Chúa Nhật Thứ Nhất mùa Chay A
Cám dỗ: Tổ tông và Chúa Giêsu
Trang Tin Mừng hôm nay, Hội Thánh mời gọi mọi người suy niệm sự Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Động từ cám dỗ luôn được hiểu theo nghĩa xấu. Nó hàm ý xúi giục làm điều xấu, điều trái. Cám dỗ, theo nghĩa xấu ấy, luôn luôn dẫn người ta đến phạm tội, cố gắng tuyết phục người khác thực hiện đường tà.
Vì thế, cám dỗ là phương tiện khởi đầu để có thể làm cho một người lập công, chứng tỏ lòng yêu mến Chúa, tạo thêm công đức, và càng ngày càng tiến tới ơn nên thánh hơn, càng hoàn bị mình trong Chúa hơn, nếu ta cương quyết chống lại nó, đạp trên nó và chiến thắng nó theo gương Chúa Giêsu.
Nhưng cám dỗ sẽ là phương tiện đưa ta đến chỗ chống đối lề luật, đứng ngoài ơn và tình yêu của Chúa. Nó làm ta loại trừ Thiên Chúa, đi xa ảnh hưởng của Chúa. Nó cũng là phương tiện khiến ta có thể phản bội anh chị em, ảnh hưởng xấu, thậm chí đe dọa đời sống của anh chị em xung quanh. Nó giết chết sự sống đời đời của ta, nếu ta không nỗ lực chiến đấu với nó, nếu ta a tòng theo nó, nếu ta để cho mình say trong cám dỗ.
Trường hợp của Tổ tông loài người cho thấy những điều tệ hại như vừa nói. Tổ tông đã không cưỡng lại cám dỗ. Tổ tông đã a tòng cùng cám dỗ. Tổ tông đã vứt bỏ mọi điều tốt đẹp nhận được từ Thiên Chúa. Bởi ngã trong cám dỗ, Tổ tông đã không thể giữ lại mọi điều tốt đẹp nguyên khởi cho mình và cho con cháu.
Từ bài đọc I trích sách Sáng thế, nói về sự ngã nhào trong cám dỗ của Tổng tông Ađam – Evà, và từ bài Tin Mừng, nói về sự chiến thắng cám dỗ của Chúa Giêsu, chúng ta thấy gì?
1. Tội có hấp lực?
Tội lỗi có hấp lực riêng của nó. Chính hấp lực này đã làm con người không thể cưỡng lại, nhưng đã nhiều lần ngã nhào trong tội. Cách hai ông bà Ađam – Evà đối diện cám dỗ là bằng chứng cho thấy hấp lực mạnh mẽ của tội.
Bà Evà chưa bao giờ sờ tới trái cây, chỉ nhìn ngắm, lại vẽ ra trong tưởng tượng, rồi sau đó dám khẳng định: “Trái cây ăn thì ngon và thèm ăn để được thông minh” (bài đọc I). Bà và cả ông Ađam tự nộp mình cho cám dỗ, đã chết thật, chết cả một đời sống tâm linh, đó là đời sống mà không thụ tạo nào được hưởng, chỉ con người được Thiên Chúa thông ban mà thôi.
Cũng vậy, chúng ta không mạnh mẽ để có thể tự mình đứng vững trước cám dỗ. Chỉ có ơn Chúa phù trợ, ta mới đủ mạnh mà thôi. Vì thế, suốt đời, ta phải tập và sống khiêm nhường thẳm sâu, để có thể chiến thắng cám dỗ, chiến thắng những hấp lực mà nó gợi ý.
Đừng bao giờ tự phụ vào bản thân. Bởi chính khi cậy sức bản thân và không sợ cám dỗ, là lúc dễ bị cám dỗ đốn ngã nhất. từng người hãy luôn đinh ninh lời thánh Phaolô: “Ai tưởng mình đứng vững, coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10, 12).
