Ngày 8 tháng 9, Tòa Thánh đã cho công bố Tự Sắc “Summa familiae cura” của Đức Phanxicô, vừa để đặt tên lại vừa để nới rộng phạm vi nghiên cứu của Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia đình.
Tên mới là: Giáo Hoàng Thần Học Viện Gioan Phaolô II Về Các Khoa Học Hôn Nhân Và Gia Đình. Phạm vi nới rộng: không những chỉ tập chú vào thần học luân lý và bí tích, mà còn bao trùm cả các chiều kích Thánh Kinh, Tín Lý và Lịch Sử cũng như các thách đố hiện nay nữa.
Dù nhìn nhận công trình quan trọng của Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia đình trong nhiều thập niên qua, Đức Phanxicộ cho rằng hai Thượng Hội Đồng năm 2014 và 2015 đã đem lại một ý thức mới đối với “các thách đố mục vụ mới” liên quan tới gia đình “mà cộng đồng Kitô Giáo được mời gọi đáp ứng”. Trong số các thách thức mới này là các thay đổi nhân học và văn hóa diễn ra trên thế giới; chúng “đòi một phương thức có tính phân tích và đa dạng hóa, và không cho phép ta tự giới hạn mình vào các thực hành mục vụ và truyền giáo phản ảnh các hình thức và khuôn mẫu trong quá khứ”.
Nguyên văn lời Đưc Phanxicô: “Với một đề xuất rõ ràng luôn trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, ta phải nhìn vào thực tại gia đình ngày nay trong tất cả sự phức tạp của nó, gồm cả điểm sáng lẫn điểm tối của nó, bằng một trí khôn biết yêu thương và một tính hiện thực khôn ngoan”.
Giống tiền thân của nó, học viện thần học mới sẽ có “một mối tương quan đặc biệt với thừa tác vụ và huấn quyền của Tòa Thánh” và sẽ duy trì các mối liên hệ định chế của nó với Giáo Hoàng Đại Học Lateran. Nó cũng sẽ liên kết chặt chẽ với Tòa Thánh qua Thánh Bộ Giáo Dục, Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống và Bộ mới lập là Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống. Học viện này được quyền cấp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về các khoa học hôn nhân và gia đình.
Khi mở rộng phạm vi hoạt động của học viện bằng cách biến nó thành một viện “thần học” chuyên nghiên cứu các “khoa học” nhân bản, Đức Phanxicô mong nó nghiên cứu “sâu sắc hơn và nghiêm túc hơn sự thật của mạc khải và sự khôn ngoan của truyền thống đức tin”.
Ngài nói: “Ta phải trở thành các nhà giải thích sự khôn ngoan của đức tin một cách có hiểu biết và say mê” trong một bối cảnh trong đó các cá nhân ít được các cơ cấu xã hội, các mối liên hệ và gia đình nâng đỡ hơn so với quá khứ”.
Phản ứng thuận
Ngày nay, hầu như Đức Phanxicô công bố bất cứ điều gì cũng có người ủng hộ và người chống đối, dưới hình thức này hay hình thức khác.
Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chưởng Ấn của Học Viện, lẽ dĩ nhiên thuộc phe ủng hộ. Ngài gọi công bố của Đức Phanxicô là một “cuộc tái phát động và mở rộng ý tưởng vĩ đại” của Đức Gioan Phaolô II.
Còn Đức Ông Pierangelo Sequeri, Viện Trưởng Học Viện, nói với các nhà báo rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới biết lý do tại sao cần phải tái phát động như thế. Tuy nhiên, theo Đức Ông, cử chỉ của Đức Phanxicô nói to cho mọi người thấy rằng công trình của Đức Gioan Phaolô II vẫn còn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đức Ông cũng cho hay thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II vẫn là một phần quan trọng trong chương trình giảng dậy tại Học Viện; Đức Ông coi nó như một thứ “châu báu”.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Paglia cũng cho hay: bộ phận giáo sư cũ vẫn được duy trì, với một phân khoa mới sẽ được thiết lập để đáp ứng học trình mở rộng. Cụ thể, việc mở rộng này bao gồm môn lịch sử gia đình, cũng như nhiều khía cạnh có tính khoa học về gia đình, đi từ nhân học tới đạo đức sinh học.
Và tuy làm việc một cách chặt chẽ với Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện về Sự Sống, Học Viện này sẽ có nhiều cuộc đối thoại với những cơ sở không Công Giáo. Vì xét cho cùng, hôn nhân và gia đình không hẳn chỉ là việc của Giáo Hội Công Giáo, mà là việc hoàn cầu, do đó, cần đối thoại với tất cả những ai “yêu mến gia đình nhân loại duy nhất”.
