Vatican City (CNS) ĐGH Phanxicô nói rằng trong lúc thế giới này đầy rẫy những khủng bố, thiên tai và chia rẽ, Thiên Chúa cùng chia sẻ niềm đau với những người khốn khổ và ban hy vọng cho một tương lai đầy niềm vui và an ủi.
Nhắc đến những nạn nhân trong cuộc khủng bố ở Barcelona vào ngày 17 tháng Tám, sự tàn phá của vụ đất trượt vào ngày 16 tháng Tám tại Congo và những sự kiện bi thương khác trên thế giới, ĐGH kêu gọi các Kitô hữu hãy chạy đến lòng nhân lành của Chúa khi tường trình về những bản tin buồn mà chúng ta có nguy cơ trở thành thói quen.
ĐGH đã nói với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài rằng “Hãy nghĩ đến khuôn mặt đầy kinh hãi của những đức trẻ trong chiến tranh, tiếng khóc nghẹn ngào của những bà mẹ, những mộng đẹp của bao người trẻ bỗng tan tành, những người tỵ nạn hoảng hốt trên hành trình trốn chạy và bị bóc lột hết đợt này đến đợt khác.”
Nhưng người Kitô hữu mang nơi mình niềm hy vọng trong những giờ phút đau khổ vì họ biết rằng họ có một người cha ở trên trời và “Ngài sẽ lau khô những giọt nước mắt những đứa con đáng thương của ngài “và “đã chuẩn bị cho chúng ta một tương lai khác.”
Đề cập đến Sách Khải Huyền về đoạn Thiên Chúa công bố rằng Ngài sẽ “làm cho mọi sự trở nên mới,” ĐGH giải thích rằng người Kitô hữu đặt hy vọng vào “niềm tin là Thiên Chúa luôn luôn tạo ra những điều mới lạ “trong lịch sử, trong vũ trụ và trong đời sống hàng ngày.”
Người Kitô hữu không được nhìn xuống “như những con lợn” như thể “là chúng ta bị đày đọa vào chốn lang thang đời đời mà không có bất cứ một lý do nào giải thích những vất vả của chúng ta. Thay vào đó chúng ta phải tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa về một “Jerusalem trên trời”, nơi đó không còn chết chóc, không còn than van, không còn khóc lóc hay đay khổ nữa.
Thiên Chúa không dựng nên con người “do lầm lỗi, tự kết án mình và đẩy chúng ta vào những đêm đen đau khổ, nhưng Ngài dựng nên chúng ta vì Ngài muốn chúng ta được hạnh phúc. Ngài là cha của chúng ta và nếu giờ này chúng ta phải trải qua một cuộc sống không phải do ý muốn của Ngài, thì Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa đang làm việc để cứu chuộc chúng ta. Ngài làm việc để cứu chúng ta.”
Người Kitô hữu được kêu gọi tới mùa xuân vui tươi chứ không phải mùa thu tàn tạ và luôn luôn hy vọng rằng “những ngày tươi đẹp nhất của chúng ta đang tới.”
Đừng bao giờ quên tự hỏi mình câu này: Tôi là người của mùa xuân hay mùa thu? Có phải tôi là mùa xuân, mong đợi hoa, mong đợi quả, mong đợt mặt trời là Chúa Giêsu? Hay là mùa thu ảm đạm, căng đắng, phàn nàn, cau có…?
Giống như cây lúa vẫn tiếp tục mọc lên dù xung quanh là cỏ dại, Nước Thiên Chúa cũng tiếp tục lớn lên ngay cả giữa “khó khăn, đàm tiếu, chiến tranh, bệnh tật.”
