VÌ TỘI ÁC FORMOSA, LINH MỤC BỊ CHÚNG ĐÁNH

Ngày 14.02.2017, cả ngàn người dân ở các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), dưới sự hướng dẫn của Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, Cha sở Giáo xứ Song Ngọc, đã dấn thân đi bộ dự trù 173 cây số để tới tới huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa ra Tòa án nhân dân địa phương. Hành động can đảm của những nạn nhân này cho thấy người dân vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng về cách thức cộng đảng và nhà nước xử lý vụ thảm họa môi trường do Formosa (Đài Loan) gây ra cho 4 tỉnh miền Trung Việt Nam làm thủy, hải sản chết bất thường và hàng loạt. Trước sự kiện này, ưùớc nguyện của người dân phi cộng sản là: Nhà nước hãy trở về với nhân dân!

I. DỰ ÁN ÐẦU TƯ SỐ MỘT : FORMOSA.

A. Các ưu đãi. Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với vốn đăng ký lên đến 10 tỷ mỹ kim, được đảng ca tụng là mũi đột phá của ngành sản xuất thép, là yếu tố quan trọng giúp phát triển công nghiệp Việt Nam…. Do đó, chúng được hưởng vô số ưu đãi do sự chấp thuận biệt lệ của những đảng viên cầm quyền các cấp, hơn hẳn đối với các doanh nghiệp Việt Nam :

1. Về vốn đầu tư. Tuy vốn đăng ký 10 tỷ mỹ kim, nhưng, thật sự, số vốn đầu tư do các cổ đông góp vào Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Formosa Hà Tĩnh chỉ khoảng 3,5 tỷ mỹ kim, tức số còn lại 6,5 tỷ thì Formosa sẽ vay tín dụng trong hay ngoài Việt Nam. Như vậy, 65% tổng vốn đầu tư vào dự án Formosa không phải là của họ. Nếu vay ngoài Việt Nam, với thuyết minh kinh tế sơ sài về yếu tố tôn trọng môi trường và tỉ suất sinh lời thấp (hay lỗ) như Formosa, khả năng họ tự vay rất là khó nếu không có nhà nước Việt đứng ra bảo lãnh. Nếu vay nợ trong nước, tức tiền của đồng bào phải bỏ ra để cho họ vay hầu góp phần gây thảm họa môi trường Việt Nam.

Ngoài ra, Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 2/6/2014 của Văn phòng Chính phủ đồng ý nâng hạn mức cho Formosa được vay tiền tại các ngân hàng thương mại nội địa gấp bốn lần vốn đăng kýï. Như vậy, họ chỉ thực sự đầu tư vào Việt Nam 3,5 tỷ mỹ kim, nhưng được phép vay… 40 tỷ mỹ kim từ các ngân hàng trong nước. Ngân hàng cho vay có điều quan tâm đầu tiên là thu hồi vốn trên tài sản đảm bảo để phòng ngừa rủi ro. Về pháp lý, do đây là công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trên vốn đăng ký, hóa ra họ được vay 40 tỷ mỹ kim trong nước, nhưng trách nhiệm tài chính chỉ phải chịu 10 tỷ mỹ kim như vốn đăng ký.

2. Về thuế khóa, đất đai. Được hoan nghin rước vào Việt Nam, giới tư bản Formosa được cộng đảng ban nhiều ưu đãi như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước phải trả 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị... Ðể đảm bảo ổn định đầu tư, Ðiều 4, khoản 7, Hợp đồng thuê đất ngày 06.02.2009 qui định ‘đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác. Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện’. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.

B. Vài hậu quả tiêu cực.

1. Sản phẩm nội địa mất khả năng cạnh tranh. Ðể thu hút được dự án đầu tư lớn này, đảng đã làm Việt Nam mất nhiều hơn được, nhất là trong lúc ngành sắt thép đang dư thừa, doanh nghiệp thép nội địa gặp khó khăn, đang nằm trong thế phải cạnh tranh để sống còn. Nguy cơ bị thôn tính rất cao, bởi dự án sản xuất thép với nhiều ưu đãi như Formosa này.

2. Nghi vấn về thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, theo Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005, cho thấy phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, Thanh tra Chính phủ chưa thấy ý kiến Chính phủ chấp thuận thời hạn hoạt động của Formosa trên 50 năm. Theo nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, đến nay trách nhiệm của những viên chức đảng viên cộng sản các cấp có liên quan đến việc cấp phép cho Formosa đầu tư lên tới 70 năm vẫn chưa được làm rõ.

