Niềm vui Phục Sinh
Trong Tông huấn "Niềm vui của Tin Mừng", Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã viết với những dòng đầu tiên như sau: “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống của những ai gặp gỡ Đức Giê-su. Những ai để cho Người cứu độ, sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi đau buồn, khỏi cuộc sống trống rỗng, khỏi cô đơn. Niềm vui luôn phát sinh và luôn tái sinh cùng với Đức Giê-su Ky-tô”(số 1).
Nhờ Tin Mừng, tức là nhờ Lời Chúa mà ta có niềm vui, nên gọi là “Niềm Vui của Tin Mừng”.
Như các môn đệ đã vui mừng khi gặp Chúa Phục Sinh thế nào thì niềm vui đó cũng sẽ tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống của những người gặp gỡ Đức Giê-su như vậy. Một Ma-ri-a Ma-đa-len-na, được giải thoát khỏi tội lỗi; Hai môn đệ trên đường đi E-mau, vui mừng khi giải thích Lời Chúa trong Kinh Thánh. Và 11 vị Tông Đồ được gặp Chúa Phục Sinh trong khi cầu nguyện cũng như khi làm việc.
Quả thật niềm vui Phục sinh đã tràn ngập tân hồn và toàn bộ cuộc sống của các Vị này; để rồi từ đó, các Vị không còn đau buồn, không còn trống rỗng, không còn cô đơn nữa. Các Vị đã lãnh nhận được ơn cứu độ; đã được giải thoát khỏi mọi tội lỗi. Có thể nói các Vị đã có được niềm vui, niềm vui đó phát sinh từ Đức Ky-tô Phục Sinh và luôn được tái sinh cùng với Ngài. Và từ sự gặp gỡ đó, Các Ngài đã vui mừng và hăng say đi loan báo Tin Mừng, Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người. Khởi đầu cho công cuộc đó là một người phụ nữ, cô Ma-ri-a Ma-đa-len-na và sau đó là các vị Tông Đồ. Niềm vui đó làm cho các Vị có được sức mạnh rao giảng Tin Mừng và dám chết vì Tin Mừng đó.
Bây giờ, rất tiếc là chúng ta không được diễm phúc gặp được Chúa Giê-su như các Vị đó, nhưng chúng ta vẫn có thể gặp được Đức Giê-su Ky-tô trong Lời của Ngài, trong Phúc Âm. Nếu ta tin điều đó thì như Đức Giê-su quả quyết với thánh Tô-ma, ta có phúc hơn các Vị đó. “Phúc cho ai không thấy mà tin”(x.Ga20,29).
Đức Giê-su Ky-tô là Tin Mừng của Thiên Chúa và cũng là Tin Mừng của chúng ta. Khi ta đọc, suy gẫm và thực hành Tin Mừng ta sẽ gặp được Đức Giê-su Ky-tô và khi sống Tin Mừng ta sẽ nhận được ơn cứu độ của Tin Mừng, nhận được ơn cứu độ của Chúa.
Hơn nữa, sống Tin Mừng còn là truyền giáo, một cách truyền giáo hữu hiệu và có giá trị nhất.
Chính Tin Mừng sẽ giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi; khỏi những đau buồn trong cuộc sống; khỏi những trống rỗng trong cuộc đời. Khi đó ta không còn cô đơn nữa; ta luôn được phát sinh và tái sinh trong Đức Ky-tô. Đức Ky-tô, “Ngài phải lên Giê-ru-sa-lem, bị các Kỳ Lão, Thượng tế và Luật sĩ nhục mạ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”(x.Mt16,21). Cũng vậy, trong cuộc sống của ta cũng không thiếu gì những khó khăn, những vất vả, những gian truân, những đắng cay,…ta hãy noi gương Chúa, chấp nhận và tin tưởng, ta sẽ có được niềm vui. Một niềm vui giữa những cảnh gian truân cùng cực. Niềm vui trong tâm hồn; Niềm Vui của Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã mời gọi: “Mọi người ky-tô hữu, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào hãy canh tân việc gặp gỡ cá nhân của mình với Đức Ky-tô; hay ít nhất là quyết định để cho Người gặp gỡ ta; mỗi ngày hãy tìm kiếm Người. Ai cũng được mời gọi đến gặp Đức Ky-tô để có được niềm vui. Vì không ai bị loại ra khỏi niềm vui mà Chúa đem đến cho chúng ta”(Số 3).
