.

Tôi thích câu chuyện sau này trong một trường tiểu học: Một cô giáo dạy giáo lý hỏi học sinh lớp 2 "Một vị thánh là ai?" Một em bé gái hình như nhớ lại hình ảnh của các kính mảu trong nhà thờ giáo xứ đáp lại: "Thánh là những người được ánh sáng màu chiếu rọi qua" Ánh sáng bên ngoài nhà thờ chiếu qua các cửa sổ của nhà thờ, qua kính màu có hình các thánh nên có nhiều màu sắc, Câu chuyện các thánh, không ai giống ai. Chúng ta có thể nói không có người sinh đôi giống nhau trong nhà Thiên Chúa. Mỗi thánh ánh sáng chiếu qua là một người khác trong nơi tăm tối trên thế giới.

Vì ánh sáng chiếu qua các thánh quá sáng chói, chúng ta nhìn được tất cả hình các thánh đó để xét xem tất cả chúng ta có được chiếu sáng và được hy vọng. Nếu Thiên Chúa có thể chiếu ánh sang qua Đức Nữ Maria, thánh Giuse, thánh Đaminh, thánh Catherina Siena. Thánh Phanxicô, thánh Clara, thì Thiên Chúa cũng có thể làm như vậy cho chúng ta. Thiên Chúa có thể giúp chúng ta: có sức mạnh trong những lúc bị thử thách và do dự, có thể can trường khi bị thử thách, biết thông cảm khi bị đàn áp, biết khôn ngoan khi bị truy lùng, biết mạnh dạn lên tiếng khi người khác nín thinh, khi làm việc thiện vì thương yêu không cần ai biết đến, biết kiên nhẫn khi phải chiến đấu, biết bênh vực lẻ công chính khi thế giới bỏ qua hay áp bức những người ngoài lề xã hội, biết hiền từ và mạnh dạn trước những gì chống đối phúc âm.

Tôi để danh sách những đức tính thánh thiện nói trên ở đâu? Tôi nghĩ đó vẫn chưa đủ hết. Nhưng tôi nghĩ các đức tính đó trong lúc tôi suy niệm về đời sống các thánh tôi mến yêu như các thánh tôi kể trên. Họ là những thánh lớn. Nhưng tôi cũng nghĩ đến những thánh nhỏ mà tôi đã biết, yêu mến và ngưỡng mộ. Các thánh đó nhắc tôi nhớ đến những gì có thể xãy ra trong đời sống hằng ngày nhỏ mọn của tôi. Tôi chắc các bạn cũng có những vị thánh mến yêu và viết lên danh sách các vị đó ra, với những đức tính đã làm cho họ nên thánh. Khi bạn viết ra các đức tính đó bạn sẽ thấy nó tương đương với các điều Chúa Giêsu nêu ra trong Phúc âm hôm nay là các Mối Phúc.

Các Mối Phúc không phải là các điều răn mà chúng ta nên theo nếu chúng ta muốn sống theo Chúa Giêsu. Trái lại các Mối Phúc đó chỉ cho chúng ta sống khi nguồn sự sống của chúng ta là Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu mà chúng ta được "phúc". Đời sống chúng ta phản chiếu một sự thay đổi sâu đậm, là thành quả của ân sủng của Chúa Giêsu để giúp chúng ta có thể nên: người có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, biết xót thương, biết xây dựng hòa bình v.v.

Trong bài đọc thứ hai, thánh Gioan nói một cách khác. "... hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa". Lễ Các Thánh hôm nay là lễ về sự hiệp nhất giữa chúng ta và với số đông "chứng nhân" đã đi trước chúng ta. Lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến tất cả những người đang chiêm ngưởng ánh tôn nhan của Thiên Chúa, và chúng ta hiệp với họ qua lời cầu nguyện và nhớ đến họ. Và vì đời sống của họ, chúng ta có hy vọng cho chúng ta.

Đứa cháu 4 tuổi vẽ tặng tôi một bức hình và nói "đây là ông cậu Jude. Hình này của ông". Hình vẽ bằng viết chì làm tôi có vẻ trông được, với khuôn mặt tròn, mắt mở ra, và với một nụ cười lớn, tai lắng nghe và hai tay giang ra. (Cháu còn vẽ thêm tóc che các chỗ sói trên đầu nữa). Một nhà tâm lý học có thể nói "đó là hình vẽ của một em bé khỏe mạnh và vững vàng. Tôi có thể nói thêm là cháu tôi vẽ tôi như Thiên Chúa đang nhìn tôi, có ơn Chúa và là thành quả của việc Thiên Chúa làm.

Lần sau, khi tôi được thơ "Các thánh thân mến" trên máy vi tính, đáng lẽ tôi lạ lùng, tôi sẽ nói "đúng đấy", vì ơn Thiên Chúa đã hoạt động trong tôi và Thiên Chúa không bỏ rơi tôi, đến khi tôi về đến chính nhà tôi. Và một ngày nào, ở nơi đó tôi sẽ gặp tất cả các thánh trên kính của cửa sổ nhà thờ thành sự thật, và tôi cũng sẽ gặp tất cả các người khác - không kém thánh thiện đâu như là "đám đông người mà không ai đếm được". Chúng ta đã là thánh của Thiên Chúa, không phải vì chúng ta được phần thưởng lớn lao, hay đã qua một đời sống không vương vấn tội lỗi. Nhưng vì lòng thương xót của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu "Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta". Khi thánh Phaolô ,trong các bức thơ gởi các tín hữu, gọi họ là các thánh, thánh Phaolô không phải chỉ nói về sự vinh hiển của họ trong tương lai, nhưng là ngay từ bây giờ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


Feast of All Saints
Rev. 7: 2-4, 9-14; Psalm 24; I John 3:1-3; Matthew 5:1-12

There is a group of diligent lay Christians who minister to children with physical handicaps. They provide opportunities for summer camp, field trips, classes, periodic worship services and Masses. They have a newsletter which they e-mail to a list of benefactors and people interested in their ministry. It’s in the form of a letter and begins, “Dear Saints.” I squirm a bit whenever I receive that salutation from them. They may be saints; but me? It’s too soon!

