Chúa Nhật XV Thường niên A
Isaia 55: 10-11; Tv. 64; Rôma 8: 18-23; Mátthêu 13: 1-23

Tôi không nhớ đã xem bao nhiêu lần bài đọc thứ nhất hôm nay trong sách của ngôn sứ Isaia đã được đọc trong mở đầu các buổi tĩnh tâm, hay các buổi hội họp của các linh mục. Đó là một bài rất thích hợp cho những ai muốn làm linh mục, hay muốn giảng dạy Lời Chúa. Chúng ta biết bản thân chúng ta còn thiếu thốn, và việc lớn lao ở trước mặt chúng ta, là đem Lời Chúa đến cho các thính giả và các sinh viên. Và nhờ là bài sách của ngôn sứ Isaia đã giúp chúng ta triễn khai lời Chúa đến các cộng đoàn. Bài sách đó nhắc chúng ta biết việc áp dụng Lời Chúa cho một hoàn cảnh hay cho một số người đặc biệt; không hoàn toàn dựa vào chúng ta. Dù lời nói phát xuất từ chúng ta, nhưng chúng ta chỉ là cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho Lời Chúa được thành quả tốt đẹp.

Chính ngôn sứ Isaia cũng không loan báo Lời Chúa bởi năng quyền của ông ta. Isaia mở đầu "Đây là lời của Đức Chúa...". Ngôn sứ cũng như chúng ta cố gắng trung tín rao giảng Lời Thiên Chúa mà ông ta đã được nghe. Ông ta biện minh rằng mọi thành quả của Lời Chúa là do chính Thiên Chúa là nguồn gốc. "Cũng vậy, Lời của Ta, một khi đã xuất từ miệng Ta, sẽ không trở lại Ta một cách hư không, nếu không có sự thực hiện diều Ta muốn, và không đạt được sự Ta sai làm". Lời của ngôn sứ không đến với ông ta bởi nguồn gốc nào khác hơn là bởi Thiên Chúa. Ngôn sứ nhấn mạnh là Lời Thiên Chúa có nhiều năng lực, và lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên ông so sánh nó như cơn mưa mà Thiên Chúa dùng tưới đẫm mặt đất, và làm cho mặt đất phì nhiêu.

Chúng ta. các Kitô hữu tin là Lời Thiên Chúa đã thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể. Thiên Chúa đã gieo ân sũng của Ngài trong Đức Kitô và qua Ngài, Thiên Chúa tiếp tục gởi ân sũng của Ngài đến cho tất cả mọi người không phân biệt một ai.

Hôm nay chúng ta cầu xin cho chúng ta được sẵn sàng chào đón và lãnh nhận ơn phúc đó, và sẽ đem những điều đó thực hiện trong đời sống chúng ta, để chúng ta có thể cộng tác mang lại mùa gặt hái dồi dào cho Thiên Chúa. Một khi Lời Chúa đã được đón nhận, Lời đó sẽ gây thành quả cho những ai không chỉ lãnh nhận mà còn đem ra thực hành nữa. Lời Chúa có sự sống sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta sống; đến những bạn bè chúng ta chọn; đến cách chúng ta lo cho nguồn tài nguyên thiên nhiên; đến cách chúng ta lo giúp cho người nghèo và người sống bên lề xã hội. Ảnh hưởng của Thiên Chúa không kết thúc trong ảnh hưởng của chúng ta và tất cả những ai chúng chia sẻ Lời Chúa, vì chúng ta tin vào Lời Chúa Giêsu đã hứa "Lời đó sẽ sinh hoa kết quả được gấp trăm, gấp sáu chục, hay ba chục lần".

