Trong những ngày này, thế giới hướng về Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu đã xuống thế làm người. VietCatholic trân trọng giới thiệu với quý cha và anh chị em bài chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, sứ thần Tòa Thánh tại Giêrusalem, trong Mùa Giáng Sinh này.
Trong khi Giáng Sinh đang gần đến, người Công Giáo tự hỏi mình: Tôi là người lạc quan hay bi quan đây? Câu trả lời tìm thấy trong phụng vụ mùa này: “Lạy Chúa, chúng con thấy mình là tôi tớ bất xứng của Ngài và hổ thẹn vì tội lỗi chúng con làm đời mình trở thành rỗng tuếch. Xin Chúa ban cho chúng con niềm vui ngày Giáng Sinh Con Thiên Chúa, Đấng ngự giữa chúng con”.
Phần đầu lời kinh này nói lên những gì ẩn dấu trong sự bi quan của chúng ta; trong khi phần thứ hai nói lên lý do của thái độ lạc quan.
Không có thời điểm nào trong năm và không ở bất cứ nơi nào khác ngoài Bêlem mà ta cảm thấy gần gũi với Thiên Chúa như vậy. Sinh ra như ta, với xác thịt như ta, Ngài đồng hành với ta trong cuộc sống này.
Sự cô đơn chấm dứt khi chúng ta quỳ gối trong đức tin và trong đức mến trước Hài Nhi trong máng cỏ Bêlem. Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta - còn ai dám chống lại chúng ta? Sự trống rỗng của chúng ta chấm dứt vì khi chúng ta bên Chúa, chúng ta có mọi thứ. Cảm giác tuyệt vọng chấm dứt vì khi chúng ta biết Chúa bên cạnh chúng ta, chúng ta trở nên mạnh mẽ và can đảm cách lạ lùng.
Lời chúc của tôi cho tất cả mọi Kitô hữu trên thế giới và cho tất cả những người thiện chí là, trong khiêm nhường và đơn sơ, họ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, diện kiến được thiên nhan Ngài và cảm nhận được ý nghĩa Kitô Giáo của đời sống.
Dù tại Do Thái và Palestine, lạc quan và bi quan lần lượt thay nhau đến rồi đi, tôi tin rằng chúng ta cần sự lạc quan cho niềm bi quan đã dẫn đến thái độ buông xuôi và trở nên thụ động trong khi óc sáng tạo thui chột dần. Lạc quan, trái lại cho phép ta vượt qua ngục tù của giờ phút này vì nó biết gieo hạt nơi phía bên kia lằn ranh, hạt giống sẽ trổ sinh tốt tươi mai này.
Có những dấu chỉ lạc quan tại Thánh Địa, những dấu chỉ của thiện chí và hòa bình. Một trang sử mới đã được lật sang và chỉ chờ được viết lên.
Tôi đã từng nói chìa khóa của hòa bình tại nhiều miền đất trên thế giới được tìm thấy tại Giêrusalem. Hòa bình tại Thánh Địa nghĩa là hòa bình tại các nơi khác. Như Đức Thánh Cha đã từng nói: “Hòa bình là có thể. Hòa bình không phải là một lựa chọn, đó là một nghĩa vụ”.
Có nhiều dấu chỉ của hòa bình nhưng chúng chưa được kết hợp lại. Bức tường vẫn còn đang được xây và người dân vẫn còn chết dần mòn. Do đó, chúng ta cần những hành động đối phó lại với tình hình hiện nay. Nhưng những dấu chỉ đầu tiên đã xuất hiện, tỏ tường nơi các bước dè dặt từ phía các nhà lãnh đạo Do Thái và Palestine, như những biểu hiện của một thiện chí hòa bình.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trong những ngày gần đây đã tuyên bố họ sẽ dấn thân mang hòa bình đến cho Thánh Địa. Ngày càng nhiều người ý thức rằng hòa bình nơi đây là hòa bình cho các vùng khác.
Trong cuộc tranh chấp đã kéo dài quá lâu, người Kitô hữu vừa là nạn nhân, vừa là những người mang trong tim niềm hy vọng. Họ có lẽ chỉ là 2% trong số những người gọi đây là quê hương, nhưng chứng tá không thể đo lường bằng số lượng mà bởi phẩm chất của những chỉ dấu được đưa ra, và Kitô Giáo là một dấu chỉ của hòa giải. Dấu chỉ này còn mạnh hơn khi tính đến mối liên kết giữa những người Kitô hữu sống trên thế giới với người Kitô hữu sống tại Thánh Địa.
Hoà giải cũng được đo lường qua con số những người hành hương bước trên các nẻo đường Giêrusalem, Bêlem, và Nagiarét theo những bước chân của Chúa Giêsu, cầu nguyện với đôi mắt không hận thù, với con tim bè bạn đối với cả người Do Thái lẫn người Palestine.
