Biến cố Chúa Hiển Dung chúng ta mừng kính hôm nay được Tin mừng Nhất Lãm thuật lại (Mt 17,1-9; Mc 9,2-10; Lc 9,28-36). Biến cố này diễn ra sáu ngày sau lời loan báo về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu lần thứ nhất và khoảng một năm trước khi Ngài chịu chết khổ hình thập giá. Qua biến cố này, xin được gợi mở một vài suy niệm sau đây:
1. Biến cố Hiển Dung giúp các môn đệ tin vào Đức Giêsu là Thiên Chúa.
Từ khi theo Thầy cho tới hôm nay, dầu ở gần Thầy, được nghe Thầy giảng, được chứng kiến nhiều phép lạ Thầy làm, nhưng các môn đệ vẫn chỉ thấy một Đức Giêsu của bản tính con người bằng xương bằng thịt. Nhưng hôm nay các ông thực sự thấy Ngài với một diện mạo khác: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2). Bên cạnh đó, các ông còn thấy các bậc vị vọng của Cựu Ước xuất hiện và đàm đạo với Ngài: “Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người” (Mt 17,3). Ngoài ra, các ông còn được Chúa Cha cho biết về Đức Giêsu rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17,5). Thấy những điều đó, các ông đã “sấp mặt xuống đất” (x. Mt 17,6). Thái độ này cho chúng ta biết, các ông tin lời Chúa Cha phán, tin Đức Giêsu thực sự là một vị Thiên Chúa.
2. Biến cố Hiển Dung giúp các môn đệ biết đón nhận đau khổ.
Biến cố Hiển Dung không chỉ giúp các môn đệ tin vào Đức Giêsu là Thiên Chúa mà còn giúp các ông biết đón nhận đau khổ. Thật vậy, qua biến cố này, các môn đệ hiểu được rằng, Đức Giêsu phải trải qua đau khổ mới tới vinh quang. Hay nới cách khác, Thập giá và Phục sinh luôn nối kết với nhau không thể tách rời. Hiểu được như vậy, nên các môn đệ dễ dàng chấp nhận lời loan báo của Đức Giêsu về thập giá và sẵn sàng chấp nhận những đau khổ của người môn đệ Đức Giêsu, như lời Ngài mời gọi: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Nhờ đó, các môn đệ nói chung và ba môn đệ được diễm phúc chứng kiến cuộc Hiển Dung hôm nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Thầy trao phó: Thánh Phê-rô hoàn thành nhiệm vụ Tông đồ trưởng đã chết tử đạo, Thánh Gia-cô-bê là vị Tông đồ lãnh nhận phúc Tử đạo đầu tiên và Thánh Gioan là chứng nhân cuối cùng của các Tông đồ.
3. Biến cố Hiển Dung trở thành niềm hy vọng và an ủi cho hết thảy mọi người Kitô hữu.
Thật vậy, đứng trước đau khổ, con người thường có thái độ chán chường, thất vọng. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa đau khổ, nhất là khi biết nhìn vào biến cố Hiển Dung, con người sẽ tìm được niềm hy vọng và nguồn an ủi. Cho nên, biến cố Hiển Dung là niềm hy vọng và sự nâng đỡ cho những ai đang trong tình trạng đau khổ về tinh thần cũng như thể xác: Đó là những bệnh nhân đang ở trên dường bệnh; Đó là những tù nhân đang ở trong các trại giam; Đó là những ai đang ở trên bờ vực thẳm của đau khổ, sự chết…Chắc chắn họ sẽ tìm được sự nâng đỡ và ủi an khi suy niệm về biến cố Hiển Dung này. Dietrick Bonhoffer, vị mục sư người Đức đã bị giam tù vì can đảm lên tiếng chống lại chủ trương dã man độc ác của Đức Quốc Xã. Trong tám tháng bị giam giữ, ông đã không ngừng suy nghĩ về biến cố hiển dung của Chúa Giêsu và tìm thấy được ánh sáng ngay giữa những đêm dài vô tận trong một nhà tù ở Berlin. Ngay chính buổi sáng bị đem ra hành quyết, ông đã thốt lên: “Thế là hết! Cuộc sống đã khởi đầu đối với tôi.” Trong bài thơ có tựa đề Những Tiếng Thì Thầm Trong Đêm Tối, ông đã kêu gọi: “Hỡi những người anh em, sau những đêm dài, bao lâu ngày của chúng ta chưa đến, chúng ta hãy chiến đấu.” (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’ của Radio Veritas Asia ).
