Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi A

Xuất hành 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55,2Côrintô 13:11-13; Gioan 3: 16-18

Bài đọc thứ nhất nói về câu chuyện ông Môsê gặp Thiên Chúa ở núi Sinai Ông ta mang hai tấm phiến đá để Thiên Chúa viết trên đó. Câu chuyện bắt đầu như những câu chuyện khác trong Kinh Thánh về Đức Chúa gặp loài người. Chính Thiên Chúa truyền cho ông Môsê lên núi. Ở đó Đức Chúa xuống trong đám mây, là biểu hiệu mầu nhiệm và sự gần gủi của Thiên Chúa. Ông Môsê không thể hiểu Thiên Chúa toàn vẹn. Nhưng, điều gì Thiên Chúa nói ra nói lên bản tính của Thiên Chúa: "Đức Chúa, Đức Chúa, Thiên Chúa chạnh lòng thương, cảm mến, bao dung và đầy nhân nghĩa, tín thành. Ông Môsê tả cho Thiên Chúa dân chúng mà ông ta đại diện là "một dân cứng cổ". Cũng như chúng ta, họ cứng lòng và đôi khi chống đối. Nhưng điều đó không thay đổi Thiên Chúa đối với họ. Thiên Chúa là một Đấng đầy nhân nghĩa và bao dung. "Ngài là Đấng chậm bất bình, giàu lòng cảm mến và tín thành". Đó là chính bản tính thật của Đấng mà đôi khi chúng ta hiểu lầm và nghĩ là một Đấng luôn trừng phạt nặng nề. "Đó là quan niệm của Cựu Ước về Thiên Chúa".

Hôm nay, chúng ta mừng lễ Thiên Chúa của Abraham và Sarah, ông Môsê, các ngôn sứ và Chúa Giêsu Kitô. Đám mây nhắc chúng ta nhớ mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa chúng ta. Nhưng, chúng ta biết Thiên Chúa này qua kinh nghiệm chúng ta "Ngài là Đấng chạnh lòng thương, nhân ái, chậm bất bình, và đầy nhân nghĩa, tín thành". Đây là lời tả đúng Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng trong ngày Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi. Nhân ngày lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta nhận thấy dấu hiệu trên núi Sinai chứng tỏ mầu nhiệm chúng ta mừng hôm nay. Thứ nhất, Thiên Chúa là Đấng đầy quyền uy và chạnh lòng thương, thứ hai, Thiên Chúa là Đấng đến liên lạc với loài người, và thứ ba, Thiên Chúa làm cho ông Môsê đáp lời.

Ông Môsê đáp lời mạc khải này bằng cách vội vàng phục xuống đất mà thờ lạy. Và ông ta xin Chúa tha thứ tội lỗi của dân chúng. Hôm nay ông Môsê chỉ cho chúng ta cách thờ lạy ngay khi chúng ta bắt đầu phép Thánh Thể, là xin Thiên Chúa tha thứ, và lãnh nhận ơn tha thứ qua Thiên Chúa, Đấng chạnh lòng thương và tha thứ.

Bài Ca Vịnh của Đaniel diễn tả rất đúng "Người đáng chúc tụng, lạy Chúa". Nghĩ đến điều gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, thánh Phaolô nói lên lời chúng ta đáp lại; anh em hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hòa, vì chúng ta đã được phúc Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sự hiện diện của "Thiên Chúa, nguồn yêu thương và bình an".

Thánh Gioan tóm tắt tất cả phúc âm với lời "Thiên Chúa yêu thế gian...". Đó có thể là điều lạ khi đọc lời này trong ngày lễ hôm nay. Vì lời này chỉ nói đến hai Ngôi trong Chúa Ba Ngôi. Nhưng, công việc của Chúa Thánh Thần ban sự sống được ám chỉ trong sự cứu chuộc qua việc Chúa Con thương yêu được gởi đến ở giữa chúng ta.

