Chúa Nhật XIII Thường Niên -A-
2 Các Vua 4: 8-11, 14-16a; Tv. 88; Rôma 6: 3-4, 8-11; Mátthêu 10: 37-42

Cả hai bài đọc và bài phúc âm đều nói về lòng hiếu khách. Đất nước chúng ta có tiếng về lòng hiếu khách dối với người nước ngoài. Khởi đi từ người Mỹ bản địa đầu tiên ở đất Hoa Kỳ đã đón tiếp người từ Châu Âu sang vì đức tin, cho đến những loạt người di cư vào thế kỷ 19 đến thế ky 20. Người nghèo đến gõ cửa nhà chúng ta đều được đón tiếp. Nhưng không phải ai cũng được đón nhiệt tình.

Vào giửa thế kỷ 19 về sau, người di cư từ Ái Nhĩ Lan qua gặp nhiều chống đối với những tấm bảng "Nếu là người Ái Nhĩ Lan, đừng xin việc". Người Đức bị truy nã trong thế chiến thứ Nhất. Người Mỹ da đen không được bỏ phiếu, không được đến trường học, không có việc làm, không được sống trong cộng đoàn người da trắng, không được vào rạp hát v.v... Đến giữa thế kỷ 20 có đạo luật không cho người các nước nam Châu Âu vào Hoa Kỳ vì họ bị xem là những người côn đồ tù tội nguy hiểm. Vậy bây giờ những điều đó nghe có lạ tai hay không?

Dù vậy, chúng ta vẫn nghe những lời kêu gọi thiết lập những trung tâm đón tiếp người nước ngoài phải không? Sự phục vụ là trọng tâm được ghi chú trong kinh thánh của người Do thái và Kinh Thánh của Kito Giáo, Đức Chúa đã tiếp đón những tội nhân, những kẻ bị bỏ rơi và những người xa lạ và Ngài niềm nở thương yêu họ. Chúng ta là những người được Thiên Chúa mời gọi, chúng ta có bổn phận phải làm như vậy đối với những người xa lạ và người nước ngoài.

Có một khía cạnh khác nói về lòng hiếu khách của Kinh Thánh mà chúng ta phải để ý đến: bài đọc thứ nhất và bài phúc âm đọc hôm nay nhắc chúng ta nhớ là những người phương xa đến thường mang lại cách sống mới và năng lực mới về thế giới tri thức hay đem những món quà đến để chia sẻ với chủ nhà. Bà người Su-nêm đón tiếp ông Elisa mời ông dùng bữa. Rồi bà ta đón ông ở lại nhà và làm cho ông một phòng riêng để mỗi khi ông ta đi qua. Bà ta biết ông Elisa là một thánh nhân. Đáp lại lòng tốt của bà đó ông Elisa hứa: "vào thời kỳ này sang năm, bà sẽ bồng bế một bé trai".

Mỗi khi người nào nghe lời một ngôn sứ, người ấy được phúc với đời sống mới. Bà người Su-nêm không những đón tiếp ông Elisa, nhưng làm như thế là một cách đón tiếp Lời của Thiên Chúa. (Có người bình luận chú thích một khía cạnh khác lạ của câu chuyện: trong văn hóa Su-nêm, người phụ nữ thường phục vụ mang tính phụ thuộc. Nhưng, trong câu chuyện này bà người Su-nêm tỏ ra thái độ tự nguyện, như làm phòng riêng, để đón tiếp ông Elisa).

Trong phần thứ nhất của phụng vụ hôm nay, chúng ta cũng đón Lời Chúa vào "nhà" chúng ta. Chúng ta để dành chỗ trong tâm hồn chúng ta cho Kinh Thánh để nhắc chúng ta. Lời Chúa sinh hoa trái trong tâm hồn chúng ta với hy vọng mang đến một đời sống mới. Phụng vụ hôm nay có thể giúp chúng ta suy ngẫm: ai là người đem Lời Chúa đến cho chúng ta? Nên nhớ là ngôn sứ không thuộc trong những người có chức vụ. Họ không bao giờ có dấu chứng nhận của một tổ chức nào. Tuy vậy, Thiên Chúa thường đến qua người khác, hay qua những người xa lạ.

