CHÚA NHẬT 28 Thường Niên C
  • Lc 17,11-19
Thưa quí vị.

Đứa con trai hai tuổi của cháu gái tôi thèm ăn bánh ngọt. Nó nói với mẹ: “Má, bánh ngọt”. Mẹ nó trả lời: “Thế còn lời lịch sự con nói sao là?” Đứa trẻ thưa ngay: “Làm ơn”. Sau khi đã trao cho con chiếc bánh, cháu tôi thêm: “Gì nữa nào?” đứa bé hai tuổi mừng rỡ buông miệng: “Cám ơn má”. phải chăng câu chuyện trên là đường lối thông thường dạy trẻ con học lịch sự? Chúng ta dạy nó biểu lộ yêu cầu và tỏ lòng biết ơn bằng những từ ngữ lễ phép. Các cụ ngày xưa đã chả¨ng từng đặt ra thành ngữ “tiên học lễ, hậu học văn” để dạy con cháu muôn thuở biết ăn ở ngoan ngoãn. Bởi nó là niềm vui cho gia đình. Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay khen ngợi người Samaritanô phong cùi cũng là vì anh ta lịch sư. Khi thấy mình được sạch thì anh ta quay lại cảm ơn Chúa Giêsu. Thánh Luca kí thuật: “Đang khi đi thì họ được sạch. Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn”. Tôi nghĩ câu chuyện còn súc tích hơn nhiều, chứ chẳng phải đơn giản là lịch sự. Cử chỉ của anh ta bao gồm lòng biết ơn sâu xa và lòng cảm tạ chân thành. Nó diễn tả cuộc đời anh như nạn nhân của bệnh tật và thái độ kinh tởm của xã hội.

Trong văn hoá Do Thái, cùi hủi là tên chung cho mọi bệnh ngoài da. Nhưng theo khoa học ngày nay, chỉ số ít là thực sự có vi trùng hausen, vi trùng cùi, nó ăn mòn da thịt con người, còn phần đông là bệnh ngoài da khác, như ban sởi, lở loét chẳng hạn. Nhưng đối với người Do Thái khi da thịt nổi mụn nhọt thì lập tức được gọi là cùi hủi. Nạn nhân bị cách ly khỏi xã hội. Sách Lêvi ký ghi: “Nếu nhọt ở vết thương, có màu trắng đỏ nhạt ở chỗ sói đầu, hoặc trán thì người ấy bị phong hủi. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế, người phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên ô uế, ô uế. Bao lâu còn mắc bệnh thì nói ô uế, nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên lều ngoài trại” (13-14). Như vậy về mặt xã hội và tôn giáo, người củi hủi hoàn toàn bị cách ly. Thường thường khi nạn nhân ngã bệnh nặng, thân nhân mới được thăm viếng. Thuốc men thì trong tay các thầy lang chuyên biệt. Họ chữa trị và làm giảm đau. Nếu không qua khỏi được, thì chỉ ít sự hiện diện của thân nhân cũng góp phần an ủi bệnh nhân.

