Ngày mồng 2 tết, kính nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã qua đời.
Một tác giả nọ đã tóm lược lại luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam bằng những vần thơ sau đây:
Tổ tiên rồi đến ông bà,
dưới là cha mẹ, sau là cháu con.
Thờ cha kính mẹ vuông tròn,
giữ tròn chữ hiếu dạy trong luân thường.
Làm người ăn ở khiêm nhường,
kính trên nhường dưới và nhường người trên.
Luân thường đạo lý chớ quên,
thế hệ con cháu giữ nền móng xưa.
Tuần hoàn hết nắng lại mưa,
có vay có trả mới vừa lòng nhau.
Cuộc đời trả trả vay vay,
vay đi trả lại, biết ngày nào xong.
Chi bằng hãy nhớ làm lòng,
ân đền nghĩa trả mới mong tâm bình.
Tâm bình mới có an bình,
an bình mới có mối tình thâm sâu.
Thánh hiền đã dạy từ lâu,
gieo nhân gặp quả là câu luân thường.
Luân thường đạo lý làm gương,
dạy trong sách thánh, con đường ta đi.
Quí vị và các bạn thân mến,
Hôm nay ngày mồng 2 tết, chúng ta kính nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã qua đời. Báo hiếu là đạo của dân tộc. Người Việt Nam có thể tuyên xưng nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng nền tảng chung của mọi người vẫn là thờ kính ông bà tổ tiên. Ðạo thờ ông bà, như chúng ta vẫn thường nói, không phải là tín ngưỡng riêng của một nhóm người không theo một tôn giáo nào, mà là đạo lý chung của mọi người Việt Nam, mà từ ngàn xưa, tổ tiên ông bà chúng ta đã trau dồi và truyền lại cho con cháu. Ðón nhận đạo lý ngàn đời ấy của dân tộc, cho nên năm 1974, các Ðức Giám Mục Việt Nam đã cho phổ biến một thông cáo xác định và đề cao các lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên. Thông cáo có đoạn viết như sau: "Những cử chỉ, thái độ, lễ nghi, có tính cách thế tục, lịch sự, xã giao, để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính, và tưởng niệm các tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và tham dự cách chủ động". Một cách cụ thể, các Ðức Giám Mục Việt Nam cổ võ việc thiết lập bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên, đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên, tổ chức những ngày cúng giỗ cũng như tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng, quen gọi là Phúc Thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng. Tựu trung, báo hiếu là đạo làm người, không những đã được ghi khắc trong trái tim con người, mà còn được Thiên Chúa mạc khải thành lề luật: "Ngươi hãy thảo kính cha mẹ". Ðạo làm người này quan trọng đến độ chỉ đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Xét cho cùng, đạo làm người này gắn liền với đạo thờ phượng Thiên Chúa. Có nhận ra cha mẹ, ông bà, tổ tiên, con người mới có thể nhận biết căn nguyên và chủ tể của mình là Thiên Chúa.
Khởi đầu một năm mới, chúng ta được mời gọi xác định lại vị trí của mình. Kính nhớ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, là tuyên xưng niềm tin và nói lên niềm tri ân với Ðấng là căn nguyên của sự sống, là chủ của thời gian.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì hồng ân sự sống mà Chúa đã ban tặng cho chúng con qua trung gian của cha mẹ, ông bà, tổ tiên chúng con. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng chính qua đạo hiếu mà chúng con tôn thờ Chúa.
Xin Chúa i a chúc lành, cho đời cha mẹ của con.
Công ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn.
Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời,
và ơn cha mẹ, suốt đời coi nhẹ khổ đau.
Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời.
Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
An vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha.
Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà.
Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời,
dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha.
Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời.
Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
(Lời bài hát Cầu cho Cha Mẹ, của tác giả Phanxicô)
Một tác giả nọ đã tóm lược lại luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam bằng những vần thơ sau đây:
Tổ tiên rồi đến ông bà,
dưới là cha mẹ, sau là cháu con.
Thờ cha kính mẹ vuông tròn,
giữ tròn chữ hiếu dạy trong luân thường.
Làm người ăn ở khiêm nhường,
kính trên nhường dưới và nhường người trên.
Luân thường đạo lý chớ quên,
thế hệ con cháu giữ nền móng xưa.
Tuần hoàn hết nắng lại mưa,
có vay có trả mới vừa lòng nhau.
Cuộc đời trả trả vay vay,
vay đi trả lại, biết ngày nào xong.
Chi bằng hãy nhớ làm lòng,
ân đền nghĩa trả mới mong tâm bình.
Tâm bình mới có an bình,
an bình mới có mối tình thâm sâu.
Thánh hiền đã dạy từ lâu,
gieo nhân gặp quả là câu luân thường.
Luân thường đạo lý làm gương,
dạy trong sách thánh, con đường ta đi.
Quí vị và các bạn thân mến,
Hôm nay ngày mồng 2 tết, chúng ta kính nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã qua đời. Báo hiếu là đạo của dân tộc. Người Việt Nam có thể tuyên xưng nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng nền tảng chung của mọi người vẫn là thờ kính ông bà tổ tiên. Ðạo thờ ông bà, như chúng ta vẫn thường nói, không phải là tín ngưỡng riêng của một nhóm người không theo một tôn giáo nào, mà là đạo lý chung của mọi người Việt Nam, mà từ ngàn xưa, tổ tiên ông bà chúng ta đã trau dồi và truyền lại cho con cháu. Ðón nhận đạo lý ngàn đời ấy của dân tộc, cho nên năm 1974, các Ðức Giám Mục Việt Nam đã cho phổ biến một thông cáo xác định và đề cao các lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên. Thông cáo có đoạn viết như sau: "Những cử chỉ, thái độ, lễ nghi, có tính cách thế tục, lịch sự, xã giao, để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính, và tưởng niệm các tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và tham dự cách chủ động". Một cách cụ thể, các Ðức Giám Mục Việt Nam cổ võ việc thiết lập bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên, đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên, tổ chức những ngày cúng giỗ cũng như tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng, quen gọi là Phúc Thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng. Tựu trung, báo hiếu là đạo làm người, không những đã được ghi khắc trong trái tim con người, mà còn được Thiên Chúa mạc khải thành lề luật: "Ngươi hãy thảo kính cha mẹ". Ðạo làm người này quan trọng đến độ chỉ đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Xét cho cùng, đạo làm người này gắn liền với đạo thờ phượng Thiên Chúa. Có nhận ra cha mẹ, ông bà, tổ tiên, con người mới có thể nhận biết căn nguyên và chủ tể của mình là Thiên Chúa.
Khởi đầu một năm mới, chúng ta được mời gọi xác định lại vị trí của mình. Kính nhớ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, là tuyên xưng niềm tin và nói lên niềm tri ân với Ðấng là căn nguyên của sự sống, là chủ của thời gian.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì hồng ân sự sống mà Chúa đã ban tặng cho chúng con qua trung gian của cha mẹ, ông bà, tổ tiên chúng con. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng chính qua đạo hiếu mà chúng con tôn thờ Chúa.
Xin Chúa i a chúc lành, cho đời cha mẹ của con.
Công ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn.
Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời,
và ơn cha mẹ, suốt đời coi nhẹ khổ đau.
Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời.
Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
An vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha.
Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà.
Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời,
dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha.
Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời.
Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
(Lời bài hát Cầu cho Cha Mẹ, của tác giả Phanxicô)