Phản ứng không thuận
Còn phản ứng không thuận? Không thiếu người coi việc này là việc Đức Phanxicô đóng cửa Viện của Đức Gioan Phaolô II và thay thế nó bằng Viện mới với tên khác và tập chú khác.
Họ coi tự sắc Summa Familiae Cura đã chính thức kết liễu công trình đã bắt đầu vào năm 1981 với Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình. Vì Học Viện mới có mục đích đi theo một phương thức khác trong việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình nhằm phản ảnh công trình của hai Thượng Hội Đồng mới đây và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương sau đó.
Trong Summa Familiae Cura, Đức Phanxicô trở về với chủ đề ngài đã nhấn mạnh trong Niềm Vui Yêu Thương: Giáo Hội phải đáp ứng nhu cầu của các gia đình và các cặp gặp khó khăn, đang lao đao với cuộc hôn nhân của họ, trong một xã hội không còn hỗ trợ cái hiểu Kitô Giáo về hôn nhân nữa. Ngài nhấn mạnh việc Giáo Hội phải tích hợp các viễn tượng của khoa học đương thời khi phân tích đời sống gia đình.
Ký giả Edward Pentin, người được coi là có khuynh hướng bảo thủ, thì cho rằng mục đích của vụ “tái phát động” này là đẩy mạnh giáo huấn của Niềm Vui Yêu Thương và biến nó thành bất khả phản hồi.
Theo ký giả Pentin, cả hai vị chưởng ấn và viện trưởng của học viện mới đều nổi tiếng là những người ủng hộ lối giải thích “lỏng lẻo” đối với Niềm Vui Yêu Thương, nhằm cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn được lãnh các bí tích. Hai vị này cũng ủng hộ việc làm nhẹ giáo huấn của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI trong Humanae Vitae.
Các học giả trong Viện của Đức Gioan Phaolô II từng chỉ trích cả hai lập trường trên là hoàn toàn đi ngược lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II.
Pentin cho rằng: không ngạc nhiên gì khi Viện của Đức Gioan Phaolô II trở thành cái gai đâm vào cạnh sườn những người vận động cho các thay đổi như thế.
Cũng nên biết nhiều giáo sư thuộc Viện của Đức Gioan Phaolô II, trong hai Thượng Hội Đồng Năm 2014 và 2015 đã viết nhiều cuốn sách chống lại các mưu toan cho phép người ly dị tái hôn và những người sống trong các cuộc kếp hợp bất hợp lệ được rước lễ. Họ dựa vào việc giải thích trung thành các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris consortio và nhất là Veritatis splendor.
Thành thử, theo Pentin, khai triển trên đây được nhiều người ở Rôma coi như “một bước nữa để loại bỏ các chướng ngại vật do các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II tạo nên”.
Trang mạng LifeSiteNews đi xa hơn qua hàng tít lớn trên số ra ngày 19 tháng 9: “Phải chăng Đức Giáo Hoàng vừa trả lời ‘Dubia’ (các nghi vấn) bằng cách dẹp bỏ Viện của Đức Gioan Phaolô II?”.
Trang mạng trên cho rằng đúng thế, ngài đã trả lời các “dubia” của 4 vị Hồng Y một cách gián tiếp. Vì nhân dịp qua đời của một trong 4 vị, tức Đức Hồng Y Caffarra, Đức Phanxicô đã dẹp bỏ Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình vốn do vị Hồng Y này làm chủ tịch sáng lập.
Hơn nữa, điều trùng hợp là Đức Phanxicô bãi bỏ Viện Nghiên Cứu của Đức Gioan Phaolô II đúng một năm 4 vị Hồng Y xin ngài trả lời các “dubia” của họ.
Vào trong rồi cần sửa bảo lẫn nhau
Các lo ngại trên không hẳn không có gốc rễ. Bài báo ngày 22 tháng 9 trên tờ Osservatore Romano của Đức Ông Pierangelo Sequeri, người vốn là viện trưởng của Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình từ năm 2016, càng làm cho những người trên thêm lo lắng.
Ngài cho rằng Công Đồng Vatican II từng đưa ra một viễn kiến thần học tích cực về sự thân mật vợ chồng và tìm cách làm sống lại tinh thần phúc âm hóa của các gia đình Kitô Giáo tiên khởi, trong khi nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một gia đình.
Ngài quả quyết “từ đó, con thuyền Phêrô đã cương quyết đi theo các tọa độ trên” với thần học thân xác của Thánh Gioan Phaolô II và Thượng Hội Đồng năm1980 về gia đình nhằm củng cố hóa các nhấn mạnh này.