Tôi muốn chọn bài phúc âm ngắn đọc hôm nay. Thường thì tôi dùng bài dài để giữ bối cảnh cho trọn vẹn. Nhưng các nhà bình luận Kinh Thánh bảo chúng ta là bài phúc âm ngắn, được trích dẫn đúng lời của Chúa Giêsu giảng dạy. Dụ ngôn được đặt giữa các câu chuyện đối kháng với nhau và phải được xem là động lực dẫn lối cho các môn đệ. Cũng như Chúa Giêsu và các môn đệ đã gặp chống đối và nghi ngờ. Hạt giống được gieo vãi bằng tay và không đúng chỗ như cách gieo vãi bằng máy móc tối tân thời nay. Bởi thế, sự gieo hạt giống bằng tay có phần mất đi: vì chim trời, vì sỏi đá, và vì có chỗ có bụi gai.

Điều Chúa Giêsu diễn tả trong dụ ngôn của Ngài có thể giống như ảnh hưởng của Giáo Hội tiên khởi. Sự việc có thể gây chán nản lúc khởi đầu, nhưng Chúa Giêsu cam đoan với các môn đệ là chính Thiên Chúa là người phụ trách: mặc dù bước đầu có vẽ ảm đạm, nhưng sẽ có mùa gặt dồi dào. Không nên chán nản. Đường lối Thiên Chúa sẽ đem nhiều hoa trái, một trăm, hay sáu chục, hay ba chục lần hơn. Bởi thế không nên buông thả. Hãy cứ gieo hạt giống Lời Chúa, và rồi một ngày kia các anh em sẽ trông thấy thành quả khả quan.

Nếu nhà nông có một mùa gặt đầy hoa trái, người đó sẽ được bảy phần nhiều hơn, và ít khi được 10 phần nhiều hơn. Nhưng, Chúa Giêsu không phải là nhà nông. Chúng ta có thể nói, Ngài chẳng biết gì về việc gieo giống và gặt hái? Chúa Giêsu không dạy những nông phu làm sao cho mùa gặt hái tốt tươi phải không? Điều Chúa Giêsu cho biết là kinh nghiệm chính về việc sẽ ra sao khi Thiên Chúa điều khiển. Chúa Giêsu biết đường lối của Thiên Chúa, và bởi thế Ngài nói đến sự rộng lượng Thiên Chúa ban ra mặc dù khi chúng gặp cản trở và thiếu sót trong công việc. Chúa Giêsu nói với kinh nghiệm của Ngài trong khi Ngài rao giảng Lời Chúa. Trong 15 đoạn tiếp theo trong phúc âm thánh Mátthêu, Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng dạy dỗ và chữa lành, mặc dù rất có nhiều sỏi đá trong sự chống đối Ngài sẽ gặp. Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta cũng làm như Ngài. Như một cha Đa minh thân thiết khuyên tôi "Hãy tiếp tục, cứ tiếp tục".

Chúa Giêsu không chỉ cho các môn đệ một lời nói nâng đỡ, nhưng Ngài hứa sẽ có phép lạ. Mặc dù các ông sẽ bị người ta chống đối, ruồng bỏ, nhưng cuối cùng Thiên Chúa sẽ đưa đến một mùa gặt hái dồi dào. Chúa Giêsu cũng giải thích Đấng Thiên Chúa mà chúng ta rao giảng là một Thiên Chúa tràn đầy. Chúa Giêsu có thể hứa một mùa gặt hái 7 phần hay 10 phần hơn, và các thính giả của Ngài sẽ được hài lòng. Trái lại, Chúa Giêsu mạc khải một Thiên Chúa đầy giàu có và nhận hậu, hứa hẹn rất nhiều hơn là chỉ để được hài lòng. Ai lại không muốn làm việc và tiếp tục làm việc với một Thiên Chúa như thế phải không? Thiên Chúa không để chúng ta thiếu hụt, khô cạn. Nhưng, Ngài sẽ ban cho chúng ta nhiều hơn và chúng ta chỉ cần rao giảng Lời Chúa cho những ai lãnh nhận Lời Chúa trên đất tốt.

