VATICAN Vào sáng hôm 19-11-2004, các thành viên tham dự Hội nghị Hậu Thượng Hội đồng của Thượng Hội đồng Giám Mục Á Châu, được tổ chức ở Vatican từ ngày 19 tháng Tư đến 14 tháng Năm, 1998 với chủ đề “Đó là nơi họ sống và sống dồi dào”, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến.

Đức Thánh Cha đã cám ơn những công việc của họ và cũng lưu ý đến những đóng góp của họ trong việc biên tập Tông Huấn “Giáo Hội ở Á Châu” và thấy được những áp dụng của nó ở lục địa Á Châu. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của “đối thoại đạt kết quả” đặc biệt khẩn thiết trong thời đại ngày nay, ngài đưa ra trích dẫn trong tông huấn, “trong tình hình đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá ở Á Châu, nơi mà Kitô giáo vẫn thường được xem như ngoại lai”.

Chỉ ra số đông giới trẻ ở Á Châu, ngài nói rằng đây là hai “lý do để lạc quan vì thế hệ mới, có đầy hứa hẹn, có khả năng tự hiến dâng chính họ hoàn toàn cho một đại nghĩa và một thách đố bởi vì những hoài bão chưa trọn có thể chỉ gây vỡ mộng ”

Đức Thánh Cha tuyên bố: “Thêm vào đó, Giáo Hội dự định đóng góp cho chính nghĩa hoà bình ở Á Châu, nơi mà nhiều cuộc xung đột và khủng bố gây ra mất mát cho nhiều sinh mạng con người. Trong thời gian Thượng Hội đồng, các nghị phụ đã nhìn Thánh Địa với sự e dè, nơi mà “cái nôi của Kitô giáo” với “những dấu vết nóng bỏng của chiến tranh chỉ phát triển theo chiều hướng lan rộng hơn và vì thế thật khẩn thiết để xây dựng hoà bình”.

Để công bố Tin Mừng thật sâu sắc cho Á Châu, thật cần thiết để các tín hữu thấm nhuần mỗi khía cạnh của sự sống với đức tin của họ… Đặc biệt là những nơi mà họ chịu đau khổ và không được tự do tuyên xưng đức tin, Vương Quốc Thiên Chúa phải được công bố với ‘một chứng tá yên lặng của đời sống’, vác thập giá và theo bước chân đau khổ của Đức Kitô bị đóng đinh, đợi chờ một cách kiên nhẫn ngày có được tự do tôn giáo hoàn toàn”.

Đức Thánh Cha lưu ý là tại sao Thượng Hội đồng Giám Mục Á Châu đã nhấn mạnh rằng đối thoại “là một phương thức đặc trưng của đời sống Giáo Hội ở Á Châu”, ngài chỉ ra rằng điều này nhằm mở rộng đối thoại trong Giáo Hội với các cộng đồng Kitô giáo khác và với các giá trị văn hoá và tôn giáo của những người khác”.

Ngài kết luận: “Đừng để ngã lòng, vì giáo dân ở Á Châu ít, tính hiệu quả của việc loan báo Tin Mừng không phụ thuộc vào con số… Đức Kitô dạy chúng ta rằng những gì là nhỏ bé và che khuất trong mắt loài người có thể mang lại những kết quả bất ngờ nhằm cảm tạ quyền can thiệp vô song của Thiên Chúa”

Dưới đây là ý kiến phát biểu của ba vị Giám Mục thành viên Hội đồng về sự kiện được Đức Thánh Cha tiếp kiến và về Hội nghị hàng năm Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục Á Châu: Đức Cha Giuse Trần Như Quân (Zen Ze-kiun) của Hồng Kông, Đức Cha George Yod Phimphisan, Giáo phận Thani, Thái Lan và Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz của Giáo phận Dagupan, Philippine

Hôm 24-11, Đức Cha Giuse Trần Như Quân (Zen Ze-kiun) của Hồng Kông phát biểu rằng các thành viên của Hội đồng hàng năm quay quần nhau để phục vụ như những cố vấn của Đức Thánh Cha. Ngài nói rằng cuộc họp hai ngày 18~19 tháng 11 được tổ chức nhằm chia sẻ những kết quả đạt được sau Thượng Hội đồng Giám Mục Á Châu.

Đức Cha George Yod Phimphisan, một thành viên của hội đồng đến từ Giáo phận Thani, Thái Lan phát biểu hôm 25-11: “Trong quá khứ chúng tôi không có được một buổi tiếp kiến, nhưng cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha năm nay được sắp xếp khi hội đồng có Tân Chủ tịch”.

Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic trở thành chủ tịch Hội đồng khi ngài Kế vị Đức Hồng Y Jan Schotte khi ngài là Tổng Thư Ký Thượng Hội đồng trong năm ngoái.

Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz của Giáo phận Dagupan, Philippine cho hay Đức Thánh Cha đọc đoạn đầu và đoạn cuối trong bài phát biểu của ngài và Đức Cha giúp đọc những phần còn lại của bài phát biểu.

Liên quan đến hội nghị của hội đồng, ngài nói rằng các thành viên đánh giá sự tiến bộ trong việc thực thi các phần của Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu. Các thành viên cũng nhấn mạnh các phần còn lại để thảo luận. Ngài nói hội nghị dành trọng tâm vào hai điểm đặc biệt - tiếp tục tìm kiếm những người được cổ vũ như là những vị thánh của thời đại hiện đại ở Á Châu và đối thoại liên tôn là đường hướng dẫn đến Hoà bình ở Á Châu. Ngài nói thêm rằng Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn nên viết một văn bản rằng đối thoại là đường hướng dẫn đến hoà bình. Đức Cha Cruz, người chủ trì một liên minh chống cờ bạc bất hợp pháp ở Philippin nói rằng các Giám Mục Á Châu cũng thảo luận về tham nhũng trong chính phủ và làm cách nào để dẹp bỏ nó để mang lại thịnh vượng cho Á Châu và người dân Á Châu. Ngài nói thêm là không có quyết định về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề nhưng các giám mục có thể thấy rằng tham nhũng là một vấn đề ở khắp mọi nơi, bất chấp ở môi trường tôn giáo nào nổi trội.

Đức Cha Phimphisan nói rằng các tham dự viên cũng nghe các báo cáo về tình hình chính trị và tôn giáo ở là những vùng và bạo lực ảnh hưởng đến các giáo hội địa phương như thế nào.

Cả ba vị Giám Mục Á Châu đều lưu ý rằng ý kiến về Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu lần thứ hai đã được đề cập theo ánh sáng của lời đề nghị của Giáo Hội Phi Châu về một Thượng Hội đồng Giám Mục Phi Châu thứ hai. Nhưng họ cũng lưu ý rằng hai phần ba các giám mục tham dự Thượng Hội đồng lần thứ nhấn năm 1994 hiện về hưu và các tân giám mục muốn có tiếng nói trong một Thượng Hội đồng mới, với tìn đổi khác.