Isaia 55:6-9; Tv. 144; Philipphê 1: 20c-24, 27a; Mátthêu 20: 1-16

Phần đông trong chúng ta là những người hăng say làm việc phải không? Chúng ta cố gắng làm mọi việc cho tươm tất. Người ta thường nói "nều việc không gọn ghẻ thì không đáng để làm". Chúng ta không phải là những người lười biếng không đủ sức làm việc phải không? Sáng sớm chúng ta thức dậy đi làm, và nếu cần thì ở lại quá giờ để làm cho xong công việc đã bắt đầu. Có thể, chúng ta làm việc vất vả để mong được để ý, và được cất nhắc lên được giao việc cao hơn và lương bổng cao hơn.

Phần đông chúng ta đều được rửa tội lúc còn bé, nghĩa là chúng ta sống đạo đã lâu rồi. Hôm nay chúng ta đến nhà thờ để chứng tỏ chúng ta sống đạo thực sự như thế nào. Chúng ta không đi nhà thờ chỉ vì đó là luật bắt buộc, hay có ai xem xét chúng ta. Chúng ta đến nhà thờ vì chúng ta muốn. Và đó cũng là phần làm việc đắc lực của bản chất chúng ta là làm điều phải và ngay thật. Tóm lại: chúng ta làm việc đắc lực, cố gắng sống nên người tốt, thường đi nhà thờ, cố gắng dạy dỗ con cái và cầu nguyện.

Rồi lại có dụ ngôn làm xáo trộn đời sống, tôn giáo của chúng ta, và những điều chúng ta mong mỏi: là những người hăng hái cần được đối đãi như thế nào trong đời sống này và đời sống ngày sau. Chúng ta tưởng chúng ta đã biết lề luật làm sao nên thắng lợi trong đời sống. Dụ ngôn này như là cách ném các con bài lên cao rồi để chúng tự rơi xuống bất kỳ chỗ nào. Hay, nói một cách khác, nếu dụ ngôn này là sự thật, thì đất dười chân chúng ta cũng không vững vàng như chúng ta nghĩ.

Nói một cách tệ hơn là dụ ngôn không phải là điều đặc biệt không thuộc về lề luật. Nếu đúng là như thế thì chúng ta có thể bỏ qua. Nhưng Chúa Giêsu đưa vào dụ ngôn bằng cách nói lên cách xử lý sự kiện của Thiên Chúa như thế nào, và Thiên Chúa hành động ra sao. "Nước Trời là như..." Theo cách diễn đạt của dụ ngôn thì cách nói như hôm nay là điều mà Chúa Giêsu đã nói trong suốt phúc âm. Thật ra thì ngay trước bài dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ "nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu" (19:30) Chính dụ ngôn diễn tả điều Chúa Giêsu nói và những điều Ngài đã làm trước, từ lúc Ngài bắt đầu ra đi thực hiện sứ vụ.

Thính giả của thánh Mátthêu cũng như nhũng người làm việc trong câu chuyện. Trong cộng đoàn này có nhũng người có thể có từ lúc Chúa Giêsu thực hiện sứ vụ, hay họ có thể biết Ngài "họ là những người đến trước". Và cũng có những thành phần mới là những người ngoại mới trở lại. Vậy có sự tranh luận bởi nhũng người đến trước và tự xem họ là những người xứng đáng ở trong cộng đoàn hay không? Nói cho cùng, họ có phải là những người vất vả ngoài trời, làm lụng như môn đệ và cố gắng chịu bách hại lâu hơn những người vào cộng đoàn trong giờ chót hay không?

Những người nghe dụ ngôn này và các dụ ngôn khác lần thứ nhất, như dụ ngôn 'Người Con Trai Hoang Đàng', có thể ngạc nhiên vì sao Thiên Chúa lại không đối xử với những người làm lụng vất vả trong vườn nho đã lâu giờ lại không được phần thưởng nhiều hơn những người đến sau? Vậy Thiên Chúa của chúng ta là ai? Dụ ngôn trả lời: Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa rộng lượng và công chính, không bênh ai, bỏ ai, nhưng luôn luôn mời gọi chúng ta vào làm việc trong vườn nho của Ngài và Ngài sẽ đối xử bằng nhau. Hay, nói cách khác, chúng ta tất cả là những người được Chúa yêu thương. Chúng ta không có thể đòi hỏi Thiên Chúa đối xử với chúng ta một cách khác biệt. Thật ra thì Thiên Chúa ban thưởng cho tất cả chúng ta với lòng rộng lượng của Ngài "trả tiền lương mỗi ngày". Theo hình ảnh đó thì "bửa ăn hằng ngày" là ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta nên "lương bổng hằng ngày" đủ để nuôi dưởng và ban thêm năng lực cho chúng ta ngày hôm nay trong khi chúng ta phục vụ dân của Ngài.