Chúng ta thử tưởng tượng trường hợp của ông Naaman, người Siria trong bài đọc thứ nhất. Mặc dù là người giầu có và ảnh hưởng nơi triều đình, nhưng hiệu quả căn bệnh phong cùi trên cuộc đời ông thật nặng nề. Ông phải kinh nghiệm sự cô đơn và những cái nhìn tẩy chay của bề tôi đến nỗi phải nhờ một thầy lang ngoại bang cứu chữa. Số phận của 10 người phong cùi của Tin Mừng hôm nay thảm hại hơn. Chắc chắn họ không thuộc hạng giàu sang quyền quý, họ chỉ là một nhóm ngoài lề khốn khổ. Họ họp lại với nhau vì bệnh tật và nghèo đói. Căn bệnh khủng khiếp đã hoá giải mọi ghen tị, hận thù nòi giống, tôn giáo và thúc đẩy họ trở thành thân thiết, bạn hữu với nhau trong nỗi đau khổ chung. Họ không còn là cá nhân, có tên riêng, màu da, tếng nói riêng, tổ quốc riêng mà là một loại người có biệt hiệu “mười kẻ phong cùi”. Số phận họ cực kỳ khốn đốn: Làm thế nào có của ăn, áo mặc? Làm thế nào có phương tiện sống? Làm thế nào cho hết nỗi cô đơn, bởi lẽ trong xã hội không ai dám tiến đến gần những kẻ ấy. Hơn nữa người ta còn coi họ là những tội nhân. Nghi ngờ họ đã phạm những lỗi lầm ghê tởm đến nỗi Thiên Chúa phải phạt họ mang bệnh phong cùi. Ai sẽ thương xót họ? Ai sẽ đủ can đảm đến cứu giúp họ? Thánh Luca kể: Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilêa. Lúc người vào một làng kia, thì có 10 người phong hủi đón gặp người. Họ dừng lại đàng xa và kêu lớn tiên: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi”. Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế”, đang khi họ đi thì đi thì được sạch. Đức Giêsu đã chú ý đến thân phận họ. Người muốn cho họ được lành, làm chiếc cầu nối nhịp giữa họ và xã hội. Trả lại niềm vui nhân phẩm và danh dự cho họ. Họ sẽ được sống giữa bà con, thân thuộc, xóm làng, sẽ được bước lên Đền thánh Thiên Chúa dâng lời tạ ơn chúc tụng! Thánh Luca đặt trên môi miệng các người phong cùi danh xưng “Lạy Thầy Giêsu” để gọi Chúa Giêsu. Từ này các môn đệ thường dùng ý hẳn thánh nhân muốn gợi lên cho độc giả hay phần họ, họ đã có đức tin vào Chúa Giêsu và đã tỏ lộ đức tin ấy khi vâng lời Thầy đi trình diện cùng tư tế, mặc dù chưa cảm nghiệm sự chữa lành tức thời nơi thân thể mình.

Trong quá trình sống, 10 người phong cùi đã từng được nghe về Chúa Giêsu và quyền năng chữa lành của Ngài. Họ hằng khao khát được gặp Ngài và dịp may đã tới. Không bỏ lỡ cơ hội, họ kéo nhau ra đón Ngài và tin tưởng vào lòng tốt của Ngài, một thầy thuốc cao tay, đi gieo vãi tình thương khắp nơi. Ngày nay trong thời đại tân thời chúng ta cũng có lòng tin vào thuốc men. Ví dụ khi có một căn bệnh nào đó, chúng ta ngoan ngoãn theo chỉ dẫn của một bác sĩ, uống thuốc trong một thời gian nhất định, bụng bảo dạ mình sẽ được phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, khi bệnh hết chúng ta không thực hiện như người Samitanô, trở lại lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa và “sấp mình dưới chân bác sỹ mà tạ ơn”. Vậy thì người Samitanô phải cảm nghiệm được điều chi khác thường trong tâm hồn mình. Ông đã được Thương đế ban ơn để nhận ra rằng việc chữa lành của mình là một phép lạ từ tay Thiên Chúa nhân lành đầy mến yêu và Đức Giêsu là máng chuyển ơn lành đó. Thiên chúa đã xót thương và bao bọc ông, cho nên ông cảm thấy bó buộc phải lớn tiếng cao danh Ngài và phủ phục dươới chân Chúa mà tạ ơn. Suy rộng ra giáo xứ chúng ta, mỗi cuộc đời người tín hữu, cũng hằng được Đức Chúa Trời ban ơn như vậy. Chúng ta đã phạm tội, mắc bệnh phong cùi về đời sống thiêng liêng. Nhưng hằng được chữa lành và tha thứ nhờ thần khí Chúa ngự giữa và hoạt động trong chúng ta. Cho nên hằng ngày và từng giây phút phải lớn tiếng ca ngợi Thiên Chúa và tạ ơn Chúa Giêsu, giống như người Samari. Thực tế thì chúng ta chỉ biết thụ ơn và rất hà tiện lời cảm ơn, rồi viện ra trăm ngàn lý do để tự biện minh: nào là công tác xã hội, hành trình bác ái, sức khoẻ, mệt mỏi, nghỉ ngơi, tin tức, giải trí…