Chúa Giêsu nhấn mạnh là Ngài có thể ở giữa những người đói khát, vô gia cư, người đau yếu, người tù tội và người sống bên ngoài. Vậy chúng ta đón tiếp họ như thế nào? Chúng ta nhớ là khi chúng ta đón tiếp họ, chúng ta mở lòng ra cho Chúa vào ngự trị trong đời sống chúng ta. Người xa lạ không phải chỉ là những người từ bên ngoài đến. Họ có thể ở cạnh chúng ta như một người trong gia đình cần được đón tiếp, cần lắng nghe và cần được chấp nhận.

Hôm nay Chúa Giêsu mở lời nói về cái giá phải trả khi làm môn đệ Ngài. Trong văn hóa của Chúa Giêsu, cá nhân và đời sống của mổi người xuất phát tự bởi gia đình của người đó. Một người có thể cho biết mình là ai khi nói về gia đình của mình. Bị loại ra khỏi gia đình là mất cá tính của mình, cũng như chết đi vậy. Dù vậy, các môn đệ Chúa Giêsu cần phải vui lòng rời khỏi gia đình, ngay cả cha mẹ nếu cần để đi theo Ngài. Chúa Giêsu nói rõ việc Ngài đòi hỏi các môn đệ cần phải biết giá trị của việc theo Ngài để sau này, khi họ gặp chống đối họ sẽ không chán nản. Chúa Giêsu nói trước cho các ông biết là theo Ngài họ sẽ mất nhiều. Nhưng, Ngài cũng hứa là ai bỏ sự sống mình, bỏ các chương trình, dự định, hy vọng của mình, người đó sẽ tìm thấy sự sống nơi Ngài.

Nhưng việc bỏ lại mọi thứ để theo Chúa Giêsu không bắt đầu với quyết định của chúng ta. Nhưng đó là do chính Thiên Chúa chủ động kêu gọi và chào đón chúng ta, và chúng ta đáp lời. Chúng ta có nghe tiếng gọi mời và chào đón nồng nhiệt không. Nói cách khác, giống như người phụ nữ Su-nêm đã xây dựng một căn phòng cho Êlisê, chúng ta cũng làm một căn phòng - cho Thiên Chúa trong lòng chúng ta. Thiên Chúa chấp nhận sự chào đón của chúng ta và Ngự đến sống với chúng ta. Chúa Giêsu gởi khó khăn cho chúng ta là các môn đệ của Ngài là không cho phép bất cứ ai, hay vật gì, có thể tách nơi ở của Đức Chúa ra khỏi cuộc sống chúng ta, kể cả gia đình chúng ta, hãy luôn mở ra một chỗ trong lòng chúng ta để cho Ngài ngự vào.

Hãy tưởng tượng giá trị Chúa Giêsu ban cho các người đại diện cho Ngài khi Ngài nói "Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy". Có sự liên hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu và những người Ngài gởi đi rao giảng Lời Chúa. Thiên Chúa bắt đầu sự "gởi đi" bằng cách gởi Chúa Giêsu để mạc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho toàn thế giới. Rồi Chúa Giêsu chọn liên tục những người nghe và học hỏi Tin Mừng “nằm lòng”. Tin Mừng trở thành đời sống của họ và họ được sai đi loan khắp cùng thế giới để chia sẻ vói người khác những gì đã thay đổi đời sống họ.

Người tín hữu đón tiếp Lời Chúa qua các ngôn sứ và họ sẽ cảm nghiệm ơn huệ của đời sống mới. Bởi thế, rao giảng Tin Mừng không phải chỉ là một chương trình được tổ chức và lưu giữ ở văn phòng giáo phận, nhưng là một việc làm hằng ngày và thành quả là mọ tín hữu luôn luôn nói về đức tin của mình với người khác.

Căn bản của việc rao giảng Lời Chúa là làm thế nào chứng tỏ được sự đơn sơ của lòng hiếu khách đến với mổi người, dể họ nhận ra được sự tốt lành của môn đệ Chúa Giêsu trong chúng ta, và qua đó, họ mở lòng để tiếp nhận người rao giảng và thông điệp của lời Chúa vào cuộc sống của họ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



13th SUNDAY (A)
2 Kings 4: 8-11, 14-16a; Psalm 89; Romans 6: 3-4, 8-11; Matthew 10: 37-42

Both the first reading and the gospel have a message about hospitality. Our country has had a reputation for hospitality to foreigners: starting from the Native Americans welcoming the Pilgrims, through the mass waves of immigration from the middle of the 19th through the mid-20th century. The poor, who came knocking at our doors, were welcomed – but not always and not by everyone.

