Chúa Nhật Lễ Lá – Tưởng niệm cuộc Thương khó- A
(Kiệu lá) Matthêu 21: 1-11; Isaia 50: 4-7;
Phil 2: 6-11; Matthêu 26,14 – 27,66

Đón nhận Chúa là đón nhận phần rỗi của chúng ta

Một cách diễn tả tuần lễ tới này là dùng một câu thông thường. Tuần này là tuần "đi lên đường" Đến lúc chúng ta bắt đầu tìm hiểu lời Chúa Giêsu dạy bảo về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta có thật hay không, hay chỉ là lời nói đẹp lòng mà không có gì làm hậu thuẩn cả. Bắt đầu từ hôm nay Chúa Giêsu sẽ chứng tỏ thật sự Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu thương, của lòng tha thứ, với lòng thông cảm và chửa lành. Thiên Chúa nhập thể làm người ở với chúng ta, chấp nhận cái chết ghê tởm và diễn tả Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta và để ý đến chúng ta như thế nào.

Các nhà bình luận về Kinh Thánh cho chúng ta biết là những câu chuyện về sự Thương Khó là phần thứ nhất của câu chuyện Chúa Giêsu sẽ được vinh quang. Mỗi tác giả cúa phúc âm viết câu chuyện về sự Thương Khó theo quan niệm riêng , tùy theo cộng đoàn tín hữu họ nói đến. Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu do thành Mathêu trình bày.

Ngay từ đầu, thánh Mathêu trình bày sự Thương Khó với những yếu đuối của loài người. Câu chuyện bắt đầu với sự phản bội cúa Juda, và sự chối Thầy của Phêrô - mặc dù trong bửa tiệc ly Phêrô quả quyết với Chúa Giêsu là: "dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thi con đây cũng chẵng bao giờ vấp ngã". Nhưng, Phêrô và tất cả các môn đệ khác đều vấp ngã. Đáng lẽ họ thức với Chúa Giêsu trong vườn cây dầu khi Ngài hấp hối, thì các ông lăn ra ngủ. Suốt trong sự thương khó, dân chúng nhục mạ, và nói dối về Chúa Giêsu. Ông Philatô yếu đuối và các thầy cả thượng phẩm cùng các bô lão tỏ ra họ không chú trọng đến Thiên Chúa, và hơn nữa họ muốn giữ địa vị của họ.

Mathêu là một Kitô hữu người Do thái, viết phúc âm cho cộng đoàn phần đông là Kitô hữu người Do thái. Bởi thế ông ta cho thấy rỏ sự hiểu biết về Kinh Thánh Do thái, và chú trọng đến việc giữ lề luật. Vì Mathêu là ngưới Do thái, nên người đọc phúc âm của ông ta được nhắc đến phần đầu của Kinh Thánh Do thái. Kinh Thánh Do thái nói là trong lúc tạo dựng Thiên Chúa nói: "Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh của Ta" (Kn 1: 26). Trong câu chuyện Thương Khó thánh Mathêu tỏ ra loài người đã đi xa hình ảnh đầu tiên Thiên Chúa có ý tạo dựng.

Nhưng, rồi đến Chúa Giêsu, Ngài diễn tả bản tính Thiên Chúa cho chúng ta qua suốt những năm mục vụ của Ngài, nhất là trong tuần này. Vì sự cứu độ chúng ta, Ngài đã hoàn toàn trút bỏ tất cả những gì Ngài có. Ngài không nghĩ gì đến sự an toàn của Ngài. Ngài trở nên như chúng ta, và bằng lòng chịu chết để chứng tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự lo lắng của Thiên Chúa cho chúng ta. Chúng ta đã rớt ra khỏi hình ảnh thiêng liêng, nhưng trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tìm đến chúng ta và qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gây lại hình ảnh trước của chúng ta. Mỗi khi Chúa Giêsu tha tội cho ai, chửa lành người bệnh tật, ăn uống với người ngoài lề, chứng tỏ lòng thông cảm với phụ nữ và người nghèo khó, Chúa Giêsu diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Hôm nay chúng ta nghe câu chuyện bài Thương Khó không phải chỉ để nhớ đến quá khứ. Trong khi nghe đọc bài Thương khó, chúng ta động lòng thông cảm với Chúa Giêsu và tỏ lòng đa tạ về những việc Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể cảm thấy đau lòng vì những điều Chúa Giêsu chịu đựng. Nhưng, bài Thương Khó không phải là để nhớ lại câu chuyện trong quá khứ cách đây đã 20 thế kỷ. "Bạn có đó không khi người ta đóng đinh Chúa của tôi?". Vâng, chúng tôi có đó. Vì chúng ta đã lãnh nhận ơn phúc về sự chết của Chúa Giêsu cho chúng ta. Dù vậy, chúng ta không chỉ nhớ đến một sự việc trong quá khứ. Bài Thương khó phải gây ảnh hưởng trên chúng ta trong hiện tại và trong tương lai.