Phải chăng dụ ngôn nói đến những người vào làm việc trong vườn nho bất kỳ lúc nào là những người được phước đáp lại lời kêu gọi hay không? Có người làm việc trong vườn nho lâu giờ, có người làm không lâu giờ. Dù vậy chúng ta đều làm việc đúng chỗ, và đúng việc, đáp với lời gọi khi nào và lúc nào chúng ta nghe.

Ngôn sứ Isaia đưa ra một thách đố khẩn cấp cho chúng ta: chúng ta phải nghe và đáp lại lời Thiên Chúa gọi. Isaia mời gọi tất cả chúng ta hãy tìm kiếm Thiên Chúa, và xác tín bỏ đường tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành. Trong lời của ngôn sứ Isaia không có chỗ để do dự: tất cả chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa để thờ phượng và nên sám hối. Bài đọc này được chọn theo phúc âm. Ngôn sứ Isaia nói đến một Thiên Chúa mà "ý nghĩ của Ngài không phải là ý nghĩ của chúng ta", và đường lối của Ngài cũng không phải là đường lối của chúng ta". Tóm tắt lời ngôn sứ Isaia là "vì trời cao hơn đất bao nhiêu, cũng vậy, đường lối của Ta vượt hơn đường lối của các ngươi, và ý nghĩ của Ta vượt hơn ý nghĩ của các ngươi". Bài đọc thứ nhất đưa chúng ta đến bài phúc âm, và bởi thế chúng ta trở lại dụ ngôn.

Điều ông Isaia nói là lời dạy của một vị thầy: đường lối của Thiên Chúa cao vượt hơn đường lối của chúng ta. Thật ra, đường lối của Thiên Chúa có thể xem như không hợp ý với chúng ta, vì nghĩ lại chúng ta cố gắng làm theo ý của Thiên Chúa để cuối cùng chỉ thấy ra là chúng ta cũng lãnh phần như nhau. Mặc dù chúng ta được gọi trước hay vừa mới gọi vào vườn nho của Ngài, kết luận của dụ ngôn là lòng rộng lượng của chủ vườn nho. Người chủ vườn nho biết chúng ta tất cả đều cần một ngày lương để nuôi gia đình. Những người này là những người làm việc từng ngày, nếu họ không về nhà với đồng lương mỗi ngày thì gia đình họ không có gì để sinh sống.

Chúng ta nên sống theo bài dụ ngôn. Bài này không nói là việc chúng ta làm không quan trọng, và cũng không nói chúng ta sống như thế nào. Nếu không, thì tôi có thể nghĩ, tôi chỉ ngồi chờ, chỉ làm chút ít thôi khi tôi già yếu, và sẵn sàng nhận lãnh tiền lương. Dụ ngôn không phải là chuyện vô nghĩa đó. Thiên Chúa của dụ ngôn này là một Thiên Chúa "trọn giờ, trọn ngày làm việc", và luôn kêu gọi chúng ta vào vườn nho Ngài, nơi mà Ngài cần chúng ta.

Trong lúc tôi nghe và đáp lại lời gọi của Thiên Chúa vào vườn nho, tôi nhớ lại là việc làm không phải là một gánh nặng, và tôi cũng không so sánh việc của tôi với việc của người khác đang cùng làm việc. Chúng ta cùng phục vụ một Thiên Chúa rộng lượng, thương yêu và cao cả. Và việc làm của chúng ta không phải là một gánh nặng mà là một phúc lộc. Dụ ngôn cũng nhắc nhở chúng ta là không nên trì hoãn việc đáp lại lời gọi của Thiên Chúa. Như ngôn sứ Isaia khuyến khích "hãy tìm kiếm Chúa, khi Người còn cho gặp”.

Theo ánh sáng về Thiên Chúa diễn tả trong dụ ngôn này, chúng ta được mời gọi hãy đối xử với người khác như Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta. Thiên Chúa đã xét và trả tiền công cho các người thợ với lòng cảm thông và nhân hậu. Bây giờ chúng ta cũng được gọi làm như thế, là vào vườn nho và hãy rộng lượng với người khác, ngay cả với những người chúng ta nghĩ họ không đáng được hưởng số tiền công đó.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


25th Sunday In Ordinary Time (A)
Isaiah 55: 6-9; Psalm 145; Philippians 1: 20c-24, 27a; Matthew 20: 1-16

Most of us are all-day diligent workers aren’t we? We are pluggers, applying our energies to do the job right. "If it’s not done right, it’s not worth doing," we would say. We are not slouches. We get up early, go to work and, when necessary, stay overtime to finish what we started and then turn it in on time. Perhaps, we also work hard with the hope we’ll be noticed, singled out and given a job at a higher position – with more pay.