Hãy cậy vào sức Chúa, cậy vào ân sủng và tình yêu của Chúa để tấn công hấp lực của tội. Hãy lắng nghe lời thánh Phaolô dạy để sống khiêm nhường và biết nhìn nhận bản thân hơn: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1Cr 10, 13).
Thánh Giacôbê cũng nhắc nhở: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì” (Gc 1, 2-4).
2. Tội, trước tiên là hướng về bản thân.
Chỉ một cám dỗ hướng về bản thân, Ađam, Evà đã phạm tội.
Ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu cũng cùng nội dung như đã từng cám dỗ ông bà Ađam và Evà – dù cho đó là cám dỗ về sự ích kỷ, sống cho riêng mình, quay quắt trên chính bản thân mình; dù cho đó là dùng quyền năng Chúa ban để biến đá thành bánh ăn; hay nhảy từ nóc cao của đền thờ như một thách đố đối với Thiên Chúa; hoặc mua lấy quyền lực và vinh quang, sự giàu sang, dù cho phải tôn thờ ma quỷ – tất cả đều chỉ nhắm một mục đích: lo cho chính đời sống thân xác của mình.
Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Cùng một nội dung cám dỗ: ích kỷ cho bản thân, quay quắt trên chính bản thân mình, nhưng cách hành xử của Chúa lại đối nghịch hoàn toàn với ông bà Ađam – Evà. Thái độ của Chúa thật cứng rắn và dứt khoát đối với tội. Ôn bà Ađam – Evà đã không chiến đấu, nhưng ngay từ đầu đã xuôi theo tội.
Chúa Giêsu vững lòng tin vào Thiên Chúa để vượt lên trên những cám dỗ. Ađam, Evà thay vì tin Chúa, đã nghi ngờ tình yêu của Chúa khi chấp nhận lời dụ của kẻ cám dỗ: “Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”.
Chúa Giêsu dựa vào Lời Chúa để chiến thắng cám dỗ. Ađam, Evà do sự nghi ngờ, đã bất tuân Lời Thiên Chúa ngỏ với mình, đã ngã nhào vào cám dỗ.
Có thể nói cám dỗ là “người bạn” không được mời nhưng cứ bám sát lấy ta cách dai dẳng. Cám dỗ đã nhiều lần đánh gục ta, làm cho bản tính yếu hèn của thân kiếp con người vốn đã yếu hèn, càng dễ đổ vỡ, càng yếu đuối hơn. Nhưng dù đã sa ngã, đó là một tình trạng nguy hiểm vô cùng lớn, vẫn chưa là điều nguy hiểm nhất. Nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất là khi biết mình phạm tội nhưng vẫn ở lỳ trong tội.
Đồng ý rằng, cuộc đời có quá nhiều cám dỗ lôi kéo. Nếu chúng ta đã đủ ý chí để quyết tâm không phạm tội, và đã chiến thắng tội lỗi, đó là điều tốt.
Nhưng giã như vì yếu đuối, ta đã không được như Chúa Giêsu. Ngược lại, nhiều lần ta đã gục ngã, đã sa chước cám dỗ, thì giờ đây, nhờ sống mùa Chay, hãy vùng đứng dậy, hãy vững ý chí, hãy tập trung nghị lực, cùng với sự cầu nguyện, xin ơn Chúa giúp, hy vọng ta sẽ vững tâm trở về với Chúa.
Hãy xây dựng một quyết tâm sống mùa Chay của năm nay theo gương Chúa Giêsu, đó là dùng mọi cách mà Hội Thánh dạy: Tham dự phụng vụ, cầu nguyện, lãnh bí tích, hy sinh hãm mình, bác ái, tiết chế bản thân, luôn lưu ý chiến thắng cám dỗ… để thực sự chiến thắng và đứng trên mọi cám dỗ bằng mọi giá.
Lạy Chúa, chúng con đã phạm tội. Nhiều lần chúng con không chiến đấu chống lại tội lỗi, mà có khi còn hùa theo nó cách dễ dàng. Xin tha thứ cho chúng con. Xin ban sức mạnh để chúng con đủ nghị lực, đủ cương quyến chống trả cám dỗ và tội lỗi. Amen.