3. Môi trường bị đe dọa và thật sự ô nhiễm. Ðây là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ nhà máy thuộc loại lạc hậu. Qui trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục, chỉ riêng chất thải lỏng được thải ra môi trường tới hàng chục ngàn m3/ngày. Tuy nhiên, việc giám sát từ các cơ quan nhà nước chỉ thực hiện theo chu kỳ. Việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà Formosa có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.

II. THÔNG ÐIỆP MÔI TRƯỜNG ‘LAUDATO SÍ’.

Ngày 18.06.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên, mang tên lấy từ lời cầu của thánh Phanxicô. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất* là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới* nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.

[* có thể thay thế ‘trái đất’ hay ‘thế giới’ bằng ‘Việt Nam’]

Phải chăng qua Thông điệp này, Thiên Chúa Quan Phòng muốn gởi cho Người Việt chúng ta một Lời Tiên Tri trước thảm họa ‘cá chết hàng loạt’ do Formosa gây ra ? Thế mà tại sao đảng và nhà nước luôn đánh đập Người Dân đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’ vì đồng bào biết Formosa, hưởng rất nhiều ưu đãi từ nhà nước, sẽ bất chấp nếu có xả thải lần nữa ?

Sự ưu đãi mà Formosa nhận được từ đảng và nhà nước các cấp dành cho họ khi họ được tiếp đón nồng nhiệt vào Việt Nam cũng như, ngày nay, sau khi họ gây bao nhiêu tàn phá môi trường Ðất Nước, đảng và nhà nước vẫn quyết tâm duy trì Formosa trên Quê Hương dù bọn côn(g) an và lâu la đã dã man đánh đập đồng bào, gây thương tích cho phụ nữ và trẻ thơ. Sự tàn bạo việt cộng không kém gì thời thực dân Pháp.

III.- SỰ QUẢN LÝ ÐẤT NƯỚC CỦA CỘNG SẢN.

A. Thảm họa cá chết hàng loạt và truy tầm thủ phạm.

Sau cuộc tranh ngôi tại Ðại hội đảng lần 12, tứ trụ ‘Sang, Trọng, Hùng Dũng’ được K.O. bởi ‘Trọng, Quang, Phúc, Ngân’, do sự chỉ đạo của Tàu cộng. Sau đó, bất chấp Hiến pháp của chúng, cuộc cướp quyền đã xảy ra trước khi quốc hội mới được bầu. Tập đoàn cai trị độc tài mới vừa nhận quyền, ngày 06.04.2016, xuất hiện thảm họa môi trường, gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thảm họa đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động. Cơ quan du lịch quốc gia cho biết, trong tháng 11/2016, ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung vào tháng 4/2016 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90% so với thời kỳ trước.

Ðể giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt này, những ‘đỉnh cao trí tuệ’, các cán bộ cao cấp, nhờ bằng giả, đã tuyên bố cho rằng đó có thể là do… ‘sức ép của âm thanh’… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cá chết trên biển là rất phức tạp… Ở đại dương, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’. Như vậy, cá chết hàng loạt là do sức ép âm thanh gây ồn ào? Trong khi người dân địa phương đều đoán ngay : thủ phạm là Formosa, kẻ chịu ‘chi’ khá nhiều cho quan tham từ địa phương đến trung ương. Lời tiết lộ của ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Formosa,

Ngày 25.04.2016, với phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải có chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Người cộng sản không đủ sức hiểu ‘sự thật’ đó và đã ‘hết sức hồ hởi’ khi được ‘đám’ lãnh đạo Fortmosa xin lỗi… và tiếp tục thuê mướn các nhà khoa học quốc tế (Ðức, Do thái,…) nhưng kết quả vẫn không được thông báo.

Gần 3 tháng sau ngày môi trường bị ô nhiễm, ngày 30.06.2016, đồng chí Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016 và thủ phạm đúng là Formosa như đồng bào đã biết trước. Sự thật, dù ngay ngày 02.06.2016, nhà nước đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Nhưng, họ và Formosa cần có nhu cầu phải bàn thảo, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thảm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hộu đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thường. Cuối cùng, ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Tàu cộng đến Việt Nam và, hôm 30.06.2016, mới được công bố. Như thếù, con số ‘500 triệu mỹ kim’ từ trên Trời rơi xuống, chứ không phải do tổng cộng các số thiệt hại mà đồng bào và đất nước Việt Nam gánh chịu.