Nhưng, hoàn cảnh văn hóa nay đã thay đổi “tình yêu phu phụ, các liên hệ sinh sản và đời sống gia đình không còn là qui chiếu độc nhất nữa”. Các nền kỹ trị kinh tế coi gia đình như một bất lợi và chính sách nhân quyền nhấn mạnh tới chủ nghĩa cá nhân.
Theo Đức Ông Sequeri, trong hoàn cảnh trên, tiếp theo sau 2 Thượng Hội Đồng và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô kêu gọi ta công bố lời Chúa một cách khẩn trương nhưng nên cư xử với người ta một cách đầy thông cảm.
Đức Ông kết luận: “Ta thán đủ rồi”, phải công bố niềm vui thân mật với Thiên Chúa và “lời lẽ tốt lành nhằm hỗ trợ sự mỏng dòn yếu ớt của những người cha, người mẹ, và các tạo vật”.
Không ai cho rằng câu kết luận của ngài sai. Nhưng 3 chức vụ tư tế, vương giả và tiên tri phải cùng nhịp bước, chứ cớ sự gì ta lại quên mất vai trò tiên tri để cứ gọi là chạy phía sau “các dấu chỉ thời đại” như một trong các vị giám mục Việt Nam được tấn phong ở ngoại quốc mới đây đã dạy bảo!
Vị chưởng ấn của Học Viện mới quả quyết với tờ Crux rằng: “Cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra rồi, dưới thời Đức Gioan Phaolô II, chứ không phải dưới thời Đức Phanxicô, điều mà cho đến nay thực sự người ta vẫn chưa hiểu. Quý bạn phải nhớ rằng trước Familiaris Consortio, người ly dị tái hôn không những không được rước lễ, mà thực tế, còn bị tuyệt thông và trục xuất nữa. Họ là những kẻ ở bên ngoài. Sau Đức Gioan Phaolô II, mọi người đều ở trong nhà”.
Nhưng chỉ sợ khi vào trong rồi, thì vàng thau lẫn lộn, và cuối cùng, ta thành thau cả, nếu chức vụ tiên tri không nghiêm chỉnh được thi hành, nói cách khác ta coi thường diễn trình “correctio” như khuynh hướng đang hiển thị trong Giáo Hội.
Tên mới là: Giáo Hoàng Thần Học Viện Gioan Phaolô II Về Các Khoa Học Hôn Nhân Và Gia Đình. Phạm vi nới rộng: không những chỉ tập chú vào thần học luân lý và bí tích, mà còn bao trùm cả các chiều kích Thánh Kinh, Tín Lý và Lịch Sử cũng như các thách đố hiện nay nữa.
Dù nhìn nhận công trình quan trọng của Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia đình trong nhiều thập niên qua, Đức Phanxicộ cho rằng hai Thượng Hội Đồng năm 2014 và 2015 đã đem lại một ý thức mới đối với “các thách đố mục vụ mới” liên quan tới gia đình “mà cộng đồng Kitô Giáo được mời gọi đáp ứng”. Trong số các thách thức mới này là các thay đổi nhân học và văn hóa diễn ra trên thế giới; chúng “đòi một phương thức có tính phân tích và đa dạng hóa, và không cho phép ta tự giới hạn mình vào các thực hành mục vụ và truyền giáo phản ảnh các hình thức và khuôn mẫu trong quá khứ”.
Nguyên văn lời Đưc Phanxicô: “Với một đề xuất rõ ràng luôn trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, ta phải nhìn vào thực tại gia đình ngày nay trong tất cả sự phức tạp của nó, gồm cả điểm sáng lẫn điểm tối của nó, bằng một trí khôn biết yêu thương và một tính hiện thực khôn ngoan”.
Giống tiền thân của nó, học viện thần học mới sẽ có “một mối tương quan đặc biệt với thừa tác vụ và huấn quyền của Tòa Thánh” và sẽ duy trì các mối liên hệ định chế của nó với Giáo Hoàng Đại Học Lateran. Nó cũng sẽ liên kết chặt chẽ với Tòa Thánh qua Thánh Bộ Giáo Dục, Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống và Bộ mới lập là Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống. Học viện này được quyền cấp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về các khoa học hôn nhân và gia đình.
Khi mở rộng phạm vi hoạt động của học viện bằng cách biến nó thành một viện “thần học” chuyên nghiên cứu các “khoa học” nhân bản, Đức Phanxicô mong nó nghiên cứu “sâu sắc hơn và nghiêm túc hơn sự thật của mạc khải và sự khôn ngoan của truyền thống đức tin”.