Cám dỗ: Tổ tông và Chúa Giêsu
Trang Tin Mừng hôm nay, Hội Thánh mời gọi mọi người suy niệm sự Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Động từ cám dỗ luôn được hiểu theo nghĩa xấu. Nó hàm ý xúi giục làm điều xấu, điều trái. Cám dỗ, theo nghĩa xấu ấy, luôn luôn dẫn người ta đến phạm tội, cố gắng tuyết phục người khác thực hiện đường tà.
Vì thế, cám dỗ là phương tiện khởi đầu để có thể làm cho một người lập công, chứng tỏ lòng yêu mến Chúa, tạo thêm công đức, và càng ngày càng tiến tới ơn nên thánh hơn, càng hoàn bị mình trong Chúa hơn, nếu ta cương quyết chống lại nó, đạp trên nó và chiến thắng nó theo gương Chúa Giêsu.
Nhưng cám dỗ sẽ là phương tiện đưa ta đến chỗ chống đối lề luật, đứng ngoài ơn và tình yêu của Chúa. Nó làm ta loại trừ Thiên Chúa, đi xa ảnh hưởng của Chúa. Nó cũng là phương tiện khiến ta có thể phản bội anh chị em, ảnh hưởng xấu, thậm chí đe dọa đời sống của anh chị em xung quanh. Nó giết chết sự sống đời đời của ta, nếu ta không nỗ lực chiến đấu với nó, nếu ta a tòng theo nó, nếu ta để cho mình say trong cám dỗ.
Trường hợp của Tổ tông loài người cho thấy những điều tệ hại như vừa nói. Tổ tông đã không cưỡng lại cám dỗ. Tổ tông đã a tòng cùng cám dỗ. Tổ tông đã vứt bỏ mọi điều tốt đẹp nhận được từ Thiên Chúa. Bởi ngã trong cám dỗ, Tổ tông đã không thể giữ lại mọi điều tốt đẹp nguyên khởi cho mình và cho con cháu.
Từ bài đọc I trích sách Sáng thế, nói về sự ngã nhào trong cám dỗ của Tổng tông Ađam – Evà, và từ bài Tin Mừng, nói về sự chiến thắng cám dỗ của Chúa Giêsu, chúng ta thấy gì?
1. Tội có hấp lực?
Tội lỗi có hấp lực riêng của nó. Chính hấp lực này đã làm con người không thể cưỡng lại, nhưng đã nhiều lần ngã nhào trong tội. Cách hai ông bà Ađam – Evà đối diện cám dỗ là bằng chứng cho thấy hấp lực mạnh mẽ của tội.
Bà Evà chưa bao giờ sờ tới trái cây, chỉ nhìn ngắm, lại vẽ ra trong tưởng tượng, rồi sau đó dám khẳng định: “Trái cây ăn thì ngon và thèm ăn để được thông minh” (bài đọc I). Bà và cả ông Ađam tự nộp mình cho cám dỗ, đã chết thật, chết cả một đời sống tâm linh, đó là đời sống mà không thụ tạo nào được hưởng, chỉ con người được Thiên Chúa thông ban mà thôi.
Cũng vậy, chúng ta không mạnh mẽ để có thể tự mình đứng vững trước cám dỗ. Chỉ có ơn Chúa phù trợ, ta mới đủ mạnh mà thôi. Vì thế, suốt đời, ta phải tập và sống khiêm nhường thẳm sâu, để có thể chiến thắng cám dỗ, chiến thắng những hấp lực mà nó gợi ý.
Đừng bao giờ tự phụ vào bản thân. Bởi chính khi cậy sức bản thân và không sợ cám dỗ, là lúc dễ bị cám dỗ đốn ngã nhất. từng người hãy luôn đinh ninh lời thánh Phaolô: “Ai tưởng mình đứng vững, coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10, 12).
Hãy cậy vào sức Chúa, cậy vào ân sủng và tình yêu của Chúa để tấn công hấp lực của tội. Hãy lắng nghe lời thánh Phaolô dạy để sống khiêm nhường và biết nhìn nhận bản thân hơn: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1Cr 10, 13).