Hình như người nông phu này không phải gieo hạt giống một cách phung phí. Cách gieo hạt giống thời Chúa Giêsu là bừa đất tốt lên rồi gieo hạt giống. Dù vậy, trong dụ ngôn lời nói rõ ràng là cũng có hạt giống bị mất đi. Tôi là một người gieo trồng và tôi tự hỏi, nếu chúng ta, những người cẩn thận trong việc gieo giống, do có khi quá cẩn thận: chúng ta bắt đầu công việc trong giáo xứ như thế nào; chúng ta làm sao chọn lựa phần việc tốt đẹp nhất và biết chắc là chúng ta mời đúng người; chúng ta làm sao chú trọng đến thành quả cuối cùng? Chúa Giêsu có kêu gọi chúng ta đừng sợ hãi khi bước vào công việc. Vì thành quả của việc chúng ta gieo giống không hoàn toàn do chúng ta điều khiển phải không? Chúng ta chỉ là công cụ của một Thiên Chúa năng động và khoan dung. Nói cho cùng, chúng ta chẳng phải là thí dụ đầu tiên về cách Thiên Chúa tạo cơ hội hành động bằng cách chọn môn đệ như chúng ta đê rao giảng Lời Chúa?

Lời Thiên Chúa nói riêng với từng người trong chúng ta về phương cách, vì sao, và nơi nào chúng ta sẽ rao giảng Lời Chúa. Nhưng, phúc âm cũng nói đến cộng đoàn là Giáo Hội. Lời Chúa là chính điều nói cho chúng ta hôm nay. Lời đó nói về can đảm, và cho chúng ta hy vọng. Đôi khi chúng ta có thể tự hỏi Giáo Hội có ảnh hưởng gì trên thế gian với bao nhiêu dữ kiện về tội lỗi và thiếu sót của chúng ta.

Đôi khi thật rất khó trông thấy Triều Đại Thiên Chúa được đưa đến và gây nhiều hoa trái. Chúng ta có thể hỏi, Giáo Hội có giá trị nào để ảnh hưởng đến giá trị của thế gian? Hôm nay phúc âm nói cho chúng ta biết, như cha Đa minh đã nói với tôi "hãy tiếp tục, cứ tiếp tục". Thiên Chúa hành động qua chúng ta là những dụng cụ còn khiếm khuyết để thi hành chương trình của Ngài trên thế gian. Sẽ có một mùa gặt hái dồi dào mặc dù bây giờ chúng ta không thấy được. Dụ ngôn khuyến khích chúng ta giữ hy vọng, mặc dù trong khi chúng ta chờ đợi xem hạt giống nẩy mầm sinh hoa trái.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


15th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13:1-23

I cannot count the number of times I’ve heard our first reading from Isaiah read at openings to a retreat, or at a preachers’ conference. It is a favorite of those who try to preach, or teach the Word of God. We’re so aware of our own inadequacies and the task that lies before us, to bring God’s Word home to our hearers and students, that we find comfort in the Isaiah reading. It reminds us that, despite our human limitations, the task of applying God’s Word to a particular people, in particular settings, is not wholly dependent on us. We’re not just speaking on our own, but are partnered with God’s fruit-bearing Word.

Isaiah himself is not speaking on his own authority either. He begins, "Thus says the Lord…." He, like us, is trying to be faithful to communicating the Word of God that he has heard. Isaiah justifies his proclamation about the fruitfulness of the Word by identifying God as its source: "My word shall not return to me void, but shall do my will, achieving the end for which I sent it." It has not come to him from some other source, but from God. The prophet stresses that God’s Word is powerful and, inspired by the natural world, he likens it to the rain with which God nourishes the land and makes it fertile.

We Christians believe that God’s Word has come to fruition in Jesus Christ – the Word made flesh. God has sown generously in Christ and through him God continues to send blessings indiscriminately among us.