Nhân dịp này, Mai Tiến Dũng đã nêu quan điểm ‘đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại’ để khẳng định chính phủ không can thiệp vào quá trình tố tụng vụ ‘Formosa làm cá chết hàng loạt’. Thật đúng là ‘hèn với giặc, ác với dân’ khi chúng đã dùng công an lẫn côn đồ đánh dã man những đồng bào, kể cả trẻ em, biểu tình ‘Cá cần nước sạch, Dân cần nhà nước minh bạch’ trong các ngày 01, 08 và 15.05.2016. Sau đó, chúng đã cản trở, đánh đập dã man người dân bị nạn đòi Công lý chống kẻ ác Formosa. Bởi thế, chúng xứng danh là đầy tớ bọn đầu tư ngoại quốc.

B. Các tòng phạm ?

Ngày 22.02.2017, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản, sau kỳ họp thứ 11 diễn ra từ ngày 15 đến 17.02.2017, đã thông báo sẽ xem xét, thi hành kỷ luật 11 quan chức bị coi là có những ‘sai phạm’ trong vụ Formosa gây ô nhiễm. Các viên chức tại Bộ Tài Nguyên- Môi trường trước đây là các đồng chí :

- Nguyễn Minh Quang, nguyên bộ trưởng ;
- Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng ;
- Mai Thanh Dung- nguyên Cục trưởng Thẩm định, đánh giá tác động môi trường;
- Lương Duy Hanh, nguyên Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường.

Ở cấp tỉnh :

- Võ Kim Cự, nguyên chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. bị xem là chịu trách nhiệm chính trong vụ này ;
- Hồ Tuấn Anh, trưởng ban quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng năm 2010-2016 ; - - Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng, Nguyễn Nhật là ủy viên Ban cán sự Đảng Ủy Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Hiện giờ chưa biết là các quan chức nói trên sẽ bị kỷ luật như thế nào, nhưng đây là lần đầu tiên chính quyền nêu rõ tên tuổi các quan chức chịu trách nhiệm về vụ Formosa, 11 tháng sau khi xảy ra vụ này.

Qua việc thông báo xem xét kỷ luật các quan chức nói trên, giới lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ làm dịu phần nào nỗi bất bình của dư luận về vụ Formosa, thảm họa môi trường trầm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Chính bộ Môi trường Việt Nam đã nhìn nhận rằng phải mất ít nhất một thập niên nữa môi trường biển của những vùng bị ảnh hưởng mới có thể trở lại như trước.

Đây còn là một thảm họa về kinh tế vì nó ảnh hưởng đến đời sống của biết bao ngư dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiễm biển. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã buộc phải chấp nhận đền bù tổng cộng 500 triệu đôla. Thế nhưng, việc đền bù vẫn chưa được thỏa đáng đối với nhiều ngư dân và họ tiếp tục kiện công ty Formosa Hà Tĩnh.

Hình thức kỷ luật mà Ủy ban Kiểm Tra trung ương đảng cộng sản đề xuất là tổ chức kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra này. Tuy nhiên, đây chỉ là những đồng chí trung cấp bị hy sinh mà giới lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ làm dịu phần nào nỗi bất bình của dư luận về Formosa.

C. Những hậu quả do thảm họa môi trường gây ra.

Ðây là thảm họa môi trường trầm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Bộ Môi trường Việt Nam nhìn nhận phải mất ít nhất một thập niên nữa môi trường biển của những vùng bị thiệt hại mới có thể trở lại như trước. Đây còn là một thảm họa về kinh tế vì nó ảnh hưởng đến đời sống của biết bao ngư dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiễm biển. Sự đền bù 500 triệu mỹ kim của Formosa Hà Tĩnh không đủ thỏa đáng đối với nhiều ngư dân và họ tiếp tục kiện công ty Formosa Hà Tĩnh cho đến khi họ rời khỏi Việt Nam.

Ngay sau khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra tháng 04/2016 và lan rộng tại bốn tỉnh Miền Trung, những cuộc biểu tình lớn đã diễn ra vào ngày 01.05.2016 và những ngày Chúa Nhật kế tiếp, có nhiều khi lên đến 10 ngàn người. Người dân đã bị bọn cầm quyền dã man đánh đập đến máu chảy và ngất lịm. Những tai họa do ô nhiễm này gây ra dần các ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khiến họ đã phải lên tiếng, trước bằng những vụ khiếu kiện không thành công, sau dẫn đến những cuộc biểu tình đông người, đưa tới xung đột với cơ quan chức năng.

Theo số liệu Ngân hàng thế giới dự đoán ô nhiễm môi trường ở Việt Nam làm tổn hại đến 5,2% tổng sản lượng quốc nội Việt Nam.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo