Multan – Cộng đồng Kitô giáo ở Punjab đau buồn vì vụ bạo lực xảy ra với một học sinh tại trường trung học công lập ở Burewala, miền nam Punjab.
Theo tin từ hãng tin Fides, Sharon Masih, 15 tuổi, đã bị các bạn học Hồi giáo bạo hành cho đến chết hôm 30/08 vừa qua. Mushtaq Gill, một luật sư Kitô gíao cho hãng tin Fides biết rằng Sharon Masih đã bị các ban học chặn đường, bắt cóc, bắt nạt; họ đã gia tăng bạo hành Sharon Masih, đấm đá chàng thiếu niên. Sharon Masih bị ngã xuống đất bất tỉnh, sau đó được đưa đến bệnh viện Burewala và tại đây em được xác nhận đã qua đời.
Cảnh sát đã ghi nhận vụ giết người của các học sinh Hồi giáo và trao trả thi hài Sharon Masih cho gia đình. Theo những điều tra đầu tiên của cảnh sát, Sharon Masih có lẽ là nạn nhân bị bắt nạt, đối xử tàn tệ vì niềm tin Kitô giáo và vì các bạn học muốn dụ cậu thiếu niên cải đạo sang Hồi giáo. Sharon Masih đã chống cự cho đến giây phút cuối của cuộc bạo hành và đã tử vong. Sharon Masih đã muốn đổi trường học vì những lời đe dọa cũng như bạo hành mà em đã phải chịu.
Sự kiện này cho thấy rõ sự đối xử phân biệt và bạo hành đối với các tôn giáo thiểu số không phải Hồi giáo đang phổ biến trong xã hội Pakistan. Anjum James Paul, một giáo viên Kitô giáo và chủ tịch của hội các giáo viên Pakistan thiểu số đã nói với hãng tin Fides: “Bạo lực bắt nguồn từ băng ghế nhà trường bởi vì các sách giáo khoa được sử dụng từ các trường tiểu học gieo vào trong các học sinh sự hận thù và bất bao dung đối với người không Hồi giáo.” Ông cũng nói thêm: “một đàng các sách giáo khoa được sử dụng trong trường học cổ võ cho Hồi giáo, tín hữu Hồi giáo, nền văn hóa và văn minh hồi giáo, đàng khác nó không ngừng cổ võ sự khinh khi hận thù chống lại các tôn giáo ngoài Hồi giáo, những người không phải Hồi giáo, các nền văn hóa và văn minh khác Hồi giáo. Điều này gây nên hậu quả tai hại nơi não trạng của các trẻ em và thiếu niên, khơi dậy bạo lực và tác hại đối với sự sống chung hòa bình.”
Anjum James Paul cũng cho biết là đã có một số thay đổi trong sách giáo khoa sau khi có các báo động được các tổ chức gửi đến chính quyền, nhưng cần mở nhiều con đường hơn nữa để đưa Pakistan thành một quốc gia trung hòa, nơi tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm, sự đa dạng, sự sống chung hòa bình và các tôn giáo thiểu số. Nhà nước cần phải hành động để các trường công lạp là nơi có thể xây dựng sự sống chung hòa bình về xã hội và tôn giáo. Tại Pakistan, các tín hữu các tôn giáo thiểu số như Kitô hữu vẫn còn là nạn nhân của sự cực đoan và vi phạm nhân quyền. ((Agenzia Fides 2/9/2017)
Cảnh sát đã ghi nhận vụ giết người của các học sinh Hồi giáo và trao trả thi hài Sharon Masih cho gia đình. Theo những điều tra đầu tiên của cảnh sát, Sharon Masih có lẽ là nạn nhân bị bắt nạt, đối xử tàn tệ vì niềm tin Kitô giáo và vì các bạn học muốn dụ cậu thiếu niên cải đạo sang Hồi giáo. Sharon Masih đã chống cự cho đến giây phút cuối của cuộc bạo hành và đã tử vong. Sharon Masih đã muốn đổi trường học vì những lời đe dọa cũng như bạo hành mà em đã phải chịu.
Sự kiện này cho thấy rõ sự đối xử phân biệt và bạo hành đối với các tôn giáo thiểu số không phải Hồi giáo đang phổ biến trong xã hội Pakistan. Anjum James Paul, một giáo viên Kitô giáo và chủ tịch của hội các giáo viên Pakistan thiểu số đã nói với hãng tin Fides: “Bạo lực bắt nguồn từ băng ghế nhà trường bởi vì các sách giáo khoa được sử dụng từ các trường tiểu học gieo vào trong các học sinh sự hận thù và bất bao dung đối với người không Hồi giáo.” Ông cũng nói thêm: “một đàng các sách giáo khoa được sử dụng trong trường học cổ võ cho Hồi giáo, tín hữu Hồi giáo, nền văn hóa và văn minh hồi giáo, đàng khác nó không ngừng cổ võ sự khinh khi hận thù chống lại các tôn giáo ngoài Hồi giáo, những người không phải Hồi giáo, các nền văn hóa và văn minh khác Hồi giáo. Điều này gây nên hậu quả tai hại nơi não trạng của các trẻ em và thiếu niên, khơi dậy bạo lực và tác hại đối với sự sống chung hòa bình.”
Anjum James Paul cũng cho biết là đã có một số thay đổi trong sách giáo khoa sau khi có các báo động được các tổ chức gửi đến chính quyền, nhưng cần mở nhiều con đường hơn nữa để đưa Pakistan thành một quốc gia trung hòa, nơi tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm, sự đa dạng, sự sống chung hòa bình và các tôn giáo thiểu số. Nhà nước cần phải hành động để các trường công lạp là nơi có thể xây dựng sự sống chung hòa bình về xã hội và tôn giáo. Tại Pakistan, các tín hữu các tôn giáo thiểu số như Kitô hữu vẫn còn là nạn nhân của sự cực đoan và vi phạm nhân quyền. ((Agenzia Fides 2/9/2017)