Thánh Gioan có thể nói lời này rõ ràng hơn: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một hay không?. Nhưng thế gian nào đây? Trong lời văn này thánh Gioan có một ý nghĩa là thế gian riêng. Không phải chỉ thế gian mà Thiên Chúa thương yêu vô vùng, gồm cả thế gian không chấp nhận Thiên Chúa và đầy tội lỗi. Thế gian này chống đối Thiên Chúa, và đường lối của Thiên Chúa, và chỉ đáng phải phạt. Thánh Gioan chỉ rõ tình thương yêu của Thiên Chúa bao gồm tất cả bằng giá Thiên Chúa sẵn sàng trả để vượt quá kinh nghiệm của loài người. Và lời đáp lại xứng đáng của chúng ta, loài ngườii, là tạ ơn và khâm phục.

Vậy thì ý nghĩ "Những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" thì sao? Lời này có đi đôi với lời nói về tình yêu thương của Thiên Chúa cho toàn thế gian hay không? Nếu Chúa Giêsu nói là Ngài không đến để buộc tội thế gian nhưng là để cứu thế gian thì sao? Trong lời của thánh Gioan có ám chỉ là diều độc nhất chúng ta có thể đáp lại mầu nhiệm lòng thương vô biên của Thiên Chúa cho chúng ta là tín thành và đáp lại bằng cách thương yêu Thiên Chúa và tha nhân. Nếu chúng ta chọn không đáp lại tin này là chúng ta chọn ở trong bóng tối, và như Chúa Giêsu nói "đã bị lên án rồi". Đó không phải là hành động của Thiên Chúa trên chúng ta, mà chính là chúng ta chọn lựa và chống lại ơn huệ mà Thiên Chúa ban nhưng không cho chúng ta.

Trong khi chúng ta không thể giải thích về mằu nhiệm Chúa Ba Ngôi, điều chúng ta có thể biết là Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình thương. Suốt đời sống Chúa Giêsu nói cho chúng ta là chúng ta được mời gọi sống trong liên hệ tình thương của Thiên Chúa, một liên hệ yêu thương. Được biết Thiên Chúa trong liên hệ đó, phúc âm kêu gọi chúng ta chia sẻ sự hiểu biết về Thiên Chúa với kẻ khác, nhất là với những người chưa được biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng trong tình thương, là Đấng Cứu Chuộc, và là Đấng Thánh Hóa.

Nhưng, làm sao chúng ta tìm được lời để nói về mầu nhiệm Thánh Thiện và Cao Cả của Thiên Chúa, vượt quá kinh nghiệm đời sống hằng ngày của chúng ta? Thiên Chúa này là Đấng gần chúng ta hơn hơi thỏ, và nhịp đập của trái tim chúng ta. Ngài ở tận trong thâm tâm của mọi sự sống. Chúng ta không có lời nói được. Chúng ta nên nhớ khi thánh Thomas Aquinas, một nhà thần học nỗi tiếng trong Giáo Hội, sau khi viết rất nhiều sách về Thiên Chúa và đức tin, đến cuối đời ông ta, ông ta tổng kết rằng tất cả những gì ông ta đã viết chỉ là rơm rạ. Lời nói về Chúa Ba Ngôi làm ông ta có cảm nghiệm mật thiết với Thiên Chúa.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cũng sẽ làm hết sức chúng ta để nói về cảm nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa. Và chúng ta luôn luôn nhớ rằng chúng ta không bao giờ thấu hiểu đủ. Chúng ta làm hết sức để hiễn hiện Thiên Chúa mà chúng ta đã được biết qua Chúa Giêsu, và đáp lại với ơn Chúa Thánh Thần bằng cách thương yêu như Chúa Giêsu đã thương yêu. Lời nói qua đức tin về cảm nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa được diễn tả qua việc làm với ơn thiên triệu sẽ đi xa để chứng tỏ Thiên Chúa cho thế gian.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