But the title “saints” was used in the early church to describe those called and in covenant with God through Christ. The church has an elaborate and careful process to determine whom we officially call “Saints.” Many of these we incorporate into our liturgical calendar. But even as we venerate certain “acknowledged” Saints, let’s not dismiss our own identity and dignity received through, what the Book of Revelation describes as, “the Blood of the Lamb ” – the life, death and resurrection of Christ. His risen life blood flows in our veins and so we can truthfully call each other “saints.” In doing so we would not be claiming anything we have done or deserve for ourselves, but have received through the gift of grace. We have been called to holiness by God and are given the gifts we need to live holy, sainted lives.

If there is one biblical book even regular readers of the Scriptures tend to avoid, it is the Book of Revelation. Someone said, “It’s so bizarre! Who can understand those hallucinatory images and strange creatures?” Even today’s reading from Revelation has strange details that could confuse the modern reader’s need for literal exactness.

As a teenager at Mass on this feast I would be stopped dead in my tracks by what seemed an obvious absurdity. How could those wearing robes get them white by washing them “in the Blood of the Lamb?” Wouldn’t that turn them red? I couldn’t get my mind around that image and figured, I’d leave the interpretation to some Bible scholars. I should have reflected on this reading not as a high school student in a physics class, but as a reflective reader in English Literature 101, because the Book of Revelation is apocalyptic literature and has more in common with poetry than science.

Towards the end of the first century Christians were under the severe persecution of Domitian and were tempted to feel abandoned by God. In his poetic style the author tells them – “Quite the contrary.” This vision is a promise of future glory for those who remain faithful to the Lamb. Glory isn’t only a future reward, but even now we share in God’s holiness through Jesus Christ. “Dear Saints” might well be the perfect appellation for those of us gathered in worship today; so saints we are, because we are held “dear” by our God. Our baptismal robes are made white by the life force of Jesus, his blood, at work in our lives.

I like this grammar school story. A religion teacher asked her second-grade class, “What’s a saint?” A little girl, probably remembering the stained glass images in her parish church responded, “Saints are the people the light shines through.” The big or “public lights” are up there in the church windows. Their light shines through in a rainbow of colors. Their biographies tell us that no two were the same. You can say: there are no identical twins in God’s house. Each shone their unique light in one or many dark places in the world.

Because their light has been so brilliant, we raise them up for all to see so that the rest of us can be enlightened and have hope. If God could shine such light through Mary, Joseph, Dominic, Catherine of Siena, Francis and Clare, then God can do that even in us! Keep us: strong in times of trials and doubts; courageous when challenged; compassionate to the broken; wise for those who are searching; outspoken when others hold a fearful silence; anonymous in performing loving deeds; persevering when struggles will not just evaporate; defending justice when the world ignores or presses down those on the margins; gentle and strong in the face of what opposes the gospel.

Where did I get that list of saintly virtues? I grant that it is incomplete, but I came up with it when I reflected on the lives of my favorite Saints – like the ones I named above. They are the “Big S” – Saints. But I also reflected on the “little s” saints I have known and loved and frequently felt in awe of. They remind me what is possible in my small, particular, daily life. I am sure that you have your favorites and are able to draw up your own list of the virtues that make a saint. When you make your own list you will find it parallels what Jesus enumerated in today’s gospel – the Beatitudes.

The Beatitudes aren’t a list of commandments we have to live by if we want to follow Jesus. Instead, they show how we can live when the source of our life is Jesus. Because of him we are “Blessed,” our lives reflect a profound change in us, the result of his grace, which enables us to be: poor in spirit, gentle, merciful, peacemakers, etc.

In our second reading, John puts it another way “... we are God’s children now.” This feast is about Now; about our union with one another and the great “cloud of witnesses” who have preceded us. Today’s feast reminds us of those who are now gazing on God’s brilliance and that we are in communion with them through our prayers and memory. And, because of their lives, we can have hope for our own!

My four-year old grandniece gave me a drawing she made of me. “Here Uncle Jude, this is for you.” The simple pencil-stick work of art made me look good, with a round warm face, wide-open eyes, a huge smile, listening ears and outstretched arms. (She even filled in my bald spots!) A psychologist would say, “That’s a drawing of a healthy and secure child.” I would add that my little niece has a touching and wonderful view of who I am to her right now. I would also say, she’s drawing me as God sees me – graced – the fruit of God’s handiwork.

The next time I get that “Dear Saints” e-mail, instead of squirming, I’m going to say, “Right On!” – because God’s grace is already at work in me and God isn’t going to give up on me until I get to my proper home. There, someday, I’m going to meet all the stained glass Saints in the flesh. I’m also going to meet all the others – no-less-holy, saints, “the great multitude which no one can count.” We are already the saints of God, not because we have earned a great reward or have gone through life unblemished by sin, but because of the mercy of God manifested in Jesus. “Salvation comes from our God, who is seated on the throne and from the Lamb.” When Paul addressed the Christians as the saints in his epistles, he was not only talking about their future glory, but their present status.