Thánh Giacôbê cũng nhắc nhở: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì” (Gc 1, 2-4).
2. Tội, trước tiên là hướng về bản thân.
Chỉ một cám dỗ hướng về bản thân, Ađam, Evà đã phạm tội.
Ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu cũng cùng nội dung như đã từng cám dỗ ông bà Ađam và Evà – dù cho đó là cám dỗ về sự ích kỷ, sống cho riêng mình, quay quắt trên chính bản thân mình; dù cho đó là dùng quyền năng Chúa ban để biến đá thành bánh ăn; hay nhảy từ nóc cao của đền thờ như một thách đố đối với Thiên Chúa; hoặc mua lấy quyền lực và vinh quang, sự giàu sang, dù cho phải tôn thờ ma quỷ – tất cả đều chỉ nhắm một mục đích: lo cho chính đời sống thân xác của mình.
Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Cùng một nội dung cám dỗ: ích kỷ cho bản thân, quay quắt trên chính bản thân mình, nhưng cách hành xử của Chúa lại đối nghịch hoàn toàn với ông bà Ađam – Evà. Thái độ của Chúa thật cứng rắn và dứt khoát đối với tội. Ôn bà Ađam – Evà đã không chiến đấu, nhưng ngay từ đầu đã xuôi theo tội.
Chúa Giêsu vững lòng tin vào Thiên Chúa để vượt lên trên những cám dỗ. Ađam, Evà thay vì tin Chúa, đã nghi ngờ tình yêu của Chúa khi chấp nhận lời dụ của kẻ cám dỗ: “Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”.
Chúa Giêsu dựa vào Lời Chúa để chiến thắng cám dỗ. Ađam, Evà do sự nghi ngờ, đã bất tuân Lời Thiên Chúa ngỏ với mình, đã ngã nhào vào cám dỗ.
Có thể nói cám dỗ là “người bạn” không được mời nhưng cứ bám sát lấy ta cách dai dẳng. Cám dỗ đã nhiều lần đánh gục ta, làm cho bản tính yếu hèn của thân kiếp con người vốn đã yếu hèn, càng dễ đổ vỡ, càng yếu đuối hơn. Nhưng dù đã sa ngã, đó là một tình trạng nguy hiểm vô cùng lớn, vẫn chưa là điều nguy hiểm nhất. Nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất là khi biết mình phạm tội nhưng vẫn ở lỳ trong tội.
Đồng ý rằng, cuộc đời có quá nhiều cám dỗ lôi kéo. Nếu chúng ta đã đủ ý chí để quyết tâm không phạm tội, và đã chiến thắng tội lỗi, đó là điều tốt.
Nhưng giã như vì yếu đuối, ta đã không được như Chúa Giêsu. Ngược lại, nhiều lần ta đã gục ngã, đã sa chước cám dỗ, thì giờ đây, nhờ sống mùa Chay, hãy vùng đứng dậy, hãy vững ý chí, hãy tập trung nghị lực, cùng với sự cầu nguyện, xin ơn Chúa giúp, hy vọng ta sẽ vững tâm trở về với Chúa.
Hãy xây dựng một quyết tâm sống mùa Chay của năm nay theo gương Chúa Giêsu, đó là dùng mọi cách mà Hội Thánh dạy: Tham dự phụng vụ, cầu nguyện, lãnh bí tích, hy sinh hãm mình, bác ái, tiết chế bản thân, luôn lưu ý chiến thắng cám dỗ… để thực sự chiến thắng và đứng trên mọi cám dỗ bằng mọi giá.
Lạy Chúa, chúng con đã phạm tội. Nhiều lần chúng con không chiến đấu chống lại tội lỗi, mà có khi còn hùa theo nó cách dễ dàng. Xin tha thứ cho chúng con. Xin ban sức mạnh để chúng con đủ nghị lực, đủ cương quyến chống trả cám dỗ và tội lỗi. Amen.