The Holy Trinity (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18

Our first reading recounts the story of Moses’ meeting with God on Sinai. He is carrying the two stone tablets for God to write on. It begins as the other biblical accounts of God’s encounter with humans do: God takes the initiative by inviting Moses to the mountain. There God descends in a cloud, a symbol of God’s nearness and mystery. Moses will not comprehend God totally, but what God does communicate is God’s primary identity: “The Lord, the Lord, a merciful and gracious God, slow to anger and rich in kindness and fidelity.” Moses describes to God the people he represents -- they are “stiff-necked.” Like us they may be fickle and at times rebellious. But that does not change who God is for them: a merciful and gracious God, “slow to anger and rich in kindness and fidelity.” That is the true identity of the one we sometimes miss characterize as harsh and punishing, “the Old Testament God.”

We celebrate today the God of Abraham and Sarah, Moses and the prophets and Jesus Christ. The cloud reminds us of the unfathomable mystery of our God, but we come to know this God through our experience of God as “merciful, gracious, slow to anger, and rich in kindness and fidelity.” This best describes the God we worship on this Trinity Sunday. On the feast of our triune God we notice early clues on Mount Sinai to the, mystery we celebrate. The (1) all powerful and merciful God (2) goes forth in self-communication and (3) stirs up a response in Moses.

Moses responds to this revelation by bowing down in worship and asks pardon for the people’s sins. Moses shows us the way today as we began our Eucharist asking for mercy and receiving it from our compassionate, always-forgiving God.

How appropriate then is our Psalm response,” Glory and praise forever!” In the light of what God has done for us Paul lays out our response: we are to live in a community of mutual support and love because we have been blessed by the presence of the “God of love and peace.”

John sums up the whole gospel in his oft quoted: “For God so loved the world…” (3:16). It might appear a strange reading for today’s feast since it explicitly mentions only two persons of the Trinity. But the work of the life-giving Spirit is implicit in the saving effects that come from the sending the loving Son among us.

Could John have stated his point any clearer: “God so loved the world that God gave his only Son…”? But what “world?” In this context John has a very specific world in mind. It is not just the world God created at the beginning and called “good.” The world that is the object of God’s enormous love includes even the world that rejects God and is guilty of sin. This world is opposed to God and God’s ways and justly deserves punishment. John shows how inclusive God’s love is by the price God was willing to pay to manifest that love to the entire world. Such incomprehensible love is so beyond our human experience that the only appropriate response we humans can make is awe and gratitude.

What about that dreadful-sounding sentiment, “But whoever does not believe has already been condemned, because that one has not believed in the name of the only Son of God”? Doesn’t this run counter to the passage’s message of God’s love for the whole world? Hadn’t Jesus said that he had not come to condemn the world but to save it? Implicit in John’s message is that the only response we can make to the mystery of God’s unlimited love is for us to believe and respond by loving God and neighbor. Not to respond to this message is to choose to remain in darkness and, as Jesus puts it, to have “already been condemned.” It’s not God’s action on us; it’s our own choice and resistance to the gift God wants to freely give us.

While we cannot explain how God can be three, yet One Being, what we do know is that ours is a God of love. Jesus’ whole life tells us that we are invited into a loving relationship with God, an encounter of love. Coming to know God in that loving relationship we are invited by the gospel to share our knowledge of God with others; especially those who have not yet come to know God as a loving Creator, Redeemer and Sanctifier.

But how will we find the words to speak of the mystery of the holiness and greatness of God, so transcendent to our normal life experience? This God is closer to us than our own breath and heartbeat; at the core of all life. Words will fail us. Remember that when Thomas Aquinas, one of the greatest theologians in the church, came to the end of his life of writing volumes on God and the faith, he concluded that all his life’s work was nothing but straw. This came after he had an intimate, mystical experience of God.

What about us? Will we do our best to speak out of our personal experience of God as well, always realizing it will never be enough? We do our best to reflect the God we have come to know in Jesus and to respond to the promptings of the Spirit by acting in the loving ways Jesus did. Words spoken from our knowledge of the faith, our experience of God, accompanied by divinely-prompted loving acts, will go far to reveal God to the world.