“Công trình sáng tạo không chấm dứt vào ngày thứ sáu như trong sách Sáng Thế, nhưng mãi tiếp tục bởi vì Thiên Chúa luôn quan tâm đến chúng ta. Vâng, Cha của chúng ta là Thiên Chúa của sự mới mẻ và ngạc nhiên. Vào ngày ấy, chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc và chúng ta sẽ khóc, nhưng khóc vì vui sướng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Nhắc đến những nạn nhân trong cuộc khủng bố ở Barcelona vào ngày 17 tháng Tám, sự tàn phá của vụ đất trượt vào ngày 16 tháng Tám tại Congo và những sự kiện bi thương khác trên thế giới, ĐGH kêu gọi các Kitô hữu hãy chạy đến lòng nhân lành của Chúa khi tường trình về những bản tin buồn mà chúng ta có nguy cơ trở thành thói quen.
ĐGH đã nói với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài rằng “Hãy nghĩ đến khuôn mặt đầy kinh hãi của những đức trẻ trong chiến tranh, tiếng khóc nghẹn ngào của những bà mẹ, những mộng đẹp của bao người trẻ bỗng tan tành, những người tỵ nạn hoảng hốt trên hành trình trốn chạy và bị bóc lột hết đợt này đến đợt khác.”
Nhưng người Kitô hữu mang nơi mình niềm hy vọng trong những giờ phút đau khổ vì họ biết rằng họ có một người cha ở trên trời và “Ngài sẽ lau khô những giọt nước mắt những đứa con đáng thương của ngài “và “đã chuẩn bị cho chúng ta một tương lai khác.”
Đề cập đến Sách Khải Huyền về đoạn Thiên Chúa công bố rằng Ngài sẽ “làm cho mọi sự trở nên mới,” ĐGH giải thích rằng người Kitô hữu đặt hy vọng vào “niềm tin là Thiên Chúa luôn luôn tạo ra những điều mới lạ “trong lịch sử, trong vũ trụ và trong đời sống hàng ngày.”
Người Kitô hữu không được nhìn xuống “như những con lợn” như thể “là chúng ta bị đày đọa vào chốn lang thang đời đời mà không có bất cứ một lý do nào giải thích những vất vả của chúng ta. Thay vào đó chúng ta phải tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa về một “Jerusalem trên trời”, nơi đó không còn chết chóc, không còn than van, không còn khóc lóc hay đay khổ nữa.
Thiên Chúa không dựng nên con người “do lầm lỗi, tự kết án mình và đẩy chúng ta vào những đêm đen đau khổ, nhưng Ngài dựng nên chúng ta vì Ngài muốn chúng ta được hạnh phúc. Ngài là cha của chúng ta và nếu giờ này chúng ta phải trải qua một cuộc sống không phải do ý muốn của Ngài, thì Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa đang làm việc để cứu chuộc chúng ta. Ngài làm việc để cứu chúng ta.”
Người Kitô hữu được kêu gọi tới mùa xuân vui tươi chứ không phải mùa thu tàn tạ và luôn luôn hy vọng rằng “những ngày tươi đẹp nhất của chúng ta đang tới.”
Đừng bao giờ quên tự hỏi mình câu này: Tôi là người của mùa xuân hay mùa thu? Có phải tôi là mùa xuân, mong đợi hoa, mong đợi quả, mong đợt mặt trời là Chúa Giêsu? Hay là mùa thu ảm đạm, căng đắng, phàn nàn, cau có…?
Giống như cây lúa vẫn tiếp tục mọc lên dù xung quanh là cỏ dại, Nước Thiên Chúa cũng tiếp tục lớn lên ngay cả giữa “khó khăn, đàm tiếu, chiến tranh, bệnh tật.”
“Công trình sáng tạo không chấm dứt vào ngày thứ sáu như trong sách Sáng Thế, nhưng mãi tiếp tục bởi vì Thiên Chúa luôn quan tâm đến chúng ta. Vâng, Cha của chúng ta là Thiên Chúa của sự mới mẻ và ngạc nhiên. Vào ngày ấy, chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc và chúng ta sẽ khóc, nhưng khóc vì vui sướng.”
Giuse Thẩm Nguyễn