We pray today we will be well disposed to welcome and receive those graces and put them to use in our lives, so that we can help bring about a rich harvest for the Lord. The Word, once welcomed, yields effects for those who, not only receive it, but put it into practice. The life-giving Word will affect how we live our lives; the friends we choose; how we care for the earth’s resources; respond to the needs of the poor and marginalized. There is no end to the impact the Word can have on us and those with whom we share it, because we trust Jesus’ promise, it will yield "a hundred or sixty, or thirtyfold."

I would choose the short version for today’s gospel. Usually I read the longer version to keep the context intact, but biblical commentators tell us that the shorter version, the parable, is probably the original one spoken by Christ. The parable is set amid stories of opposition and it must have been an encouragement to the disciples, as Jesus and they faced opposition and suspicion. Seed was spread by hand and lacked the precision of our advanced planting methods. So, the random way seed was sown inevitably had waste: birds, rocky ground and weeds destroy it.

What Jesus describes in his parable would match the effects of the early church’s preaching ventures. Things may have looked rather depressing at its beginnings, but Jesus assures his disciples God is in charge: despite the bleak initial stages there will be a harvest. Don’t be distressed, God’s ways will bear much fruit – a hundred, or sixty or thirtyfold. So, don’t give up, keep casting seeds of God’s Word and someday you’ll see extraordinary results.

If a farmer had a good harvest he/she would have a sevenfold yield to the planting. Rarely would there be a tenfold crop yield. But Jesus isn’t a farmer. We could ask, what does he know about planting and harvesting? He is not teaching farmers how to improve their crop yield, is he? What he knows from first-hand experience is how things are when God is in charge. He knows the ways of God and so he is speaking of the abundance that God can produce even when we meet frustrations and our own limited abilities. Jesus is speaking out of his own experience as he spreads the Word. For the next 15 chapters in Matthew’s gospel, he will keep preaching, teaching and healing, no matter how much rocky-ground opposition he faces. He is encouraging us to do the same. As a dear senior Dominican friend advised me, "Keep on, keeping on."

Jesus doesn’t simply give a pep talk to his disciples. He promises them a miracle. Despite the rejection they are having and will meet in the future, in the end, God will bring about an abundant harvest. He is also describing the kind of God we preach – ours is a God of abundance. Jesus could have promised a very good harvest of seven or tenfold. His hearers would have been satisfied. Instead, he reveals the God of superabundance; promising much more than just satisfaction. Who wouldn’t love working and, continuing to work for, that kind of God?! God will not let us run dry but will provide more than enough for those who spread the Word of God and for those who receive it on good soil.
It does seem that this farmer scatters seed haphazardly. The method of sowing seed in Jesus’ day was first to scatter the seed, then turn the soil. Still, it’s clear in the parable, a lot of seed is wasted. I am a planner and I wonder if we careful sowers aren’t, at times, too cautious in our planting: how we start new ventures in the parish; how we try to pick the best settings and make sure the right people are invited; how we pay too close attention to the bottom line? Is Jesus inviting us not to be afraid to take chances, since the results of our sowing aren’t totally dependent on us? We are the instruments of a venturesome and abundant God. After all aren’t we prime examples of how God takes big chances by choosing disciples like us to preach the Word?

The Word of God speaks personally to each of us on how, why and where we spread the Word. But the gospel is also addressed to the whole community – the church. The Word is a bold one for us today; it speaks of courage and offers us hope. We may wonder at times how effective the church is in the world. We’ve had enough evidence of our limitations and sins.

At times it is hard to see just how God’s kingdom is taking hold and bearing fruit. Where, we might ask, has the church’s values had any effect on the world’s values? The gospel tells us today, as my old mentor would say, "Keep on keeping on." God is working through us flawed instruments to bring about God’s plan for the world. There will be an abundant harvest, even if we don’t see it now. The parable encourages us to have hope, as we wait to see the seed come to fruition.