(Constantinople 27/11/2004).
Sau nghi thức long trọng trao lại thánh tích Thánh Gioan Kim Khẩu và Thánh Grêgôriô Nazianzen diễn ra tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 11h sáng thứ Bẩy 27/11/2004, thánh tích của hai vị thánh Tiến Sĩ Hội Thánh đã được đưa bằng máy bay về Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 30/11/2004 tới đây là lễ Thánh Anrê Tông Đồ. Theo thông lệ, Tòa Thánh sẽ cử phái đoàn sang Constantinople (tên cũ - tên mới gọi là Istanbul) để mừng lễ cũng như theo thông lệ hàng năm Chính Thống Giáo cử phái đoàn sang Vatican mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 29/6). Tòa Thánh đã có ý định để Đức Hồng Y Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo, đặc sứ của Đức Thánh Cha đem thánh tích các vị sang Constantinople. Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Barthôlômêô I, Thượng Phụ Danh Dự của khối 300 triệu tín hữu Chính Thống Giáo, đã muốn đích thân sang Rôma để nhận từ tay Đức Thánh Cha. Trên chuyến máy bay trở về Istanbul, tháp tùng với Đức Thượng Phụ còn có phái đoàn Tòa Thánh sang mừng lễ Thánh Anrê Tông Đồ do Đức Hồng Y Walter Kasper dẫn đầu.
Từ phi trường Istanbul, thánh tích của hai vị đã được di chuyển về Vương Cung Thánh Đường Thánh George (tiếng Thổ là Aya Gorgi). Nơi đây, hàng giáo sĩ và giáo dân Thổ Nhĩ Kỳ đã túc trực chờ đợi trong khói hương nghi ngút.
Trong tiếng hát của ca đoàn và anh chị em giáo dân, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I đã theo ngay sau hai chiếc hòm đựng thánh tích do các linh mục Chính Thống Giáo khiêng vào trong nhà thờ. Hai chiếc hòm đã được để ngay trước ngai Thượng Phụ là chỗ mà các vị đã từng ngồi khi lãnh trách nhiệm Thượng Phụ Tòa Constantinople.
Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I đã cử hành thánh lễ tạ ơn với sự hiện diện của Đức Hồng Y Kasper.
Nói với các tín hữu, Đức Thượng Phụ bày tỏ sự đánh giá cao với cử chỉ đại kết của Đức Thánh Cha. Ngài nói: “Cử chỉ này [của Giáo Hội Công Giáo ngày nay] khác biệt với hành vi của những người mà tám thế kỷ trước đây đã chấp nhận di sản tinh thần và vật chất lấy đi từ thành phố chúng ta và Giáo Hội chúng ta”.
Sau thánh lễ, các tín hữu Chính Thống Giáo đã tuốn đến hôn kính các thánh tích (vẫn để trong lồng kính). Được biết, một phần thánh tích của hai vị thánh vẫn còn được lưu giữ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Nói với phóng viên thông tấn xã Reuters sau sau buổi lễ, Đức Hồng Y Walter Kasper nhận xét rằng cả hai Giáo Hội “có cùng những nghị phụ là những chứng nhân của niềm tin chung”.
“Hiệp nhất các Giáo Hội là một trong những ưu tiên trong triều đại Giáo Hoàng này. Đó là một tiến trình không thể đảo ngược được”.
Tưởng cũng nên biết thêm, từ khoảng năm 600 trước Chúa giáng sinh, thành phố Istanbul đã được người Hy Lạp xây dựng và đặt tên là Byzantium. Vì tính chất chiến lược trọng yếu trong giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, thành phố đã bị bao vây nhiều lần và đổi chủ nhiều lần, từ tay Đế Quốc Ba Tư sang Alexander Đại Đế trước khi trở thành một phần của Đế Quốc La Mã vào năm 73 sau Chúa giáng sinh.
Năm 330 Đại Đế Constantine đã xây dựng Byzantium thành thủ đô của đế quốc Rôma. Byzantium đã được đổi tên thành Constantinople để vinh danh Đại Đế Constantine.
Sau cuộc Đại Ly Giáo xảy ra vào năm 1054, Tòa Thượng Phụ Constantinople là bản doanh của Thượng Phụ Danh Dự thế giới Chính Thống Giáo.
Năm 1453, quân Hồi Giáo của Đại Đế Mehmed II (Đế Quốc Ottoman) đánh chiếm được Constantinople rồi đổi thành Istanbul. Nhiều người cho rằng tên Istanbul lấy từ tiếng Hy Lạp "eis ten polin", có nghĩa là Nội Thành - bên trong thành phố. Cho đến năm 1930 khi Thổ chính thức bắt buộc dân chúng dùng tên mới (là Istanbul), tên Constantinople vẫn được dùng. Cho mãi đến thập niên 1960, Tây phương vẫn tiếp tục gọi thành phố này là Constantinople. Trên các bản đồ và các diễn văn từ Tây Phương vẫn dùng từ Constantinople.
