Đại sứ Úc ca ngợi Đức Thánh Cha về sứ điệp Hòa bình và Di dân
Theo tin của đài phát thanh Vatican ngày 11/1/2017 cho hay thì vị Đại sứ của nước Úc tại Tòa Thánh, bà Melissa Hitchman cho biết chính phủ của bà đang ở trong tình trạng "lắng nghe" và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Vatican trước những vấn nạn như giải trừ quân bị, chống nạn buôn người, hoặc bảo vệ trẻ em và chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ.
Bà Đại sứ Melissa Hitchman, đã phát biểu như trên trong cuộc họp mặt thường niên của Đức Thánh Cha với các vị đại sứ tại Vatican vào thứ Hai tuần qua. Bà hoan nghênh ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô về hòa bình thế giới, về an ninh và di dân trong lúc bà tìm kiếm và chia sẻ với các chuyên gia khác trước các vấn đề trong khu vực Thái Bình Dương.
Đại sứ Hitchman ghi nhận "một sức mạnh tổng hợp" được bộc phát sau bài phát biểu của Đức Thánh Cha khi Ngài phát biểu trong Đại hội “Ngày Hòa bình Thế giới” lần thứ 50 vừa qua. Bà nói thêm rằng hòa bình và an ninh là "mối ưu tư quan yếu nhất của chính phủ Úc", trên cả hai bình diện địa dư và văn hóa mà Đức Thánh Cha đã chú trọng vào cách đặc biệt, lời phát biểu của Ngài chắc hẳn đã trở thành "hạt giống của những quan tâm" cho Châu Âu và thế giới.
Những con đường dẫn tới hòa bình
Bà Đại sứ cho hay Đức Thánh Cha đề ra một "một sự đóng góp quan trọng" mà các nhà lãnh đạo nhiều nơi không thể". Bà nói tới việc tiến đạt các mục tiêu hòa bình và an ninh, trong nhiều cấp độ khác nhau trên các cấp quốc tế, quốc gia và khu vực; chính phủ của bà sẵn sàng làm việc với các tổ chức khác nhau trên nhiều cơ sở song phương hoặc đa phương...
Cuộc chiến chống khủng bố
Bình luận trước những lời lên án gay gắt của Đức Thánh Cha đả kích chủ nghĩa khủng bố, bà cho rằng Úc đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp mà những người châu Âu, đang cảm thấy mình bị ảnh hưởng bởi nạn di dân trong năm qua. Bà lưu ý rằng nguyên trong năm 2016, Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến 4 quốc gia đã bị khủng bố, mà Ngài đã đề cập đến 14 nước khác nhau.
Hợp tác với các nhà lãnh đạo tôn giáo
Đại sứ Hitchman nói chính phủ của bà làm việc với các nhà lãnh đạo các tôn giáo ở các cấp độ khác nhau tại Geneva và New York, cũng như tại các Diễn đàn ở Davos, trong Diễn đàn này Đức Thánh Cha sẽ cử đại diện tham dự vào cuối tháng này, và cuộc họp về những Vấn đề Căn bản Quốc Tế đang diễn ra tại Rome trong tuần này. Vượt lên trên những mối tương giao quốc gia với quốc gia, bà nói có nhiều quan tâm và dấn thân của nước Úc với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong các lãnh vực giáo dục y tế, cũng như tôn trọng tự do tôn giáo.
Chào đón người di dân
Khi được hỏi về lời mời gọi của Đức Thánh Cha trước việc mở cửa đón những người di dân, bà cho hay chính phủ Úc trong thời gian qua đã giải quyết việc tái định cư cho những người tị nạn hiện đang bị tập trung trong các trại tị nạn ở nước ngoài, để đưa ra một thỏa thuận mà các nhà cầm quyền hy vọng "tiếp nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ" trong việc tái định cư những người di dân: một số tại Mỹ, một số tại các nước khác…
Cân bằng quyền lợi và trách nhiệm
Bà cho hay những lời phát biểu của Đức Thánh Cha "sẽ được chính phủ Úc đón nhận" để không những kiến tạo được một "chính sách biên giới vững mạnh", mà còn tạo được "một chương trình nhân đạo chắc chắn và một chương trình tái định cư người tị nạn hợp thời".
Những lãnh vực cần quan tâm
Bà Đại sứ Hitchman nhấn mạnh tới những lĩnh vực cần quan tâm chung giữa Úc và Tòa Thánh bao gồm các nỗ lực chống lại nạn buôn người, giải trừ quân bị và bảo vệ trẻ em cùng chăm lo sức khỏe cho các bà mẹ mà nước Úc có "nhiều chuyên viên đáng kể". Bà cũng cho hay bà “lắng nghe" và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để đáp lại các lời mời gọi của Đức Thánh Cha hầu xây dựng mối hợp tác bền chặt với Tòa Thánh".