Most of us were baptized as infants, which means we have been at this a long time. Our coming to church today shows how seriously we take our faith. We don’t come merely because it’s a rule, or someone is checking on us, We come because we want to be here. It’s also part of our hard-working character to do things right and proper. In sum: we work hard, try to be good, come regularly to church, do our best to raise good kids and pray.

And then there is this parable to mess up our small-world, proper religion and our expectations of how we, the diligent, expect to be treated in this world and the next. We thought we knew the rules about how to succeed in the system. This parable seems to throw the cards up in the air to fall wherever. Or, to put it another way, if this parable is true, the ground beneath our feet is not as secure as we once thought.

To make matters worse the parable is not an exception to the rule. If it were, we could just skip over it. But Jesus introduces the parable by saying it depicts how things are with God and how God works. "The kingdom of heaven is like…." The parable says, in its own way, what Jesus has said throughout the whole gospel. In fact, immediately preceding today’s parable he tells his disciples, "Many who are first, shall come last, and the last shall come first" (19:30). The parable certainly illustrates what Jesus has just said but also what he has said and done from the beginning of his public ministry.

Matthew’s audience parallel the workers in the story. There were people in his community who probably went back to Jesus’ time, maybe even knew him personally – the "old timers." There were also more recent members, the Gentile converts. Was there a struggle between those who considered themselves the more authentic, more worthy community members? After all, hadn’t they been out in the hot sun longer, worked hard as disciples and struggled under persecution longer than the recently arrived, last-hour converts?

Those who first heard this parable and other ones, like the Prodigal Son, would have voiced their bewilderment. How could God not treat the hard, long-suffering workers in the vineyard better than those who didn’t seem to have done as much to gain their reward? What kind of God have we anyway!? The parable answers: our God is a generous and a just God who doesn’t play favorites, but continually invites us into the vineyard and treats us equally. Or, to put it in another way, we are all favorites. We can’t claim God owes us any special treatment. Rather, God rewards us all out on God’s generosity – "the usual daily wage." Is this an allusion to the "daily bread" God is constantly giving us – the "full day’s wage" – enough to feed and strengthen us this day, as we serve God’s people?

Doesn’t the parable suggest those of us called to work in the vineyard, at any time, are blessed when we respond to the call? Some have been at it a long time; others not so long. Still, we are in the right place, doing the right thing – responding to the call whenever and wherever we have heard it.

Isaiah poses an urgent challenge to us: we must hear and respond to God’s call. He invites all to seek God and for the wicked to turn away from evil to God, who is good. There is no wiggle room in Isaiah’s message: we are all to turn to God in worship and repentance. This reading is chosen in light of the gospel. The prophet speaks for a God whose "thoughts are not your thoughts," nor are God’s ways our ways. Isaiah’s summary statement, "As high as the heavens are above the earth, so high are my ways above your ways and my thoughts about your thoughts." The first reading leads us to the gospel and so we return to the parable.

What Isaiah said the gospel also teachers: God’s ways are above our ways. In fact, God’s ways can seem unfair to us considering how hard we strive to do God’s will only to discover at the end that we receive exactly the same amount; whether we are first hired, or just arrived in the vineyard. The bottom line of the parable is the generosity of the owner. He knows that all need a day’s wage to feed their families. These are daily workers; if they don’t come home with a day’s pay, their families will go without.

We are to live in the light of the parable. It is not telling us that it does not matter what we do, or how we live. Otherwise, I might be tempted to sit back, relax and only work a little when I am old, ready to receive my reward. The parable is not that crass. The God of this parable is a "full- time, all-day worker," who is always calling us to further change, always sending us to some section of the vineyard where our presence and labors are needed.

As I hear and respond to God’s call to the vineyard, I am reminded that the work is not a burden: nor am I to compare myself to how much and how long others work. We serve a wonderful, generous and loving God and our service isn’t a burden but a gift. To work a full day serving God, in whatever way we are called, is a blessing. The parable also reminds us that it is never too late to respond to God’s call. As the prophet Isaiah urges, "Seek the Lord while he may be found."

In light of the God revealed in this parable we are challenged to act towards others as God has acted towards us. God has passed judgment, paid the laborers their wages – compassion and grace. Now, we are called to do likewise, go into the vineyard and practice generosity of heart towards others, even if we do not think they have earned it.