Hiện nay, trong các giao dịch hành chánh, người ta dùng từ Istanbul, nhưng trong địa hạt tôn giáo Constantinople vẫn được ưa chuộng hơn.
Đón tiếp thánh tích tại Constantinople |
Ngày 30/11/2004 tới đây là lễ Thánh Anrê Tông Đồ. Theo thông lệ, Tòa Thánh sẽ cử phái đoàn sang Constantinople (tên cũ - tên mới gọi là Istanbul) để mừng lễ cũng như theo thông lệ hàng năm Chính Thống Giáo cử phái đoàn sang Vatican mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 29/6). Tòa Thánh đã có ý định để Đức Hồng Y Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo, đặc sứ của Đức Thánh Cha đem thánh tích các vị sang Constantinople. Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Barthôlômêô I, Thượng Phụ Danh Dự của khối 300 triệu tín hữu Chính Thống Giáo, đã muốn đích thân sang Rôma để nhận từ tay Đức Thánh Cha. Trên chuyến máy bay trở về Istanbul, tháp tùng với Đức Thượng Phụ còn có phái đoàn Tòa Thánh sang mừng lễ Thánh Anrê Tông Đồ do Đức Hồng Y Walter Kasper dẫn đầu.
Từ phi trường Istanbul, thánh tích của hai vị đã được di chuyển về Vương Cung Thánh Đường Thánh George (tiếng Thổ là Aya Gorgi). Nơi đây, hàng giáo sĩ và giáo dân Thổ Nhĩ Kỳ đã túc trực chờ đợi trong khói hương nghi ngút.
Trong tiếng hát của ca đoàn và anh chị em giáo dân, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I đã theo ngay sau hai chiếc hòm đựng thánh tích do các linh mục Chính Thống Giáo khiêng vào trong nhà thờ. Hai chiếc hòm đã được để ngay trước ngai Thượng Phụ là chỗ mà các vị đã từng ngồi khi lãnh trách nhiệm Thượng Phụ Tòa Constantinople.
Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I đã cử hành thánh lễ tạ ơn với sự hiện diện của Đức Hồng Y Kasper.
Nói với các tín hữu, Đức Thượng Phụ bày tỏ sự đánh giá cao với cử chỉ đại kết của Đức Thánh Cha. Ngài nói: “Cử chỉ này [của Giáo Hội Công Giáo ngày nay] khác biệt với hành vi của những người mà tám thế kỷ trước đây đã chấp nhận di sản tinh thần và vật chất lấy đi từ thành phố chúng ta và Giáo Hội chúng ta”.
Sau thánh lễ, các tín hữu Chính Thống Giáo đã tuốn đến hôn kính các thánh tích (vẫn để trong lồng kính). Được biết, một phần thánh tích của hai vị thánh vẫn còn được lưu giữ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Nói với phóng viên thông tấn xã Reuters sau sau buổi lễ, Đức Hồng Y Walter Kasper nhận xét rằng cả hai Giáo Hội “có cùng những nghị phụ là những chứng nhân của niềm tin chung”.
“Hiệp nhất các Giáo Hội là một trong những ưu tiên trong triều đại Giáo Hoàng này. Đó là một tiến trình không thể đảo ngược được”.
Tưởng cũng nên biết thêm, từ khoảng năm 600 trước Chúa giáng sinh, thành phố Istanbul đã được người Hy Lạp xây dựng và đặt tên là Byzantium. Vì tính chất chiến lược trọng yếu trong giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, thành phố đã bị bao vây nhiều lần và đổi chủ nhiều lần, từ tay Đế Quốc Ba Tư sang Alexander Đại Đế trước khi trở thành một phần của Đế Quốc La Mã vào năm 73 sau Chúa giáng sinh.
Năm 330 Đại Đế Constantine đã xây dựng Byzantium thành thủ đô của đế quốc Rôma. Byzantium đã được đổi tên thành Constantinople để vinh danh Đại Đế Constantine.
Sau cuộc Đại Ly Giáo xảy ra vào năm 1054, Tòa Thượng Phụ Constantinople là bản doanh của Thượng Phụ Danh Dự thế giới Chính Thống Giáo.
Năm 1453, quân Hồi Giáo của Đại Đế Mehmed II (Đế Quốc Ottoman) đánh chiếm được Constantinople rồi đổi thành Istanbul. Nhiều người cho rằng tên Istanbul lấy từ tiếng Hy Lạp "eis ten polin", có nghĩa là Nội Thành - bên trong thành phố. Cho đến năm 1930 khi Thổ chính thức bắt buộc dân chúng dùng tên mới (là Istanbul), tên Constantinople vẫn được dùng. Cho mãi đến thập niên 1960, Tây phương vẫn tiếp tục gọi thành phố này là Constantinople. Trên các bản đồ và các diễn văn từ Tây Phương vẫn dùng từ Constantinople.
Hiện nay, trong các giao dịch hành chánh, người ta dùng từ Istanbul, nhưng trong địa hạt tôn giáo Constantinople vẫn được ưa chuộng hơn.