Ngài nói: “Ta phải trở thành các nhà giải thích sự khôn ngoan của đức tin một cách có hiểu biết và say mê” trong một bối cảnh trong đó các cá nhân ít được các cơ cấu xã hội, các mối liên hệ và gia đình nâng đỡ hơn so với quá khứ”.
Phản ứng thuận
Ngày nay, hầu như Đức Phanxicô công bố bất cứ điều gì cũng có người ủng hộ và người chống đối, dưới hình thức này hay hình thức khác.
Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chưởng Ấn của Học Viện, lẽ dĩ nhiên thuộc phe ủng hộ. Ngài gọi công bố của Đức Phanxicô là một “cuộc tái phát động và mở rộng ý tưởng vĩ đại” của Đức Gioan Phaolô II.
Còn Đức Ông Pierangelo Sequeri, Viện Trưởng Học Viện, nói với các nhà báo rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới biết lý do tại sao cần phải tái phát động như thế. Tuy nhiên, theo Đức Ông, cử chỉ của Đức Phanxicô nói to cho mọi người thấy rằng công trình của Đức Gioan Phaolô II vẫn còn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đức Ông cũng cho hay thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II vẫn là một phần quan trọng trong chương trình giảng dậy tại Học Viện; Đức Ông coi nó như một thứ “châu báu”.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Paglia cũng cho hay: bộ phận giáo sư cũ vẫn được duy trì, với một phân khoa mới sẽ được thiết lập để đáp ứng học trình mở rộng. Cụ thể, việc mở rộng này bao gồm môn lịch sử gia đình, cũng như nhiều khía cạnh có tính khoa học về gia đình, đi từ nhân học tới đạo đức sinh học.
Và tuy làm việc một cách chặt chẽ với Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện về Sự Sống, Học Viện này sẽ có nhiều cuộc đối thoại với những cơ sở không Công Giáo. Vì xét cho cùng, hôn nhân và gia đình không hẳn chỉ là việc của Giáo Hội Công Giáo, mà là việc hoàn cầu, do đó, cần đối thoại với tất cả những ai “yêu mến gia đình nhân loại duy nhất”.
Phản ứng không thuận
Còn phản ứng không thuận? Không thiếu người coi việc này là việc Đức Phanxicô đóng cửa Viện của Đức Gioan Phaolô II và thay thế nó bằng Viện mới với tên khác và tập chú khác.
Họ coi tự sắc Summa Familiae Cura đã chính thức kết liễu công trình đã bắt đầu vào năm 1981 với Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình. Vì Học Viện mới có mục đích đi theo một phương thức khác trong việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình nhằm phản ảnh công trình của hai Thượng Hội Đồng mới đây và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương sau đó.
Trong Summa Familiae Cura, Đức Phanxicô trở về với chủ đề ngài đã nhấn mạnh trong Niềm Vui Yêu Thương: Giáo Hội phải đáp ứng nhu cầu của các gia đình và các cặp gặp khó khăn, đang lao đao với cuộc hôn nhân của họ, trong một xã hội không còn hỗ trợ cái hiểu Kitô Giáo về hôn nhân nữa. Ngài nhấn mạnh việc Giáo Hội phải tích hợp các viễn tượng của khoa học đương thời khi phân tích đời sống gia đình.
Ký giả Edward Pentin, người được coi là có khuynh hướng bảo thủ, thì cho rằng mục đích của vụ “tái phát động” này là đẩy mạnh giáo huấn của Niềm Vui Yêu Thương và biến nó thành bất khả phản hồi.
Theo ký giả Pentin, cả hai vị chưởng ấn và viện trưởng của học viện mới đều nổi tiếng là những người ủng hộ lối giải thích “lỏng lẻo” đối với Niềm Vui Yêu Thương, nhằm cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn được lãnh các bí tích. Hai vị này cũng ủng hộ việc làm nhẹ giáo huấn của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI trong Humanae Vitae.
Các học giả trong Viện của Đức Gioan Phaolô II từng chỉ trích cả hai lập trường trên là hoàn toàn đi ngược lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II.
Pentin cho rằng: không ngạc nhiên gì khi Viện của Đức Gioan Phaolô II trở thành cái gai đâm vào cạnh sườn những người vận động cho các thay đổi như thế.
