Chúa nhật Phục sinh A
TĐ Công Vụ10: 34a, 37-43; Tv. 117; Côlôsê 3: 1-4 (hay I Cr 5: 6-8); Gioan 20: 1-9

Các bài sách về lễ Phục Sinh đều bắt đầu giống nhau. Thí dụ: bài phúc âm bắt dầu "... ngày thứ nhất trong tuần...". Thánh Luca bắt đầu câu chuyện về hai môn đệ đi Emmaus "ngày hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần..." Tuần tới, chúng ta cũng nghe những lời đó lại trong phúc âm thánh Gioan trong khi ông ta kể câu chuyện về Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ trong phòng đóng cửa khóa kín. "vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần..." Thường ra thì phúc âm không chú trọng đến ngày giờ đúng lúc. Phần nhiều các câu chuyện bắt đầu một cách tương quan, như "sau khi Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem...", hay "sáng sớm Chúa Giêsu vào Đền Thờ...". Theo những điều nói chung, chúng ta những người thời nay muốn hỏi: Chúa Giêsu lên Giêrusalem đúng lúc nào... hay ngày nào, năm nào và giờ nào? Nhưng, trái lại, chúng ta hơi ngạc nhiên khi chúng ta hỏi những chi tiết như thế hình như tác giả phúc âm muốn nói "đó không phải là những điểm chính ở đây".

Mặc dù sự thật các chi tiết trong các bài về Phục Sinh hơi lộn xộn (như có hai thiên thần ở nơi mộ, hay chỉ có một thanh niên...? Bà Maria Mácđala đi ra mộ một mình hay đi với hai người phụ nữ khác v.v....?) Hình như nói đến ngày trong tuần phục sinh, các tác giả phúc âm viết rõ về một điểm: đó là "ngày thứ nhất trong tuần". Không phải chỉ là ngày sau ngày sa bát, không phải chỉ là ngày Chúa Nhật, nhưng là "ngày thứ nhất trong tuần". Các tác giả phúc âm không thay đổi việc họ thường nói về các sự kiện chung về ngày giờ chú trọng rõ ràng. Họ chỉ muốn chú trọng là đây là một hiện tượng mới xãy ra, một hiện tượng mới bắt đầu, một sự bắt đầu mới cho tất cả chúng ta: "ngày thứ nhất trong tuần". Cũng như, ngày thứ nhất Thiên Chúa tạo dựng ánh sáng chiếu qua bóng tối âm u, nên bây giờ ánh sáng của Thiên Chúa một lần nữa soi qua bóng tối, và lần này là bóng tối của ngôi mộ. Vì "ngày thứ nhất trong tuần" chúng ta không còn sợ sệt về sự chết.

Có rất nhiều điều chúng ta học được về ngày thứ nhất này, bởi 3 người môn đệ trong câu chuyện hôm nay là thầy của chúng ta. Bà Maria đi ra mộ như chúng ta đi thăm mộ người thân thương để than khóc, để kính trọng người vừa qua đời, để nhớ lại một liên hệ bị chấm dứt thình lình vì sự chết. Bà Maria không nghĩ đến sự sống lại. Bởi đó, thánh Gioan nói với chúng ta là "bà ta ra đi lúc trời còn tối". Trời tối vì bà ta không trông thấy bởi ánh sáng đức tin, nên bà ta không hiểu điều gì đã xãy ra. Một ngôi mộ trống không đủ để chứng tỏ cho bà ta là Chúa Giêsu đã sống lại. Trái lại, bà ta suy luận như chúng ta cũng có thể suy luận là "người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ" Đó là chút tin tức đầu tiên bà ta báo.

Chúng ta nhìn xem xung quanh thế giới để tìm câu suy luận chính xác nói về sự sống lại. Chúng ta nghĩ đến con sâu trở thành con bướm với màu sắc đẹp. Chúng ta, những người ở miền đông bắc, nghĩ đến mặt đất còn đông giá lạnh cứng và nâu, chỉ có các chồi xanh cây cỏ đâm lên trở thành cây hoa như hoa thủy tiên. Theo một cách nào đó làm điều chúng ta suy luận về sự sống lại là dấu chỉ về sự sống đến thình lình, ngay cả từ các nơi chết chóc. Nhưng, với bao nhiêu sự kiện về sự chết hiện nay; với bao nhiêu giết chóc với xe mang bom nổ bên Iraq; với sự chết vì đói khát đe dọa hàng triệu dân ở Phi Châu; với bao nhiêu chết chóc, hãm hiếp, và áp bức những người vô tội ở nhiều nước; hay hoặc về nô lệ toàn thế giới; với bao nhiêu người thân thương của chúng ta chết - việc con sâu trở thành con bướm không đú để an ủi chúng ta. Như, một người bà con nói với tôi về chồng bà ta vừa chết: "anh ta là cả sự sống của tôi". Để an ủi những sự đau đớn ấy cần phải có thêm chi tiết. Điều suy luận như chính thật về sự sống và sự chết cho đến đời sống mới, nêu lên một câu hỏi lớn chứ không giúp an ủi sâu đậm nào khi chúng ta nhìn ngay vào sự chết. Chúng ta cần nhiều điều hơn để giúp chúng ta khỏi bâng khuâng, và sự thật là có nhiều điều hơn. Sau này, trong câu chuyện, mặc dù không ở trong bài đọc hôm nay. bà Maria sẽ gặp Đức Chúa sống lại và tin như chúng ta, là bóng tối của sự chết đã bị xóa nhòa bởi ánh sáng của Đức Chúa sống lại. Một khi được ơn ánh sáng bà ta sẽ báo tin mừng cho các môn đệ đang lo sợ chờ đợi trong phòng trên: "tôi đã thấy Chúa" (Ga 20: 18)