Nỗi đau khổ của Chúa Giêsu đã qua trong quá khứ, hay là không phải như thế có phải không? Chúa Giêsu trong lịch sử không còn nữa, nhưng thân thể Chúa Kitô, dân của Thiên Chúa, hiện đang đau khổ bây giờ. Vậy chúng ta có đáp lại con cái của Thiên Chúa trong nhũng nhu cầu hiện nay không? Và chúng ta phải làm gì về việc đó?

Bài Thương Khó thánh Mathêu là chương 26. Nhưng, ngay trước bài sách này, Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn về sự phán xét chung. Thân thể Chúa Kitô tiếp tục chịu đau khổ trong anh chị em Chúa Giêsu. Trong bài dụ ngôn đó Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy cho người đói ăn, cho người khát uống, cho quần áo cho người trần truồng, thăm viếng và an ủi người trong lao tù. Chúa Giêsu tả sự đau khổ của Ngài tiếp tục như thế nào trong hiện tại, và khuyến khích chúng ta hãy để ý đến sự đau khổ đó trong những người ở xung quanh chúng ta bây giờ. Đó là bài dụ ngôn về sự phán xét về việc chúng ta làm, hay không làm, sẽ ảnh hưởng đến sự xét xử trong tương lai, khi Chúa Kitô trở lại trong "vinh quang" (Mt 25: 31-40). Câu chuyện sự Thương Khó cho chúng ta thấy Thiên Chúa chúng ta ở gần chúng ta chừng nào, ngay cả đến chia sẻ sự đau khổ của chúng ta. Lời Chúa cũng nhắc chúng ta biết là Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến với chúng ta trong những người nghèo, người bị áp bức, và bị bỏ quên.

Trong bài thánh Mathêu Chúa Giêsu không chỉ là một nạn nhân của bạo lực mạnh hơn Ngài. Có thể hình như Chúa Giêsu là một nạn nhân bất lực như chúng ta nghe trong bài Thương Khó. Nhưng, sự thật rõ ràng là Chúa Giêsu là Đấng quyết định tương lai của Ngài. Và Ngài tự quyết định sự lựa chọn của Ngài. Ngài để những người đến bắt Ngài, và để cho họ quyết định tương lai Ngài.

Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta như thế nào? Thiên Chúa không gởi một đạo binh hùng mạnh đến để kiềm chế sự bạo tàn. Trái lại, vì chúng ta, Đấng cứu chuộc chúng ta đến trong sự yếu đuối và trong sự chà đạp. Như ngôn sứ Ysaiah nói: "Tôi đã giơ lưng cho người đánh đập, và chìa má cho kẻ nhổ râu. Tôi đã không giấu mặt tránh nhục nhằn và khạc nhổ".

Chúa Giêsu đặt đời sống Ngài xuống vì chúng ta, rồi sống lại bởi Thiên Chúa. Sự Thương Khó chứng tỏ Chúa Giêsu bằng lòng hy sinh mạng sống Ngái vì chúng ta. Đến sáng lễ Phục Sinh Thiên Chúa sẽ đặt dấu ấn trên tất cả mọi sự về Chúa Giêsu và đưa Ngài sống lại trong vinh quang.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



Palm Sunday of the Lord’s Passion -A-
(Procession) Matthew 21: 1-11;
Isaiah 50: 4-7; Phil 2: 6-11; Matthew 26,14 – 27,66

One way to describe this coming week is to use a colloquial expression. This is the week when "the rubber hits the road." We are about to find out whether Jesus’ preaching about God’s love for us is true, or just nice words with not much to back them up. Beginning today Jesus will prove without doubt that ours is a God of love, forgiveness, healing and compassion. God became one of us, accepted a horrible and degrading death and revealed how much God is on our side; how invested God is in us.