Úc tăng cường thêm sự dấn thân
Bà cho rằng nước Úc sẵn sàng đón nhận thêm những lời mời gọi cộng tác bằng cách cung cấp các cố vấn và chuyên viên trong các vấn đề của Thái Bình Dương, cũng như tại Tòa Thánh, đặc biệt trong những tổ chức chưa có đại diện ngoại giao của Úc cùng làm việc.
(Nguồn Radio Vatican)
Bà Đại sứ Melissa Hitchman, đã phát biểu như trên trong cuộc họp mặt thường niên của Đức Thánh Cha với các vị đại sứ tại Vatican vào thứ Hai tuần qua. Bà hoan nghênh ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô về hòa bình thế giới, về an ninh và di dân trong lúc bà tìm kiếm và chia sẻ với các chuyên gia khác trước các vấn đề trong khu vực Thái Bình Dương.
Đại sứ Hitchman ghi nhận "một sức mạnh tổng hợp" được bộc phát sau bài phát biểu của Đức Thánh Cha khi Ngài phát biểu trong Đại hội “Ngày Hòa bình Thế giới” lần thứ 50 vừa qua. Bà nói thêm rằng hòa bình và an ninh là "mối ưu tư quan yếu nhất của chính phủ Úc", trên cả hai bình diện địa dư và văn hóa mà Đức Thánh Cha đã chú trọng vào cách đặc biệt, lời phát biểu của Ngài chắc hẳn đã trở thành "hạt giống của những quan tâm" cho Châu Âu và thế giới.
Những con đường dẫn tới hòa bình
Bà Đại sứ cho hay Đức Thánh Cha đề ra một "một sự đóng góp quan trọng" mà các nhà lãnh đạo nhiều nơi không thể". Bà nói tới việc tiến đạt các mục tiêu hòa bình và an ninh, trong nhiều cấp độ khác nhau trên các cấp quốc tế, quốc gia và khu vực; chính phủ của bà sẵn sàng làm việc với các tổ chức khác nhau trên nhiều cơ sở song phương hoặc đa phương...
Cuộc chiến chống khủng bố
Bình luận trước những lời lên án gay gắt của Đức Thánh Cha đả kích chủ nghĩa khủng bố, bà cho rằng Úc đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp mà những người châu Âu, đang cảm thấy mình bị ảnh hưởng bởi nạn di dân trong năm qua. Bà lưu ý rằng nguyên trong năm 2016, Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến 4 quốc gia đã bị khủng bố, mà Ngài đã đề cập đến 14 nước khác nhau.
Hợp tác với các nhà lãnh đạo tôn giáo
Đại sứ Hitchman nói chính phủ của bà làm việc với các nhà lãnh đạo các tôn giáo ở các cấp độ khác nhau tại Geneva và New York, cũng như tại các Diễn đàn ở Davos, trong Diễn đàn này Đức Thánh Cha sẽ cử đại diện tham dự vào cuối tháng này, và cuộc họp về những Vấn đề Căn bản Quốc Tế đang diễn ra tại Rome trong tuần này. Vượt lên trên những mối tương giao quốc gia với quốc gia, bà nói có nhiều quan tâm và dấn thân của nước Úc với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong các lãnh vực giáo dục y tế, cũng như tôn trọng tự do tôn giáo.
Chào đón người di dân
Khi được hỏi về lời mời gọi của Đức Thánh Cha trước việc mở cửa đón những người di dân, bà cho hay chính phủ Úc trong thời gian qua đã giải quyết việc tái định cư cho những người tị nạn hiện đang bị tập trung trong các trại tị nạn ở nước ngoài, để đưa ra một thỏa thuận mà các nhà cầm quyền hy vọng "tiếp nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ" trong việc tái định cư những người di dân: một số tại Mỹ, một số tại các nước khác…
Cân bằng quyền lợi và trách nhiệm
Bà cho hay những lời phát biểu của Đức Thánh Cha "sẽ được chính phủ Úc đón nhận" để không những kiến tạo được một "chính sách biên giới vững mạnh", mà còn tạo được "một chương trình nhân đạo chắc chắn và một chương trình tái định cư người tị nạn hợp thời".
Những lãnh vực cần quan tâm
Bà Đại sứ Hitchman nhấn mạnh tới những lĩnh vực cần quan tâm chung giữa Úc và Tòa Thánh bao gồm các nỗ lực chống lại nạn buôn người, giải trừ quân bị và bảo vệ trẻ em cùng chăm lo sức khỏe cho các bà mẹ mà nước Úc có "nhiều chuyên viên đáng kể". Bà cũng cho hay bà “lắng nghe" và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để đáp lại các lời mời gọi của Đức Thánh Cha hầu xây dựng mối hợp tác bền chặt với Tòa Thánh".
Úc tăng cường thêm sự dấn thân
Bà cho rằng nước Úc sẵn sàng đón nhận thêm những lời mời gọi cộng tác bằng cách cung cấp các cố vấn và chuyên viên trong các vấn đề của Thái Bình Dương, cũng như tại Tòa Thánh, đặc biệt trong những tổ chức chưa có đại diện ngoại giao của Úc cùng làm việc.
(Nguồn Radio Vatican)