Tôi tự hỏi điều gì đã làm cho Phêrô chạy chậm khi ông ta chạy ra mộ với người môn đệ kia? Có phải là thánh Gioan muốn nói Phêrô chạy chậm là một cách nói văn hoa về việc Phêrô nhớ đến ông ta đã chối Thầy, và làm cho ông ta chạy chậm lại phải không? Ông ta bị trì hoản vì ý nghĩ nhớ đến quá khứ hay không? Nếu Phêrô đủ đức tin về sự sống lại thì mọi sự sẽ thay đổi cho ông ta. Trước mặt Chúa Giêsu Phục Sinh Phêrô sẽ lãnh nhận ơn tha thứ. Đó là một ơn huệ không phải ông ta đáng được hưởng, nhưng là một ơn huệ ông ta phải làm cho người khác. Ông ta tin Chúa Giêsu đã phục sinh. Ông ta đã nghe Chúa Giêsu nói với ông ta là phải tha thứ đến 70 lần 7 phải không? Trong khi chúng ta cùng các môn đệ nhìn vào ngôi mộ trống và tỏ đức tin về Chúa Kitô sống lại, chúng ta có thể lãnh nhận sự tha thứ Ngài ban cho chúng ta hay không? Và nếu chúng ta lãnh nhận, vậy thì chúng ta phải tha thứ cho ai? có thể là chúng ta không phạm những tội lỗi nặng nề để níu kéo chúng ta trong khi chúng ta đi đến ngôi mộ với các môn đệ. Nhưng khi chúng ta suy ngẫm về việc chúng ta làm môn đệ; về tình thương yêu của chúng ta đối với Chúa Kitô; về sự dấn thân cho tin mừng của Ngài, và sự đáp lại trong việc phục vụ tha nhân- có thể chúng ta cũng bị níu kéo lại trong khi đi đến ngôi mộ. Nhưng nếu chúng ta trì hoản vì quá khứ như Phêrô chúng ta sẽ không trông thấy Đấng sống lại. Ngày "thứ nhất trong tuần" đó chỉ là một ngày Chúa Nhật khác.

Nếu Phêrô tin vào sự sống lại, ông ta sẽ nhìn thế giới với nhãn quan của Chúa Giêsu. Không có nhãn quan nào khác, hay thái độ nào khác. Ông ta sẽ phải tín nhiệm hoàn toàn và trung thành với Chúa Kitô, và quay đi khỏi những quyền uy nào trái ngược lại. Chúng ta, những người có đức tin vào sự sống lại cũng sẽ phải thay đổi lời nói và việc làm không theo quyền uy và tổ chức mà chúng ta đã dấn thân vào nếu những quyền uy và tổ chức đó không chứng tỏ tình yêu thương và sự công chính như Chúa Giêsu đã dạy. Thí dụ, vì sao ở quốc gia giàu nhất thế giới lại còn 25 % trẻ con sống trong sự nghèo khó? Vì sao phụ nữ không được quyền bình đẳng trong Giáo Hội, Giáo Hội của Đấng mà sự Phục Sinh đã được loan báo trước tiên bởi một phụ nữ? Vậy thì đức tin chúng ta vào sự sống lại làm sao mà chúng ta bị thách đố và được năng lực để nói và hành động, bây giờ lại là "ngày thứ nhất trong tuần"?