Thời Chúa giêsu, não trạng liên kết bệnh tật, nghèo đói với tội lỗi rất nặng nề. Người phong cùi và kẻ tội lỗi là một. Nghèo dđói, bệnh tật là vì đã phạm tội chống lại lề luật và Giavê. Cho nên việc chữa lành có hậu quả lớn hơn việc khỏi bệnh của chúng ta ngày nay. Nạn nhân không những được phục hồi phần xác, mà còn được giải phóng về mặt tôn giáo, xã hội. Sau các nghi thức thanh tẩy, họ sẽ sống tự do với gia đình, bạn bè và được lui tới những nơi thờ phượng. Đối với người Samaritanô vẫn bị coi là lạc giáo, không còn liên lạc với đền thờ, cho nên ông không có tư tế để trình diện, ông phải quay lại với Chúa Giêsu như đền thờ của Thiên Chúa mà lớn tiếng ngợi khen Ngài. Đây là điểm chúng ta cần suy nghĩ. bởi lẽ chúng ta thường có khuynh hướng bảo thủ, khép kín, tẩy chay. Không coông nhận những ơn lành Chúa ban cho kẻ khác. Độc tôn trong đạo mình. Chúng ta mù loà ương ngạnh trong quan điểm tôn giáo, xã hội. Không thấy những đổi thay trên thế gian, nhất là về đành thiêng liêng. Một cử chỉ nhân ái, một cuộc sống lương thiện đáng lý phải được chúng ta khâm phục và cộng tác. Nhưng nươc lại nếu không thuộc phe ta, nhất định sẽ bị nghi ngờ, chê bai, dđả kích. Xin nhớ một người sống ngay lành đã là phép lạ của Thiên Chúa. Sự ngạc niên của Chúa Giêsu về 9 người kia không trở lại cho chúng ta hay Chúa đau lòng biết bao về sự bội bạc của nhân loại. Chẳng lẽ chúng ta cũng được kể vào số đó? Do đó, sự cảm tạ Chúa về các ơn lành người thương ban là đặc tính của một Kitô hữu. Thiếu đặc tíh này thì chẳng khác người vô đạo, có khi tệ hơn. Bởi lẽ chung ta dạy con cháu ngôn ngữ lịch sự: “còn gì nữa con”; “cảm ơn mẹ” vì một chiếc bánh ngọt. Nhưng vô số ơn lành của Thiên Chúa chúng ta làm ngơ.

Cho nên câu chuện người Samaritanô trở lại tạ ơn Thiên Chúa phải là điểm chính cho chúng ta suy nghĩ hôm nay. Chúa Giêsu không chỉ là bác sỹ chữa lành cùi hủi, mở mắt, mở tai, gẫy xương, trừ quỷ mà chính yếu Ngài bày tỏ lòng thương cảm đối với nạn nhân của đau khổ, bệnh tật, chết chóc phần xác cũng như phần hồn. Ngài cam đoan với nhân loại Thiên Chúa thấu rõ những nỗi khổ của họ. Ngài sẽ giảt thoát và nâng đỡ mọi người. Nếu như mỗi người nhận ra và đón tiếp những ơn lành Thiên Chúa thực hiện nơi mình. Khi ấy chúng ta sẽ sống cuộc đời hoàn toàn đổi khác. Cuộc đơi cuủa chính Đức Kitô trong chúng ta, đầy yêu thương và thông cảm, không còn hận thù, ghen ghét, tẩy chay, loại trừ… chúng ta sẽ rời bỏ nếp sống tội lỗi và quay về với đường lối chính trực Thiên Chúa đã chỉ vẽ cho loài người qua Đức Kitô. Chúng ta sẽ diễn tả lòng tri ân Thiên chúa bằng những hình thức đặc biệt như ăn chay, phat xác, bố thí, cầu nguyện, nghe đọc sách thánh và chấp nận cac câu chuyeện knh thánh như ám chỉ về mình. Đầy lòng tạ ơn chúng ta sẽ sống khiêm nhường, thánh thiện và hạnh phúc.

Bữa tiệc Thánh thể chúng ta sắp cử hành, gợi nhớ lại chúa Giêsu luôn hiện diện và nghĩ đến với mỗi kinh hồn, thúc giục chúng ta đón nhận và phục vụ tha nhân không loại trừ, không kì thị bất chấp những khác biệt về văn hoá, tôn giáo, tính tình.bởi chúng ta những đặc điểm tự nhiên của xã hội loài người. Chúng ta không thể độc tài ép buộc mọi người theo ý riêng của mình. Xin nhớ lời khuyên của các Tông đồ xin thêm đức tin. Chúa Giêsu trả lời họ rằng họ đã được ban cho đủ đức tin để sống cuộc đời theo Ngài. Chỉ cần tinh luyện đức tin đó cho tinh ròng, gột rửa hết các hình thức ích kỷ, đam mê, dục vọng, giả hình, tham lam thì họ có thể làm phép lạ, khiến cây dâu nhổ rễ đi mọc giữa biển cả! Bây giờ chúng ta cũng vậy, Chúa đòi hỏi mọi kẻ theo Ngài phải hành động trên đức tin ấy. Thế giới sẽ không còn chiến tranh, chia rẽ. Chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm cuủa mình. Sỡ dĩ nhân loại còn chém giết nhau là vì môn đệ Chúa chưa chu toàn ổn phận. Chưa có đức tin tinh tuyền, nhiên hậu chưa phải là người công chính thật. Liệu chúng ta đã giống như Ngài đón nhận 10 người phong cùi và chuữa lành họ? Liệu chung ta dám mở lòng ra cho thiên hạ lui tới hay ngược lại, lập thêm hàng rào để ngăn cản “sự dữ” vào phá phách mình. Phụng vụ sau công đồng Vaticanô II đề nghị rõ bỏ rào cản (communion rail) giữa giáo dân và gian cung thánh, tượng trưng sự gần gũi giữa Chúa Giêsu và cộng đồng tín hữu. Nhưng thực tế hàng trăm rào cản khác đã được dựng nên giữa giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ, hàng giáo phẩm. Buồn thay.

Trở lại với đề tài hôm nay, người Samaritanô, một trong 10 kẻ cùi hủi, bị xã hội ruồng bỏ lại trở thành bài học cho chúng ta. Ông đã dạy mọi người hãy biết lòng bày tỏ ngợi khen Thiên Chúa và tạ ơn Đức Giêsu. Trong bí tích Thánh thể này chúng ta nên noi gương theo ông, biết ơn và tán tạ tình thương Thiên Chúa tưới gội trên mỗi linh hồn. Ơn của Ngài thật vĩ đại, dạt dào, rộng mở ôm lấy nhân loại. Tất cả chúng ta đều là những kẻ cùi hủi được Đức Kitô chữa lành. Hiện nay chúng ta đang được Lời Ngài thâu gom lại, hình thành một cộng đoàn Thánh thể, để bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, yêu thương nhau và sống am hợp với phúc âm. Đó là ý nghĩa của từ Eucharistia trong tiếng Latinh. Ước chi trong mỗi cộng đồng giáo xứ là một cộng đồng “lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa và sấp mình dưới chân Chúa mà tạ ơn”. Amen.

  • Tiếp theo truyện Naaman: ông thấy mình được chữa lành thì trở lại tạ ơn Thiên Chúa của Israel và tiên tri Elisa. Rồi dâng lễ vật. Tiên tri không nhận. Ông xin hai bao đất về để thờ phượng Giavê. Tiên tri đồng ý và chúc lành cho ông đi bằng an. Được một quãng đường, tiểu đồng của Elisa là Giêkhađi tiếc rẻ, đuổi theo xe Naaman đòi tiền. Naaman cho nó 60kg bạc và hai bộ quần áo. Tiên tri Elisa biết chuyện nguyền rủa nó, nói: “Mày đã nhận tiền bạc, nhưng bệnh phong cùi của ông Naaman sẽ mãi mãi bám lấy mày và dòng dõi mày”. Giêkhađi rời Elisa, mắc bệnh phong hủi, mốc thếch như tuyết.