In the second half of the 19th century Irish immigrants were met with opposition and signs in store windows reading, "Irish need not apply." German-speaking citizens were persecuted during World War I. African-Americans were held back from voting and kept out of schools, jobs, neighborhoods, theaters etc. Laws were passed in the mid-20s of the past century to keep southern Europeans from entering our country because they were considered "degenerates and dangerous criminals." Does all this sound familiar to us today?

Yet we still hear the call from many quarters to create a welcoming environment for those who are estranged? Hospitality is at the heart of the Hebrew and Christian scriptures. God has welcomed sinners, outcasts and strangers to God’s loving and welcoming embrace. As people who have been offered hospitality by God, we are obliged to do the same to those who are outsiders and strangers.

There is another side to biblical hospitality we are called to to be attentive to. In today’s first reading and gospel, we are reminded how often strangers come bearing new life and new energy into a stagnant world. Strangers who are welcomed often come bearing gifts ready to share with their hosts. The Shunemite woman welcomes Elisha by first offering him food. Then, she welcomes him into her home and provides a room for him whenever he is passing through. She is aware that Elisha is a holy man. In response to her generosity Elisha promises, "This time next year you will be fondling a baby son."

When one receives the word of a prophet one is blessed with new life. The woman not only welcomes the prophet but, in doing so, offers hospitality to God’s Word. (Commentators note an unusual aspect of the story since it is the woman, normally subservient in their culture, who shows executive traits as she takes on the role of host to Elisha.)

During the first part of our celebration today we too welcomed God’s Word into our "home" – we made room for it in our hearts and as Scripture reminds us, it blossoms there with a promise of new life. Today’s liturgy should move us to reflect: who comes bearing the Word of God to us? Remember, prophetic people don’t always fit into official categories; they aren’t always bearing an institutional stamp of approval. Yet, God often comes to us in the other and through people who are strangers.

Jesus emphasizes that he can be found among the thirsty, hungry, homeless, sick, prisoner and outsider. How can we offer them hospitality? We remember that when we do we are opening ourselves to God’s new entrance into our lives. Strangers are not just those who come from the outside; they can be as near as a member of our family who needs a welcoming, listening ear and accepting presence.

Jesus’ opening statement today emphasizes the cost of being his disciple. In his culture one’s identity, one’s very life, came from being a member of a family. A person would have identified themself by the family to which they belonged. To be cast out of a family was to lose one’s identity – it was a form of death. Yet, Jesus’ disciples must be willing to give up their very family, even their parents, if necessary, to follow him! He is very clear in what he asks of his disciples. They must be advised of the cost of following him so that later, when they meet opposition, they will not be discouraged. "Jesus forewarned that it would cost us to follow him." But he also promised that those who gave up their own way of life, their plans and hopes, would find life in him.

But this giving up of everything for Jesus does not begin with the decision we make on our own. Rather, God takes the initiative by calling and welcoming us, and we respond. We hear the call and welcome it into our hearts; we give it a hospitable welcome. In other words, like the Shunemite woman who built a room for Elisha, we too make room – more than just one room – for God in our hearts. God accepts our welcome and moves in to live with us. Jesus challenged his disciples not to allow any person, or thing, to take God’s place in our lives, even our own families, but to keep open a place within us for him and him alone to enter.

Imagine the dignity Jesus gives his representatives when he says, "Whoever receives you, receives me." There is a close dynamic relationship between Jesus and those he sends to preach the Word. God has started the "sending process" by sending Jesus to reveal God’s love for the whole world. Then, Jesus chose and continues to choose, people to hear and learn the gospel "by heart." The message becomes their were very life and they are sent into the world to pass on to others what has changed their own lives.

New believers welcome the Word from these prophets and they themselves experience the gift of new life. Thus, evangelization is not just a project designed and maintained at the diocesan office level, but is as daily and ordinary as the effects that one believer speaking about their faith can have on another person.

At the root of how God’s Word is spread is the simple virtue of hospitality. A person recognizes the goodness of a disciple of Jesus and, in some way, opens their heart and mind to receive them and their message into their lives.