Nhưng nếu đây là "ngày thứ nhất" thì thánh Gioan nhắc chúng ta là điều gì đã hoàn toàn mới mẻ và thình lình xãy ra, và chúng ta có lý do hy vọng. Còn thêm một người nữa trong "câu chuyện thứ nhất" của chúng ta. Thánh Gioan nói với chúng ta là "người mà Chúa Giêsu yêu mến". Có người nghĩ đó là thánh Gioan. Phúc âm có thể cố tình làm rối loạn ở điểm này để mỗi người trong chúng ta có thể đặt chính mình vào câu chuyện. Người môn đệ Chúa thương nhìn vào ngôi mộ "đã thấy và tin". Tình thương của người môn đệ này đã biết và đã mở mắt ông ta. Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết là chúng ta cũng có thể nghĩ chúng ta là "người môn đệ Chúa thương". Kinh nghiệm của tình thương yêu đó có thể mở mắt chúng ta nhìn vào ngày thứ nhất đó trong tuần - như mắt người môn đệ Chúa thương đã được mở ra khi ông ta nhìn vào ngôi mộ. Tình thương cho ông ta trông thấy. Tình thương này không dựa vào điều gì đáng được, hay điều gì do sự trông thấy của chúng ta. Trái lại, vì là bởi tình thương thì là một ơn huệ đã ban. Bây giờ chúng ta, những người được Chúa thương, có thể đương đầu với sự chết dưới mọi hình thức giả tạo nào của nó.

Tình thương mời gọi chúng ta nhìn vào điều gì trước chúng ta trong ngày thứ nhất của đời sống mới. Chúng ta không nhìn lại quá khứ để xem chúng ta trước kia là ai. Hôm nay là một ngày mới với ý thức và cơ hội mới. Thật ra chúng ta là những môn đệ Chúa thương. Tình thương chúng ta đã được lãnh nhận là căn bản của đời sống mới. Chúng ta có thể bắt đầu, hay khởi sự trở lại - để hành động như những người đã được thương yêu. Vì sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta tin tưởng chúng ta sẽ không rời khỏi tình yêu thương của Thiên Chúa. Và bởi thế chúng ta có thể được may mắn thương yêu người khác mà chúng ta thường không làm.

Chúng ta trở về với ngôi mộ trống và tự hỏi làm sao chúng ta có thể sống đời sống của người môn đệ Chúa thương. Làm sao chúng ta có thể thương yêu nhiều hơn? Nhất là làm sao chúng ta có thể chứng tỏ tình thương cho những ai không có dấu chỉ mà văn hóa của chúng ta yêu thương - như thanh thiếu niên, bề ngoài, sự giàu có và quyền uy? Hôm nay mỗi người trong chúng ta đi đến ngôi mộ trống, nhìn vào bên trong ngôi mộ và bên trong đời sống chúng ta. Có điểm nào mà chúng ta không tha thứ hay không? Dấu chỉ gì về sự chết mà chúng ta trông thấy, và chúng ta phải quay mặt đi hay phải đương đầu? Trong ánh sáng của những điều chúng ta trông thấy "trong ngày thứ nhất trong tuần đó" chúng ta cảm nghiệm một đời sống mới nào mà chúng ta sẽ chia sẻ với ai qua lời nói và việc làm?

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


EASTER SUNDAY
Acts 10: 34a, 37-43; Ps. 118; Colossians 3: 1-4 (or I Cor 5: 6-8); John 20: 1-9

These Easter readings have similar beginnings. For example, today’s gospel starts, "...on the first day of the week...." St. Luke begins his story of the disciples traveling to Emmaus, "That very day, the first day of the week...." Next Sunday we will hear again these words from John as he tells the story of Jesus’ appearance to the huddled disciples behind the locked doors, "On the evening of that first day of the week...." Usually the gospels are not that fussy about precise days and hours. Most stories begin more generically, "After that Jesus went to Jerusalem...." or, "Early in the morning Jesus entered the Temple." Given such generalities, we moderns want to ask: exactly when did Jesus go to Jerusalem...what day, year and hour?" But instead we are almost always frustrated when we ask for that kind of information. It is as if the gospel writer is saying, "That’s not the point here."

Despite the fact that the details of these Easter readings get confusing (were there two angels at the tomb, or just a young man.... did Mary Magdalene go alone or with two other women, etc.?), it seems that, concerning the day of the week of the resurrection, the writers are specific about one thing – it was "the first day of the week." Not just the day after the Sabbath, not just Sunday, but "the first day of the week." The evangelists haven’t changing their usual habit of ambiguity about specifics. They just want to make the point that something new has happened, there is a fresh start, a new beginning for us all, it is "the first day of the week." Just as God, on the first day, created light to pierce the darkness, so now God’s light has once again pierced the darkness – this time it is the darkness of the tomb. Because of "the first day of the week," we no longer need to fear death.