4. Biến cố Hiển Dung mời gọi mọi người chúng ta “biến hình” mỗi ngày.
Đức Giêsu đã biến hình để cho các môn đệ thấy bản tính Thiên Chúa của Ngài. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Nhưng với thời gian, tội lỗi đã làm cho chúng ta xa cách Thiên Chúa. Muốn gần Thiên Chúa, muốn giữ được bản tính làm Con Thiên Chúa, chúng ta cần phải “biến đổi”: Nếu chúng ta đang là con người xấu, chúng ta hãy biến đổi trở thành con người tốt. Nếu chúng ta đang trong tình trạng tội lỗi hãy biến đổi thành con người lành thánh. Nếu chúng ta đang là những con người dối trá, lừa lọc hãy biến đổi thành những con người trung tín, thành thật. Không những chúng ta biến đổi mà còn giúp người khác biến đổi. Để biến đổi, chúng ta cũng phải lên núi cao và sống tinh thần tĩnh lặng giữa chúng ta với Chúa: Đó là những khi chúng ta cầu nguyện; Đó là khi chúng ta đọc và suy gẫm Lời Chúa; Đó là khi chúng ta đọc kinh phụng vụ; Đó là khi chúng ta tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích; Đó là thời gian chúng ta tĩnh tâm, chúng ta đang ở riêng với Chúa.
5. Biến cố Hiển Dung cũng nhắc nhở chúng ta vâng nghe Lời của Đức Giêsu.
Đức Chúa Cha đã phán với ba môn đệ rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17,5). Vâng nghe Lời Đức Giêsu tức là vâng nghe những giáo huấn của Ngài được ghi lại trong các cuốn Tin mừng. Vâng nghe lời Đức Giêsu là tuân giữ Mười điều răn của Chúa, sáu điều răn Hội Thánh. Vâng nghe không chỉ bằng môi miệng nhưng phải đem ra thực hành trong đời sống, vì “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,17)
Tóm lại, biến cố Chúa Hiển Dung không những củng cố đức tin cho các môn đệ mà còn củng cố đức tin cho mỗi người chúng ta vào Đức Giêsu là Thiên Chúa. Đồng thời, qua biến cố này, giúp các môn đệ và mỗi người chúng ta chấp nhận và vượt qua những thử thách đau khổ trong cuộc đời với niềm hy vọng được phục sinh vinh quang.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin cho chúng con như xưa Chúa đã cũng cố đức tin cho các môn đệ. Xin giúp mỗi người chúng con hiểu biết nguyên tắc căn bản này là muốn tới vinh quang phải qua con đường thập giá. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Biến cố Hiển Dung giúp các môn đệ tin vào Đức Giêsu là Thiên Chúa.
Từ khi theo Thầy cho tới hôm nay, dầu ở gần Thầy, được nghe Thầy giảng, được chứng kiến nhiều phép lạ Thầy làm, nhưng các môn đệ vẫn chỉ thấy một Đức Giêsu của bản tính con người bằng xương bằng thịt. Nhưng hôm nay các ông thực sự thấy Ngài với một diện mạo khác: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2). Bên cạnh đó, các ông còn thấy các bậc vị vọng của Cựu Ước xuất hiện và đàm đạo với Ngài: “Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người” (Mt 17,3). Ngoài ra, các ông còn được Chúa Cha cho biết về Đức Giêsu rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17,5). Thấy những điều đó, các ông đã “sấp mặt xuống đất” (x. Mt 17,6). Thái độ này cho chúng ta biết, các ông tin lời Chúa Cha phán, tin Đức Giêsu thực sự là một vị Thiên Chúa.
2. Biến cố Hiển Dung giúp các môn đệ biết đón nhận đau khổ.
Biến cố Hiển Dung không chỉ giúp các môn đệ tin vào Đức Giêsu là Thiên Chúa mà còn giúp các ông biết đón nhận đau khổ. Thật vậy, qua biến cố này, các môn đệ hiểu được rằng, Đức Giêsu phải trải qua đau khổ mới tới vinh quang. Hay nới cách khác, Thập giá và Phục sinh luôn nối kết với nhau không thể tách rời. Hiểu được như vậy, nên các môn đệ dễ dàng chấp nhận lời loan báo của Đức Giêsu về thập giá và sẵn sàng chấp nhận những đau khổ của người môn đệ Đức Giêsu, như lời Ngài mời gọi: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Nhờ đó, các môn đệ nói chung và ba môn đệ được diễm phúc chứng kiến cuộc Hiển Dung hôm nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Thầy trao phó: Thánh Phê-rô hoàn thành nhiệm vụ Tông đồ trưởng đã chết tử đạo, Thánh Gia-cô-bê là vị Tông đồ lãnh nhận phúc Tử đạo đầu tiên và Thánh Gioan là chứng nhân cuối cùng của các Tông đồ.
