Jean Twenge là một giáo sư tâm lý tại Đại Học Công Cộng San Diego, chuyên nghiên cứu các khuynh hướng của giới trẻ Hoa Kỳ. Mới đây, bà cho xuất bản cuốn “iGen” nói về thế hệ sinh từ năm 1995 tới năm 2012. Đây là thế hệ đầu tiên trong lịch sử chưa bao giờ thấy một thế giới mà lại không có iPads hay iPhones, và vì các dụng cụ này lên khuôn hầu như toàn bộ ý thức và tác phong các em, nên bà rất đúng khi gọi họ là “iGen” (Thế Hệ i).
Một trong các khám phá của Tiến Sĩ Twenge là iGen thành người lớn trễ hơn các thế hệ đàn anh đàn chị của họ. Thế hệ “baby-boomer” (sinh sau Thế Chiến II cho tới giữa thập niên 1960) thường lấy bằng lái xe lúc 16 tuổi, còn iGen thì thường triển hạn việc này cho tới năm 18, 19 tuổi. Trong khi các thế hệ đàn anh đàn chị nôn nóng muốn ra khỏi nhà, sống tự lập, thì iGen hình như muốn tiếp tục ở nhà, sống với cha mẹ nhiều hơn, không thích làm người lớn vội. Và dĩ nhiên, các điện thọai thông minh đã làm iGen quay vào chính mình. Phần đông iGen thích gửi “text” cho bạn bè hơn là mất công đi gặp những người này. Các em cũng thích coi video tại nhà hơn là tới các rạp hát xem phim với những người khác. Hậu quả có thể có là thiếu kỹ năng xã hội và dễ bị trầm cảm.
Tiến sĩ Twenge có công lớn khi dành hẳn một chương trong sách để bàn về các thái độ và tác phong tôn giáo của iGen. Cùng một đường hướng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Tiến Sĩ Twenge chứng minh rằng các số thống kê khách quan trong phạm vi này có tính báo động. Trong thập niên 1980, 90% học sinh trung học đệ nhị cấp tự nhận mình thuộc một nhóm tôn giáo nào đó. Nay, tỷ lệ này nơi iGen chỉ còn là 65% và đang tiếp tục đi xuống. Thực hành tôn giáo còn tệ hơn nữa: chỉ có 28% học sinh lớp 12 tham dự các buổi lễ vào năm 2015, trong khi tỷ lệ này là 40% vào năm 1976. Hàng thập niên qua, các nhà xã hội học tôn giáo vốn cho rằng dù việc minh nhiên thống thuộc một tôn giáo có giảm xuống, nhất là nơi giới trẻ, nhưng phần đông người ta vẫn còn là những người “tâm linh”, nghĩa là xác tín một số niềm tin tôn giáo căn bản nào đó. Nhà xã hội học kiêm tiểu thuyết gia Công Giáo, linh mục Andrew Greeley, cũng đồng ý như thế.
Nhưng Tiến Sĩ Twenge cho rằng điều trên không còn đúng nữa. Vì trong khi chỉ mới 20 năm trước đây thôi, đại đa số người Hoa Kỳ, kể cả các thiếu niên, tin vào Thiên Chúa, nay có đến 1 phần 3 những người tuổi từ 18 tới 24 nói rằng họ không tin như thế nữa. Năm 2004, 84% thanh niên nói họ thường xuyên cầu nguyện; năm 2016, hết 1 phần 4 cùng lớp tuổi này nói rằng họ không bao giờ cầu nguyện. Cũng một sự xuống dốc tương tự như thế liên quan đến việc chấp nhận Thánh Kinh như là lời Thiên Chúa: 1 phần 4 iGen nói rằng Thánh Kinh là tuyển tập “các ngụ ngôn, dã sử, lịch sử, và giới điều luân lý do con người ghi chép lại”. Kết luận hơi nản lòng của bà là: “việc phai nhạt các niềm tin tôn giáo tư riêng có nghĩa: việc thế hệ trẻ tách rời khỏi tôn giáo không phải chỉ là chuyện họ không tin tưởng các định chế nói chung; mà là họ cắt đứt hoàn toàn với tôn giáo, cả ở trong nhà lẫn ở trong chính tâm hồn họ”.