Cũng nên biết nhiều giáo sư thuộc Viện của Đức Gioan Phaolô II, trong hai Thượng Hội Đồng Năm 2014 và 2015 đã viết nhiều cuốn sách chống lại các mưu toan cho phép người ly dị tái hôn và những người sống trong các cuộc kếp hợp bất hợp lệ được rước lễ. Họ dựa vào việc giải thích trung thành các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris consortio và nhất là Veritatis splendor.
Thành thử, theo Pentin, khai triển trên đây được nhiều người ở Rôma coi như “một bước nữa để loại bỏ các chướng ngại vật do các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II tạo nên”.
Trang mạng LifeSiteNews đi xa hơn qua hàng tít lớn trên số ra ngày 19 tháng 9: “Phải chăng Đức Giáo Hoàng vừa trả lời ‘Dubia’ (các nghi vấn) bằng cách dẹp bỏ Viện của Đức Gioan Phaolô II?”.
Trang mạng trên cho rằng đúng thế, ngài đã trả lời các “dubia” của 4 vị Hồng Y một cách gián tiếp. Vì nhân dịp qua đời của một trong 4 vị, tức Đức Hồng Y Caffarra, Đức Phanxicô đã dẹp bỏ Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình vốn do vị Hồng Y này làm chủ tịch sáng lập.
Hơn nữa, điều trùng hợp là Đức Phanxicô bãi bỏ Viện Nghiên Cứu của Đức Gioan Phaolô II đúng một năm 4 vị Hồng Y xin ngài trả lời các “dubia” của họ.
Vào trong rồi cần sửa bảo lẫn nhau
Các lo ngại trên không hẳn không có gốc rễ. Bài báo ngày 22 tháng 9 trên tờ Osservatore Romano của Đức Ông Pierangelo Sequeri, người vốn là viện trưởng của Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình từ năm 2016, càng làm cho những người trên thêm lo lắng.
Ngài cho rằng Công Đồng Vatican II từng đưa ra một viễn kiến thần học tích cực về sự thân mật vợ chồng và tìm cách làm sống lại tinh thần phúc âm hóa của các gia đình Kitô Giáo tiên khởi, trong khi nhấn mạnh rằng Giáo Hội là một gia đình.
Ngài quả quyết “từ đó, con thuyền Phêrô đã cương quyết đi theo các tọa độ trên” với thần học thân xác của Thánh Gioan Phaolô II và Thượng Hội Đồng năm1980 về gia đình nhằm củng cố hóa các nhấn mạnh này.
Nhưng, hoàn cảnh văn hóa nay đã thay đổi “tình yêu phu phụ, các liên hệ sinh sản và đời sống gia đình không còn là qui chiếu độc nhất nữa”. Các nền kỹ trị kinh tế coi gia đình như một bất lợi và chính sách nhân quyền nhấn mạnh tới chủ nghĩa cá nhân.
Theo Đức Ông Sequeri, trong hoàn cảnh trên, tiếp theo sau 2 Thượng Hội Đồng và Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô kêu gọi ta công bố lời Chúa một cách khẩn trương nhưng nên cư xử với người ta một cách đầy thông cảm.
Đức Ông kết luận: “Ta thán đủ rồi”, phải công bố niềm vui thân mật với Thiên Chúa và “lời lẽ tốt lành nhằm hỗ trợ sự mỏng dòn yếu ớt của những người cha, người mẹ, và các tạo vật”.
Không ai cho rằng câu kết luận của ngài sai. Nhưng 3 chức vụ tư tế, vương giả và tiên tri phải cùng nhịp bước, chứ cớ sự gì ta lại quên mất vai trò tiên tri để cứ gọi là chạy phía sau “các dấu chỉ thời đại” như một trong các vị giám mục Việt Nam được tấn phong ở ngoại quốc mới đây đã dạy bảo!
Vị chưởng ấn của Học Viện mới quả quyết với tờ Crux rằng: “Cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra rồi, dưới thời Đức Gioan Phaolô II, chứ không phải dưới thời Đức Phanxicô, điều mà cho đến nay thực sự người ta vẫn chưa hiểu. Quý bạn phải nhớ rằng trước Familiaris Consortio, người ly dị tái hôn không những không được rước lễ, mà thực tế, còn bị tuyệt thông và trục xuất nữa. Họ là những kẻ ở bên ngoài. Sau Đức Gioan Phaolô II, mọi người đều ở trong nhà”.
Nhưng chỉ sợ khi vào trong rồi, thì vàng thau lẫn lộn, và cuối cùng, ta thành thau cả, nếu chức vụ tiên tri không nghiêm chỉnh được thi hành, nói cách khác ta coi thường diễn trình “correctio” như khuynh hướng đang hiển thị trong Giáo Hội.