Tiến bước trên miền đất của Chúa Giêsu, người Kitô hữu hành hương cảm thấy được hòa giải chính mình với Chúa. Trong cách thế đó, họ là một dấu chỉ của hòa giải tại Thánh Địa.
Trong khi Giáng Sinh đang gần đến, người Công Giáo tự hỏi mình: Tôi là người lạc quan hay bi quan đây? Câu trả lời tìm thấy trong phụng vụ mùa này: “Lạy Chúa, chúng con thấy mình là tôi tớ bất xứng của Ngài và hổ thẹn vì tội lỗi chúng con làm đời mình trở thành rỗng tuếch. Xin Chúa ban cho chúng con niềm vui ngày Giáng Sinh Con Thiên Chúa, Đấng ngự giữa chúng con”.
Phần đầu lời kinh này nói lên những gì ẩn dấu trong sự bi quan của chúng ta; trong khi phần thứ hai nói lên lý do của thái độ lạc quan.
Không có thời điểm nào trong năm và không ở bất cứ nơi nào khác ngoài Bêlem mà ta cảm thấy gần gũi với Thiên Chúa như vậy. Sinh ra như ta, với xác thịt như ta, Ngài đồng hành với ta trong cuộc sống này.
Sự cô đơn chấm dứt khi chúng ta quỳ gối trong đức tin và trong đức mến trước Hài Nhi trong máng cỏ Bêlem. Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta - còn ai dám chống lại chúng ta? Sự trống rỗng của chúng ta chấm dứt vì khi chúng ta bên Chúa, chúng ta có mọi thứ. Cảm giác tuyệt vọng chấm dứt vì khi chúng ta biết Chúa bên cạnh chúng ta, chúng ta trở nên mạnh mẽ và can đảm cách lạ lùng.
Lời chúc của tôi cho tất cả mọi Kitô hữu trên thế giới và cho tất cả những người thiện chí là, trong khiêm nhường và đơn sơ, họ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, diện kiến được thiên nhan Ngài và cảm nhận được ý nghĩa Kitô Giáo của đời sống.
Dù tại Do Thái và Palestine, lạc quan và bi quan lần lượt thay nhau đến rồi đi, tôi tin rằng chúng ta cần sự lạc quan cho niềm bi quan đã dẫn đến thái độ buông xuôi và trở nên thụ động trong khi óc sáng tạo thui chột dần. Lạc quan, trái lại cho phép ta vượt qua ngục tù của giờ phút này vì nó biết gieo hạt nơi phía bên kia lằn ranh, hạt giống sẽ trổ sinh tốt tươi mai này.
Có những dấu chỉ lạc quan tại Thánh Địa, những dấu chỉ của thiện chí và hòa bình. Một trang sử mới đã được lật sang và chỉ chờ được viết lên.
Tôi đã từng nói chìa khóa của hòa bình tại nhiều miền đất trên thế giới được tìm thấy tại Giêrusalem. Hòa bình tại Thánh Địa nghĩa là hòa bình tại các nơi khác. Như Đức Thánh Cha đã từng nói: “Hòa bình là có thể. Hòa bình không phải là một lựa chọn, đó là một nghĩa vụ”.
Có nhiều dấu chỉ của hòa bình nhưng chúng chưa được kết hợp lại. Bức tường vẫn còn đang được xây và người dân vẫn còn chết dần mòn. Do đó, chúng ta cần những hành động đối phó lại với tình hình hiện nay. Nhưng những dấu chỉ đầu tiên đã xuất hiện, tỏ tường nơi các bước dè dặt từ phía các nhà lãnh đạo Do Thái và Palestine, như những biểu hiện của một thiện chí hòa bình.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trong những ngày gần đây đã tuyên bố họ sẽ dấn thân mang hòa bình đến cho Thánh Địa. Ngày càng nhiều người ý thức rằng hòa bình nơi đây là hòa bình cho các vùng khác.
Trong cuộc tranh chấp đã kéo dài quá lâu, người Kitô hữu vừa là nạn nhân, vừa là những người mang trong tim niềm hy vọng. Họ có lẽ chỉ là 2% trong số những người gọi đây là quê hương, nhưng chứng tá không thể đo lường bằng số lượng mà bởi phẩm chất của những chỉ dấu được đưa ra, và Kitô Giáo là một dấu chỉ của hòa giải. Dấu chỉ này còn mạnh hơn khi tính đến mối liên kết giữa những người Kitô hữu sống trên thế giới với người Kitô hữu sống tại Thánh Địa.
Hoà giải cũng được đo lường qua con số những người hành hương bước trên các nẻo đường Giêrusalem, Bêlem, và Nagiarét theo những bước chân của Chúa Giêsu, cầu nguyện với đôi mắt không hận thù, với con tim bè bạn đối với cả người Do Thái lẫn người Palestine.
Tiến bước trên miền đất của Chúa Giêsu, người Kitô hữu hành hương cảm thấy được hòa giải chính mình với Chúa. Trong cách thế đó, họ là một dấu chỉ của hòa giải tại Thánh Địa.