Vậy đâu là các lý do? Tiến Sĩ Twenge cho rằng: đầu tiên, iGenbận tâm tới các chọn lựa cá nhân. Ngay từ những năm đầu đời, iGen đã được trình bầy hàng loạt lựa chọn đến chóng mặt về đủ mọi chuyện từ thức ăn, quần áo tới các máy móc dụng cụ và lối sống. Và người ta khích lệ các em bằng đủ phương thế như bài ca, video, phim ảnh, để các em tự tin chính các em và tuân theo các giấc mơ của các em. Tất cả những bận tâm về mình và áp lực như thế đè lên tự do cá nhân quả đi ngược hẳn lại lý tưởng tôn giáo là tín thác nơi Thiên Chúa và các mục đích của Người. Một khẩu hiệu mới thấy trên một bảng quảng cáo ở California viết rằng “đời sống của tôi, cái chết của tôi, chọn lựa của tôi” quả đi ngược hẳn lại lời dạy của Thánh Phaolô: “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14:8). Lý do chính thứ hai khiến iGen không hài lòng với tôn giáo là lý do đã xuất hiện trong nhiều cuộc thăm dò dư luận, đó là: niềm tin tôn giáo không tương ứng với quan điểm của khoa học về thế giới. Một người trẻ được Tiến Sĩ Twenge phỏng vấn nói rằng: “ít nhất đối với những người thuộc tuổi tôi, tôn giáo xem ra như một điều gì đó thuộc quá khứ. Nó giống như một điều gì đó không có tính hiện đại”. Một người trẻ khác cho hay: “nhờ giáo hội, tôi biết rằng tôi không thể tin cả khoa học lẫn Thiên Chúa, thành thử đúng thế. Tôi không tin Thiên Chúa nữa”. Và lý do thứ ba, dựa vào nhiều nghiên cứu, là Kitô Giáo đã có “các thái độ chống đồng tính”. Một trong những người được Tiến Sĩ Twenge phỏng vấn đã nói một cách xúc tích thế này: “tôi tra vấn sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tôi ngưng đi nhà thờ vì tôi là người đồng tính và là thành phần của một tôn giáo hành tội người đồng tính”. Một cuộc thăm dò cho thấy 64% lớp người từ 18 tới 24 tuổi tin rằng Kitô Giáo chống đồng tính và 58% iGen nghĩ rằng Kitô Giáo giả hình.
Theo Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận, các con số thống kê trên làm ta nản lòng. Nhưng Tiến Sĩ Twenge chỉ làm công việc của một nhà nghiên cứu, nói lên sự thật khách quan. Và dù bà không chỉ cho các nhà giáo dục tôn giáo và các giáo lý viên phương cách giải đáp, nhưng bà đã cho biết các lý do khiến iGen rời xa các giáo hội. Phận vụ trước không phải của bà mà là của những người có nhiệm vụ rao giảng tin mừng cho thế hệ kế tiếp.
Một trong các khám phá của Tiến Sĩ Twenge là iGen thành người lớn trễ hơn các thế hệ đàn anh đàn chị của họ. Thế hệ “baby-boomer” (sinh sau Thế Chiến II cho tới giữa thập niên 1960) thường lấy bằng lái xe lúc 16 tuổi, còn iGen thì thường triển hạn việc này cho tới năm 18, 19 tuổi. Trong khi các thế hệ đàn anh đàn chị nôn nóng muốn ra khỏi nhà, sống tự lập, thì iGen hình như muốn tiếp tục ở nhà, sống với cha mẹ nhiều hơn, không thích làm người lớn vội. Và dĩ nhiên, các điện thọai thông minh đã làm iGen quay vào chính mình. Phần đông iGen thích gửi “text” cho bạn bè hơn là mất công đi gặp những người này. Các em cũng thích coi video tại nhà hơn là tới các rạp hát xem phim với những người khác. Hậu quả có thể có là thiếu kỹ năng xã hội và dễ bị trầm cảm.
Tiến sĩ Twenge có công lớn khi dành hẳn một chương trong sách để bàn về các thái độ và tác phong tôn giáo của iGen. Cùng một đường hướng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Tiến Sĩ Twenge chứng minh rằng các số thống kê khách quan trong phạm vi này có tính báo động. Trong thập niên 1980, 90% học sinh trung học đệ nhị cấp tự nhận mình thuộc một nhóm tôn giáo nào đó. Nay, tỷ lệ này nơi iGen chỉ còn là 65% và đang tiếp tục đi xuống. Thực hành tôn giáo còn tệ hơn nữa: chỉ có 28% học sinh lớp 12 tham dự các buổi lễ vào năm 2015, trong khi tỷ lệ này là 40% vào năm 1976. Hàng thập niên qua, các nhà xã hội học tôn giáo vốn cho rằng dù việc minh nhiên thống thuộc một tôn giáo có giảm xuống, nhất là nơi giới trẻ, nhưng phần đông người ta vẫn còn là những người “tâm linh”, nghĩa là xác tín một số niềm tin tôn giáo căn bản nào đó. Nhà xã hội học kiêm tiểu thuyết gia Công Giáo, linh mục Andrew Greeley, cũng đồng ý như thế.
Nhưng Tiến Sĩ Twenge cho rằng điều trên không còn đúng nữa. Vì trong khi chỉ mới 20 năm trước đây thôi, đại đa số người Hoa Kỳ, kể cả các thiếu niên, tin vào Thiên Chúa, nay có đến 1 phần 3 những người tuổi từ 18 tới 24 nói rằng họ không tin như thế nữa. Năm 2004, 84% thanh niên nói họ thường xuyên cầu nguyện; năm 2016, hết 1 phần 4 cùng lớp tuổi này nói rằng họ không bao giờ cầu nguyện. Cũng một sự xuống dốc tương tự như thế liên quan đến việc chấp nhận Thánh Kinh như là lời Thiên Chúa: 1 phần 4 iGen nói rằng Thánh Kinh là tuyển tập “các ngụ ngôn, dã sử, lịch sử, và giới điều luân lý do con người ghi chép lại”. Kết luận hơi nản lòng của bà là: “việc phai nhạt các niềm tin tôn giáo tư riêng có nghĩa: việc thế hệ trẻ tách rời khỏi tôn giáo không phải chỉ là chuyện họ không tin tưởng các định chế nói chung; mà là họ cắt đứt hoàn toàn với tôn giáo, cả ở trong nhà lẫn ở trong chính tâm hồn họ”.
Vậy đâu là các lý do? Tiến Sĩ Twenge cho rằng: đầu tiên, iGenbận tâm tới các chọn lựa cá nhân. Ngay từ những năm đầu đời, iGen đã được trình bầy hàng loạt lựa chọn đến chóng mặt về đủ mọi chuyện từ thức ăn, quần áo tới các máy móc dụng cụ và lối sống. Và người ta khích lệ các em bằng đủ phương thế như bài ca, video, phim ảnh, để các em tự tin chính các em và tuân theo các giấc mơ của các em. Tất cả những bận tâm về mình và áp lực như thế đè lên tự do cá nhân quả đi ngược hẳn lại lý tưởng tôn giáo là tín thác nơi Thiên Chúa và các mục đích của Người. Một khẩu hiệu mới thấy trên một bảng quảng cáo ở California viết rằng “đời sống của tôi, cái chết của tôi, chọn lựa của tôi” quả đi ngược hẳn lại lời dạy của Thánh Phaolô: “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14:8). Lý do chính thứ hai khiến iGen không hài lòng với tôn giáo là lý do đã xuất hiện trong nhiều cuộc thăm dò dư luận, đó là: niềm tin tôn giáo không tương ứng với quan điểm của khoa học về thế giới. Một người trẻ được Tiến Sĩ Twenge phỏng vấn nói rằng: “ít nhất đối với những người thuộc tuổi tôi, tôn giáo xem ra như một điều gì đó thuộc quá khứ. Nó giống như một điều gì đó không có tính hiện đại”. Một người trẻ khác cho hay: “nhờ giáo hội, tôi biết rằng tôi không thể tin cả khoa học lẫn Thiên Chúa, thành thử đúng thế. Tôi không tin Thiên Chúa nữa”. Và lý do thứ ba, dựa vào nhiều nghiên cứu, là Kitô Giáo đã có “các thái độ chống đồng tính”. Một trong những người được Tiến Sĩ Twenge phỏng vấn đã nói một cách xúc tích thế này: “tôi tra vấn sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tôi ngưng đi nhà thờ vì tôi là người đồng tính và là thành phần của một tôn giáo hành tội người đồng tính”. Một cuộc thăm dò cho thấy 64% lớp người từ 18 tới 24 tuổi tin rằng Kitô Giáo chống đồng tính và 58% iGen nghĩ rằng Kitô Giáo giả hình.
Theo Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận, các con số thống kê trên làm ta nản lòng. Nhưng Tiến Sĩ Twenge chỉ làm công việc của một nhà nghiên cứu, nói lên sự thật khách quan. Và dù bà không chỉ cho các nhà giáo dục tôn giáo và các giáo lý viên phương cách giải đáp, nhưng bà đã cho biết các lý do khiến iGen rời xa các giáo hội. Phận vụ trước không phải của bà mà là của những người có nhiệm vụ rao giảng tin mừng cho thế hệ kế tiếp.