Có điều ta có muốn đến gặp Đức Ky-tô để lãnh nhận được niềm vui đó không thôi. Muốn gặp Chúa cũng không có gì khó. Không nhất thiết phải đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, mà ở đâu, lúc nào ta cũng có thể gặp được Chúa hết. Ta gặp được Chúa mỗi khi ta biết ăn năn sám hối như Ma-ri-a Ma-đa-len-na; ta gặp được Chúa khi đọc Kinh Thánh như Hai môn đệ trên đường E-mau; ta gặp được Chúa qua việc cầu nguyện và làm việc như các Tông Đồ.
Về việc cầu nguyện, ta có thể đọc các kinh bình thường, đọc kinh Phụng vụ, lần hạt; hay tiện nhất là mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ, chỉ một phút thôi nhưng đem lại lợi ích rất to lớn cho tâm hồn và đức tin của ta. Ta tạ ơn Chúa mỗi sáng ta thức dậy và dâng những việc làm trong ngày, xin Chúa thánh hóa; cũng như tạ ơn Chúa sau một ngày làm việc mệt nhọc; nếu có làm lỗi gì thì xin Chúa thứ tha; rất đơn giản! Rồi cũng không cần phải đọc Kinh Thánh cho nhiều, chỉ cần ta chọn một câu nào đó mà suy gẫm mỗi ngày hay mỗi tuần.
Quả thật, các việc đó không khó khăn gì lắm, nhưng nói thì dễ mà thực hành không dễ. Ta phải cố gắng tập; tập riết, làm hoài sẽ trở thành một thói quen rất tốt và rất có lợi cho ta. Sống như thế là ta sống với Chúa; cùng ăn, cùng học, cùng làm với Chúa, ta đâu còn cô đơn nữa, ta có Chúa ở cùng mà. Vui chết đi được đấy chứ!!!
Niềm vui này chính bản thân tôi, trong đời sống Linh Mục cũng đã cảm nghiệm được. Năm nay, tôi kỷ niệm 10 năm sống đời Linh Mục. Trong cuộc sống mình, từ đời sống gia đình tới đời sống tu Dòng; từ cuộc sống ở Việt Nam tới cuộc sống ở Nhật Bản; từ việc học tiếng Nhật cho tới việc mục vụ đã không thiếu những khó khăn, vất vả, gian truân, cực nhọc, cô đơn, buồn tủi. Thế nhưng, nhờ việc suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày mà tôi có được Niềm Vui, để rồi vượt qua tất cả. Đối với tôi niềm vui là chính Chúa; Chúa chính là niềm vui của tôi. Với niềm vui đó tôi đã sống rất hạnh phúc và bình an trong Thiên Chức Linh Mục của mình trong suốt 10 năm qua. Vì “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa, ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” mà (x.Tv23,6).
Tạ ơn Chúa, cho đến bây giờ, mỗi khi dâng Lễ, tôi vẫn còn cảm được niềm vui và hạnh phúc trong ngày lễ mở tay, khi dâng Thánh Lễ đầu tiên; dù đã dâng hơn 3650 thánh lễ rồi. Đúng là Niềm Vui của Tin Mừng, Niềm Vui Phục Sinh; Niềm vui phát sinh từ Chúa và tái sinh trong Chúa.
Cầu chúc cho mọi người, dù là ky-tô hữu, tu sĩ hay Linh Mục, trong mùa Phục Sinh này có được Niềm Vui của Chúa Phục Sinh; có được NIỀM VUI của TIN MỪNG.
Trong Tông huấn "Niềm vui của Tin Mừng", Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã viết với những dòng đầu tiên như sau: “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống của những ai gặp gỡ Đức Giê-su. Những ai để cho Người cứu độ, sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi đau buồn, khỏi cuộc sống trống rỗng, khỏi cô đơn. Niềm vui luôn phát sinh và luôn tái sinh cùng với Đức Giê-su Ky-tô”(số 1).
Nhờ Tin Mừng, tức là nhờ Lời Chúa mà ta có niềm vui, nên gọi là “Niềm Vui của Tin Mừng”.
Như các môn đệ đã vui mừng khi gặp Chúa Phục Sinh thế nào thì niềm vui đó cũng sẽ tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống của những người gặp gỡ Đức Giê-su như vậy. Một Ma-ri-a Ma-đa-len-na, được giải thoát khỏi tội lỗi; Hai môn đệ trên đường đi E-mau, vui mừng khi giải thích Lời Chúa trong Kinh Thánh. Và 11 vị Tông Đồ được gặp Chúa Phục Sinh trong khi cầu nguyện cũng như khi làm việc.
Quả thật niềm vui Phục sinh đã tràn ngập tân hồn và toàn bộ cuộc sống của các Vị này; để rồi từ đó, các Vị không còn đau buồn, không còn trống rỗng, không còn cô đơn nữa. Các Vị đã lãnh nhận được ơn cứu độ; đã được giải thoát khỏi mọi tội lỗi. Có thể nói các Vị đã có được niềm vui, niềm vui đó phát sinh từ Đức Ky-tô Phục Sinh và luôn được tái sinh cùng với Ngài. Và từ sự gặp gỡ đó, Các Ngài đã vui mừng và hăng say đi loan báo Tin Mừng, Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người. Khởi đầu cho công cuộc đó là một người phụ nữ, cô Ma-ri-a Ma-đa-len-na và sau đó là các vị Tông Đồ. Niềm vui đó làm cho các Vị có được sức mạnh rao giảng Tin Mừng và dám chết vì Tin Mừng đó.
Bây giờ, rất tiếc là chúng ta không được diễm phúc gặp được Chúa Giê-su như các Vị đó, nhưng chúng ta vẫn có thể gặp được Đức Giê-su Ky-tô trong Lời của Ngài, trong Phúc Âm. Nếu ta tin điều đó thì như Đức Giê-su quả quyết với thánh Tô-ma, ta có phúc hơn các Vị đó. “Phúc cho ai không thấy mà tin”(x.Ga20,29).
Đức Giê-su Ky-tô là Tin Mừng của Thiên Chúa và cũng là Tin Mừng của chúng ta. Khi ta đọc, suy gẫm và thực hành Tin Mừng ta sẽ gặp được Đức Giê-su Ky-tô và khi sống Tin Mừng ta sẽ nhận được ơn cứu độ của Tin Mừng, nhận được ơn cứu độ của Chúa.
Hơn nữa, sống Tin Mừng còn là truyền giáo, một cách truyền giáo hữu hiệu và có giá trị nhất.
Chính Tin Mừng sẽ giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi; khỏi những đau buồn trong cuộc sống; khỏi những trống rỗng trong cuộc đời. Khi đó ta không còn cô đơn nữa; ta luôn được phát sinh và tái sinh trong Đức Ky-tô. Đức Ky-tô, “Ngài phải lên Giê-ru-sa-lem, bị các Kỳ Lão, Thượng tế và Luật sĩ nhục mạ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”(x.Mt16,21). Cũng vậy, trong cuộc sống của ta cũng không thiếu gì những khó khăn, những vất vả, những gian truân, những đắng cay,…ta hãy noi gương Chúa, chấp nhận và tin tưởng, ta sẽ có được niềm vui. Một niềm vui giữa những cảnh gian truân cùng cực. Niềm vui trong tâm hồn; Niềm Vui của Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã mời gọi: “Mọi người ky-tô hữu, dù ở đâu hay trong hoàn cảnh nào hãy canh tân việc gặp gỡ cá nhân của mình với Đức Ky-tô; hay ít nhất là quyết định để cho Người gặp gỡ ta; mỗi ngày hãy tìm kiếm Người. Ai cũng được mời gọi đến gặp Đức Ky-tô để có được niềm vui. Vì không ai bị loại ra khỏi niềm vui mà Chúa đem đến cho chúng ta”(Số 3).