There is much to learn on this first day and the three disciples in today’s story are our teachers. Mary goes to the tomb in the same way we have visited grave sites: to grieve; to pay respects to someone gone; to call to mind a relationship ended abruptly by death. She hasn’t anticipated the resurrection. Thus, John tells us, she went "while it was still dark." It is dark because she does not yet see by the light of faith and so does not understand what has happened. An empty tomb is not enough to convince her that Jesus is risen. Instead, she draws the same logical conclusion we would, "The Lord has been taken from the tomb!" That is the first bit of news she has to announce.

We look around the world trying to find logical arguments and hints of resurrection. We point to caterpillars that become butterflies with the gift of beauty and flight. We north-easterners point to frozen earth, bleak and brown and then to green shoots that soon will become daffodils. Somehow we think these are arguments for the resurrection, signs that life comes from unexpected, even dead-looking places. But with so much evidence of death these days; with more slaughter from car bombs in Iraq; death by starvation threatening millions in Africa, unending murder, rape and pillage of innocents in numerous countries (cf. below for information about world slavery) and with our own more immediate losses from the death of loved ones--- caterpillars becoming butterflies do not offer enough comfort and assurance in our grief. As a relative told me recently when her husband died, "He was my whole life." More is needed to get through that kind of grief. The seeming "logic" of life--- to death-- to new life, leaves big question marks and not deep solace when death stares us in the face. We need more to keep us from faltering and, thankfully, we have more. Later in the story, though not in today’s reading, Mary will meet the risen Lord and come to believe what we believe – the dark shadow of death has been driven out by the light of the risen Lord. Once given the gift of light, she will proclaim the good news to the frightened apostles waiting in the upper room, "I have seen the Lord" (20: 11-18).

I wonder what slowed Peter up as he and "the other disciple" raced to the tomb? Is Peter’s slow pace John’s poetic touch suggesting that Peter’s memory of betrayal had slowed him down? Is he burdened by the weight of the past? If Peter comes to faith in the resurrection, everything will change for him. In the face of the risen Lord, Peter will have to accept forgiveness. It will be a gift, not something he earned, but something he must offer others – if he is to believe in the risen Lord. Hadn’t he heard Jesus say that he must forgive "seventy times seven times?" As we look into the empty tomb with the disciples today and express faith in the risen Christ, can we accept the forgiveness he offers us? And if we do, whom must we then forgive? Perhaps we don’t have any "heavy" sins to slow us down as we approach the empty tomb with the disciples. But when we reflect on the quality of our discipleship; the love we have for Christ; our dedication to his message and our response in service to our neighbor – perhaps we too might be slow in approaching the tomb. But if we remain slowed down by the past with Peter, we won’t "see" the resurrected one. This "first day of the week" will just be another Sunday.

If Peter believes in the resurrection, he will have to view the world through the lens of Jesus; there can be no other lens, no other standard of behavior. He will have to give total loyalty to the Christ, and turn away from all other contrary powers. We who have resurrection faith will also have to question and work to change all powers and institutions to which we give allegiance, if they do not manifest the love and justice Jesus has taught. Why, for example, in the richest country in the world, do almost 25% of our children live in poverty? Why aren’t women given equality in our church, the church of the One whose resurrection was first announced to and proclaimed by a woman? How does the resurrection faith we have received challenge and empower us to speak and act, now that it is "the first day of the week?"

But if this is "the first day," then John is reminding us that something entirely new and unexpected is happening and we have reason to hope. There is one more person in our "first day story." John tells us it is "the one Jesus loved." Some think it was John himself. The gospel may be intentionally ambiguous here so that each of us can put ourselves in the story. The beloved disciple looked into the tomb and "saw and believed." The love this disciple had known had opened his eyes. Our faith tells us that we can call our selves "the disciple Jesus loved." The experience of that love may open our eyes to the possibilities of this first day of the week – as the beloved disciples’ eyes were opened when he peered into the tomb. Love gave him sight. This love is not based on merit, or achievements or our brilliant insights. Rather, as it is with love, it is given as a gift. We, the beloved, now can confront death in its many guises.

Love invites us to take a close look at what is before us on this first day of new life. We don’t look back over our shoulder at who we were and what we did in the past. This is a new day with new realizations and possibilities, after all, we are the beloved disciples. The love we have received is a basis for a new way to live. We can begin – or start again – to act like loved ones. Because of Jesus’ death and resurrection, we trust we will not fall out of the embrace of God’s love and so we can take chances in loving others we might not ordinarily take.

We return from the empty tomb asking ourselves how we can live the life of a beloved disciple. How can we love better? Especially, how can we show love to those who don’t have the signs our culture loves – like youth, looks, wealth and power? Each of us makes the trip to the empty tomb today, peers into the tomb and into our lives. Is there someone we have not forgiven? Have we hesitated getting involved in serving others? What signs of death do we see that we must turn away from or confront? In the light of what we "see" on this first day of the week, what new life do we experience and with whom should we share it in word and act?