The biblical commentators tell us that the passion narratives were the first parts of the Jesus story to be proclaimed. Each evangelist approaches the narrative with his unique perspective from the context of his own Christian community. Today we hear the account of Jesus’ last days from Matthew’s perspective.

From the beginning of Matthew’s version of the Passion human weakness and sin are exposed. The narrative begins with Judas’ betrayal and later Peter’s denial – despite the fact that at the supper Peter protested to Jesus, "Even though I should have to die with you, I will never deny you." But he does and so do the rest of the disciples. Instead of keeping watch during Jesus’ agony in the garden, all fall asleep. Through the passion people will ridicule Jesus and tell lies about him. Pilate is feckless and the chief priests and elders show they are less committed to God and more to preserving their own privileged status.

Matthew was likely a Jewish Christian who wrote for a predominantly Jewish Christian community. Hence, he shows extensive knowledge of the Hebrew Scriptures and concern for the role and observance of the Law. Because of the evangelist’s roots the reader of the gospel can’t help but be reminded of the very beginnings of the Hebrew Bible. At the creation God says, "Let us make humans in our image, after our likeness (Genesis 1:26). In his passion narrative Matthew shows how far humans have strayed from God’s original design and intention.

But then there’s Jesus. He reveals the nature of God to us throughout his entire mission, but especially during this week. For our salvation he emptied himself of all he was. Without thinking of his own well-being he became as we are and accepted death to show God’s love and commitment to us. We had fallen far from the divine image, but in Jesus God has come out looking for us and through him will renew that image in us. Each time Jesus forgave sinners, cured the sick, ate with outcasts, showed compassion to women and the poor, he revealed God’s love for us.

Today we hear the Passion account not just to recall the past. As we listen to it we are moved with compassion for Jesus and have gratitude for all he did for us. We might even feel sorrow for all he suffered. But the Passion is not just a past event that we look back 20 centuries to remember. "Were you there when they crucified my Lord?" Yes, we were there because we benefited from Jesus’ laying down his life for us. However, we’re not just recalling the past. Our telling of the Passion must affect our present and our future.

Jesus’ suffering is over, long in the past. Or is it? The historic Jesus is no more, but the body of Christ, God’s people, is suffering right now. Will we respond to the children of God in their current need? And how shall we do that?

Matthew’s Passion comes from chapter 26. But just previous to today’s section Jesus told the parable of the Last Judgment. The body of Christ continues to suffer in Jesus’ brothers and sisters. In that parable he told us to feed the hungry, give drink to the thirsty, clothe the naked, comfort the ill and visit those in prison. He described how his suffering continues in the present and urged us to address the pain of those around us now. It’s a parable of judgment: what we do, or don’t do now, will affect how we will be judged in the future, when Christ returns "in his glory" (25:31-40). The Passion narrative shows us how close our God has come to us, even to sharing our suffering. The Word also reminds us that God continues come to us in the poor, abused and forgotten.

In Matthew’s account Jesus is not merely a victim of forces more powerful than he. Jesus may seem to be a defenseless victim, but as we hear the entire passion it is clear that he is very much in charge of his fate, making his own decisions. He hands himself over to those who have come for him and allows them to decide his fate.

How did God accomplish our salvation? Not by sending a powerful army to take control by brute force. Instead, for our sake, our Savior came in weakness and was crushed. As Isaiah described, "I gave my back to those who beat me, my cheeks to those who pluck my beard, my face I did not shield from buffets and spitting."

Jesus laid down his life for us and then was raised up by God. The Passion shows us how he willingly offered himself on our behalf. On Easter morning God will put God’s seal of approval on all Jesus was and did by raising him up to glory.