3. Biến cố Hiển Dung trở thành niềm hy vọng và an ủi cho hết thảy mọi người Kitô hữu.
Thật vậy, đứng trước đau khổ, con người thường có thái độ chán chường, thất vọng. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa đau khổ, nhất là khi biết nhìn vào biến cố Hiển Dung, con người sẽ tìm được niềm hy vọng và nguồn an ủi. Cho nên, biến cố Hiển Dung là niềm hy vọng và sự nâng đỡ cho những ai đang trong tình trạng đau khổ về tinh thần cũng như thể xác: Đó là những bệnh nhân đang ở trên dường bệnh; Đó là những tù nhân đang ở trong các trại giam; Đó là những ai đang ở trên bờ vực thẳm của đau khổ, sự chết…Chắc chắn họ sẽ tìm được sự nâng đỡ và ủi an khi suy niệm về biến cố Hiển Dung này. Dietrick Bonhoffer, vị mục sư người Đức đã bị giam tù vì can đảm lên tiếng chống lại chủ trương dã man độc ác của Đức Quốc Xã. Trong tám tháng bị giam giữ, ông đã không ngừng suy nghĩ về biến cố hiển dung của Chúa Giêsu và tìm thấy được ánh sáng ngay giữa những đêm dài vô tận trong một nhà tù ở Berlin. Ngay chính buổi sáng bị đem ra hành quyết, ông đã thốt lên: “Thế là hết! Cuộc sống đã khởi đầu đối với tôi.” Trong bài thơ có tựa đề Những Tiếng Thì Thầm Trong Đêm Tối, ông đã kêu gọi: “Hỡi những người anh em, sau những đêm dài, bao lâu ngày của chúng ta chưa đến, chúng ta hãy chiến đấu.” (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’ của Radio Veritas Asia ).
4. Biến cố Hiển Dung mời gọi mọi người chúng ta “biến hình” mỗi ngày.
Đức Giêsu đã biến hình để cho các môn đệ thấy bản tính Thiên Chúa của Ngài. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Nhưng với thời gian, tội lỗi đã làm cho chúng ta xa cách Thiên Chúa. Muốn gần Thiên Chúa, muốn giữ được bản tính làm Con Thiên Chúa, chúng ta cần phải “biến đổi”: Nếu chúng ta đang là con người xấu, chúng ta hãy biến đổi trở thành con người tốt. Nếu chúng ta đang trong tình trạng tội lỗi hãy biến đổi thành con người lành thánh. Nếu chúng ta đang là những con người dối trá, lừa lọc hãy biến đổi thành những con người trung tín, thành thật. Không những chúng ta biến đổi mà còn giúp người khác biến đổi. Để biến đổi, chúng ta cũng phải lên núi cao và sống tinh thần tĩnh lặng giữa chúng ta với Chúa: Đó là những khi chúng ta cầu nguyện; Đó là khi chúng ta đọc và suy gẫm Lời Chúa; Đó là khi chúng ta đọc kinh phụng vụ; Đó là khi chúng ta tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích; Đó là thời gian chúng ta tĩnh tâm, chúng ta đang ở riêng với Chúa.
5. Biến cố Hiển Dung cũng nhắc nhở chúng ta vâng nghe Lời của Đức Giêsu.
Đức Chúa Cha đã phán với ba môn đệ rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17,5). Vâng nghe Lời Đức Giêsu tức là vâng nghe những giáo huấn của Ngài được ghi lại trong các cuốn Tin mừng. Vâng nghe lời Đức Giêsu là tuân giữ Mười điều răn của Chúa, sáu điều răn Hội Thánh. Vâng nghe không chỉ bằng môi miệng nhưng phải đem ra thực hành trong đời sống, vì “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,17)
Tóm lại, biến cố Chúa Hiển Dung không những củng cố đức tin cho các môn đệ mà còn củng cố đức tin cho mỗi người chúng ta vào Đức Giêsu là Thiên Chúa. Đồng thời, qua biến cố này, giúp các môn đệ và mỗi người chúng ta chấp nhận và vượt qua những thử thách đau khổ trong cuộc đời với niềm hy vọng được phục sinh vinh quang.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin cho chúng con như xưa Chúa đã cũng cố đức tin cho các môn đệ. Xin giúp mỗi người chúng con hiểu biết nguyên tắc căn bản này là muốn tới vinh quang phải qua con đường thập giá. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành