Thuyết Đa nguyên đi xa hơn sự Bao Dung thuần túy và đạt tới Cảm Tình"
VATICAN (Zenit.org).- Sứ điệp Đức Phaolo II gởi ngày Thế Giới người Di Dân và Tị nạn, sẽ đươrc tổ chức ngày 16 Tháng Giêng năm 2005 với chủ đề "Sự Hội Nhập Liên Văn hóa”, do Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã loan báo bản văn hôm nay.
* * *
Sự Hội Nhập Liên Văn Hóa
Anh chị em thân mến,
1. Ngày Thế Giới người Di Dân và Tị Nạn gần kề. Trong Sứ Điệp hằng năm tôi thường ngõ lời với anh chị em về dịp này. Lúc này tôi muốn quan sát hiện tượng di dân từ viễn tượng sự hội nhập.
Nhiều người dùng từ này để chỉ sự cần thiết cho những người di dân phải được bao gồm trong quốc gia nơi đến, nhưng nội dung của quan niệm này cũng như sự thực hành quan niệm đó không dễ định nghĩa. Về phương diện này tôi muốn phác hoạ hình ảnhbằng cách nhắc lại huấn dụ mới đây "Erga migrantes caritas Christi" (Tình yêu của Chúa Kitô dối với những người di dân) (x.số. 2,42,43,62,80,89).
Trong Văn kiện này, sự hội nhập không được trình bày như một sự đồng hoá bắt những người di dân từ bỏ hay quên căn tính văn hoá của mình. Nhưng đúng hơn, sự tiếp xúc với những người khác đưa tới chỗ khám phá "bí quyết" của họ, cởi mở đối với họ hầu chấp nhận những phương diện hợp lý của họ và như vậy góp phần cho sự hiểu biết nhau hơn. Đó là một quá trình lâu dài nhằm uốn nắn xã hội và văn hóa, làm cho chúng nên một phản ảnh ngày càng tăng về những ân huệ muôn mặt của Chúa ban cho con người. Trong quá trình này người di dân kiên quyết thực hiện những bước cần thiết để hội nhập xã hội, như học tiếng bản xứ và tuân theo những lề luật và những yêu sách đang hiện hành, cũng như tránh sự cố phân biệt đối xử làm cho phiền toái.
Tôi không muốn đề cập tới những phương diện khác nhau của sự hội nhập. Tất cả những gì tôi muốn trong dịp này là đi sâu hơn với anh chị em trong một số hàm ý của chiều kích liên văn hóa của nó.
2. Không ai không thấy sự xung đột căn tính thường xảy ra trong những cuộc hội họp của những người khác văn hóa. Những nhân tố tích cực hiện hữu trong đó. Khi đưa mình vào một môi trường mới, những người di dân thường trở nên ý thức hơn mình là ai, nhất là khi họ mất những người và những giá trị quan trọng đối với họ.
Trong xã hội chúng ta, được đánh đấu bởi hiện tượng di dân toàn cầu, những cá nhân phải tìm sư quân bình thích hợp giữa sự tôn trọng căn tính riêng của mình và sự công nhận căn tính của những kẻ khác. Thật vậy, cần phải công nhận tính đa dạng hợp pháp của những nền văn hóa hiện diện trong một quốc gia, trong sự hài hoà qua việc tôn trọng luật pháp và trật tự, vì hoà bình xã hội và quyền tự do các công dân tùy thuộc trên đó.
Quả vậy, điều thiết yếu là một mặt loại trừ một mặt những kiểu đồng hóa có xu hướng biến đổi những người khác theo kiểu mẫu của mình, và đàng khác, những kkiểu mẫu đặt bên lề những người di dân, với những thái độ có thể đưa tới chỗ chọn lựa nạn kỳ thị chủng tộc. Con đường phải đi là con đường hội nhập chân chính (x."Ecclesia in Europa," số 02) với một cái nhìn cởi mở khước từ việc chỉ nhận xét những khác biệt giữa những người di dân và dân địa phương (x. Sứ Điệp Ngày Thế Giới Hoà Bình 2001, số.12).
3. Như vậy đưa ra sự cần thiết phải đối thoại giữa những người thuộc những nền văn hóa khác nhau trong một bối cảnh của thuyết đa nguyên vượt xa sự bao dung thuần túy và đạt sự thông cảm. Một sự đặt kề cạnh nhau một cách đơn thuần những nhóm người di dân và dân địa phương có xu hướng khuyền khích một sự khép kín hỗ tương giữa các nền văn hóa, hay là một sự thiết lập giữa họ, những mối tương quan thuần túy bên ngoài hay có tính dung thứ. Ngược lại, chúng ta nên khuyến khích môt sự phong phú hóa các nền văn hóa. Điều này bao hàm sự hiểu biết lẫn nhau và sự cởi mở giữa các nền văn hóa, trong một bối cảnh của sự hiểu biết và từ tâm thật sự.
Những nguời Kitô Hữu về phần mình, ý thức hành động siêu việt củaThấn Khí, cũng có thể nhận biết trong những nền văn hóa khác nhau sự hiện diện "những yếu tố tôn giáo và nhân bản quí giá" (x. Gaudium et Spes,"no, 92) có thể cống hiến những triển vọng vững chắc hiểu biết nhau. Dĩ nhiên, cần phải phối hợp nguyên tắc tôn trọng những sự khác biệt văn hóa với sự bảo vệ những giá trị chung và bất khả nhượng, bởi vì chúng dựa trên những nhân quyền phổ quát. Điều này làm nổi lên bầu khí của "sự biết điều giữa công dân" cho phép sự chung sống huynh đệ và thanh thản.
Hơn nữa, nếu họ thành thật với mình, những người Kitô hữu không thể từ bỏ việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cho mọi tạo vật (x. Mc 16:15). Hiển nhiên, họ phải làm vậy với sự tôn trọng lương tâm những kẻ khác, luôn luôn phải xử dụng đến phương pháp bác ái, như Thánh Phaolo đã khuyên bảo các kitô hữu lúc sơ khai *x. Eph.4:15)
4. Hình ảnh từ Tiên Tri Isaiah, mà tôi đã nhiều lấn nhắc tói trong những cuộc hợp với giới trẻ toàn thế giới (x. Is.21:11-12), cũng có thể được xử dụng ở đây để mời mọi người tín hữu làm "những người lính canh ban mai." Như thế đó, các Kitô hữu phải hơn hết nghe tiếng la kêu cứu đến từ môt số đông những người di dân và tị nạn, nhưng cũng phải cổ võ với sự dấn thân tích cực đến những viễn tượng hy vọng báo trước bình minh của một xã hội cởi mở và thông cảm. Họ có nhiệm vụ hơn hết phải nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong lịch sử, dầu khi tất cả còn xem ra bị bao phủ trong cảnh tối tăm.
Với niềm hy vọng này, mà tôi biến đổi thành kinh nguyện lên Thiên Chúa là Đấng muốn tập hợp mọi dân nước và mọi ngôn ngữ xung quanh Người (x. Is.66:18), với tình yêu thẳm sâu tôi gởi tới mỗi người trong anh chi em Phép Lành của tôi..
Từ điện Vatican, 24 tháng Mười Một 2004
IOANNES PAULUS PP. II