Có điều ta có muốn đến gặp Đức Ky-tô để lãnh nhận được niềm vui đó không thôi. Muốn gặp Chúa cũng không có gì khó. Không nhất thiết phải đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, mà ở đâu, lúc nào ta cũng có thể gặp được Chúa hết. Ta gặp được Chúa mỗi khi ta biết ăn năn sám hối như Ma-ri-a Ma-đa-len-na; ta gặp được Chúa khi đọc Kinh Thánh như Hai môn đệ trên đường E-mau; ta gặp được Chúa qua việc cầu nguyện và làm việc như các Tông Đồ.
Về việc cầu nguyện, ta có thể đọc các kinh bình thường, đọc kinh Phụng vụ, lần hạt; hay tiện nhất là mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ, chỉ một phút thôi nhưng đem lại lợi ích rất to lớn cho tâm hồn và đức tin của ta. Ta tạ ơn Chúa mỗi sáng ta thức dậy và dâng những việc làm trong ngày, xin Chúa thánh hóa; cũng như tạ ơn Chúa sau một ngày làm việc mệt nhọc; nếu có làm lỗi gì thì xin Chúa thứ tha; rất đơn giản! Rồi cũng không cần phải đọc Kinh Thánh cho nhiều, chỉ cần ta chọn một câu nào đó mà suy gẫm mỗi ngày hay mỗi tuần.
Quả thật, các việc đó không khó khăn gì lắm, nhưng nói thì dễ mà thực hành không dễ. Ta phải cố gắng tập; tập riết, làm hoài sẽ trở thành một thói quen rất tốt và rất có lợi cho ta. Sống như thế là ta sống với Chúa; cùng ăn, cùng học, cùng làm với Chúa, ta đâu còn cô đơn nữa, ta có Chúa ở cùng mà. Vui chết đi được đấy chứ!!!
Niềm vui này chính bản thân tôi, trong đời sống Linh Mục cũng đã cảm nghiệm được. Năm nay, tôi kỷ niệm 10 năm sống đời Linh Mục. Trong cuộc sống mình, từ đời sống gia đình tới đời sống tu Dòng; từ cuộc sống ở Việt Nam tới cuộc sống ở Nhật Bản; từ việc học tiếng Nhật cho tới việc mục vụ đã không thiếu những khó khăn, vất vả, gian truân, cực nhọc, cô đơn, buồn tủi. Thế nhưng, nhờ việc suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày mà tôi có được Niềm Vui, để rồi vượt qua tất cả. Đối với tôi niềm vui là chính Chúa; Chúa chính là niềm vui của tôi. Với niềm vui đó tôi đã sống rất hạnh phúc và bình an trong Thiên Chức Linh Mục của mình trong suốt 10 năm qua. Vì “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa, ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” mà (x.Tv23,6).
Tạ ơn Chúa, cho đến bây giờ, mỗi khi dâng Lễ, tôi vẫn còn cảm được niềm vui và hạnh phúc trong ngày lễ mở tay, khi dâng Thánh Lễ đầu tiên; dù đã dâng hơn 3650 thánh lễ rồi. Đúng là Niềm Vui của Tin Mừng, Niềm Vui Phục Sinh; Niềm vui phát sinh từ Chúa và tái sinh trong Chúa.
Cầu chúc cho mọi người, dù là ky-tô hữu, tu sĩ hay Linh Mục, trong mùa Phục Sinh này có được Niềm Vui của Chúa Phục Sinh; có được NIỀM VUI của TIN MỪNG.