XIN CẢM ƠN VIETCATHOLIC
Nhân Lễ Mừng 20 Năm VietCatholic 1996-2016
Đã từ rất lâu, chúng tôi giữ thói quen “điểm tâm” mỗi sáng bằng cách lướt mạng VietCatholic. Lướt tức là chúng tôi đọc nhanh nhan đề tất cả các bài, thấy nhan đề nào “nóng” thì dừng lại đọc ngay; còn những bài khác, sẽ thưởng thức sau, nếu có thời giờ.
Có thể nói, VietCatholic là món ăn tinh thần của chúng tôi. Nay, nhân dịp Lễ Mừng 20 Năm VietCatholic 1996-2016, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Lời cảm ơn của chúng tôi không là lời cảm ơn đơn giản mà chúng ta hay dùng trong đời sống thường ngày. Lời cảm ơn ở đây kèm theo sự hiểu biết chút ít về cả một quá trình lâu dài và gian truân trong nỗ lực dùng các phương tiện truyền thông để rao giảng Tin Mừng của vị sáng lập ra trang mạng VietCatholic, đó là LM Gioan Trần Công Nghị, một nhà hoạt động truyền thông Công Giáo tiếng Việt đứng vào hàng tiên phong ở hải ngoại. Cũng ví như khi được ăn chén cơm thì chúng ta cảm ơn vì ý thức được bao gian lao vất vả của người nông dân trong việc đồng áng.
Thời báo viết: Tạp chí Thời Điểm Công Giáo
Là một cha sở, LM Trần Công Nghị rất bận rộn với bổn phận mục vụ. Thế nhưng trong ông lại cháy bỏng đam mê hoạt động báo chí. Thời đầu những năm 1990, vẫn còn thịnh hành ngành báo chữ viết, LM Trần Công Nghị đã tiên phong đứng ra kêu gọi các vị đồng chí hướng để cùng nhau cho đời một tạp san lấy tên là Thời Điểm Công Giáo. Đó là tập san chuyên khảo cứu, bình luận, thần học, tu đức và mục vụ Công Giáo. Thời Điểm Công Giáo số 1 ra vào Tháng 4, năm 1991, nêu rõ đường hướng là “cơ quan ngôn luận và truyền bá tư tưỏng, đồng thời mang tính chất tài liệu tham khảo và học tập, để hỗ trợ người tín hữu trên bước đưòng sống đạo và hành đạo; gợi ý về trách nhiệm của người Công Giáo đối với dân tộc, bắc nhịp cầu thông cảm và hợp tác với các tôn giáo bạn”. Ban điều hành ban đầu gồm có: Đại diện nhóm chủ trương: LM Trần Công Nghị, tức Triều Ân. Điều hành toà soạn: Quyên Di với 2 phụ tá là Nguyễn Thanh Vang và Việt Dzũng; Phát hành: LM Bùi Ngọc Tỷ & Vũ Mạnh Tuyên. Thư kí: Kiều Văn Báu. Ban biên tập khá bề thế với gần 60 tên tuổi quen thuộc, đặc biệt là những tác giả nổi tiếng, sau này vẫn thường xuyên cộng tác với tập san, như GS Kim Định, LM Trần Văn Kiệm, GS Thiện Cẩm, ĐÔ Trần Văn Hoài, LM Vũ Đình Trác, LM Ngô Duy Linh, ĐÔ Mai Đức Vinh, LM Vũ Kim Chính, LM Chu Quang Minh, LM Phạm Văn Tuệ, LM Trần Cao Tường, LM Vũ Thành, Phó Tế Phạm Bá Nha, Sr Thanh Thuỷ, nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương, TS Trần An Bài, LS Phạm Văn Phổ, nhà văn Trần Phong Vũ, nhà báo Hoàng Quý, Cao Tấn Tĩnh, Trần Hữu Khắc, TS Trần Văn Cảnh... Tập san đự định mỗi năm ra 10 số.
Về hình thức, Thời Điểm Công Giáo in khổ 8 ¼ x 5 1/4 trang nhã, gọn gàng, bìa đi màu sắc vui tươi hấp dẫn, nhất là về sau tập san dùng các hoạ phẩm chủ đề tôn giáo của hoạ sĩ Phạm Hoàng (giải thưởng UNESCO về bức tranh Đại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị băm 1972) để làm trang bìa, càng làm tăng thêm phần mĩ thuật. Trên kệ sách của tôi còn giữ được Thời Điểm Công Giáo từ số 1, Tháng 4, 1991 tới số 44 ra Tháng 4, 1997. Về số lượng, coi như không đạt chỉ tiêu dự trù; bù lại, nội dung tập san được độc giả đánh giá là phong phú. Như thế cũng là một nỗ lực và hi sinh rất lớn trong tình hình càng ngày càng ít độc giả tiếng Việt ở hải ngoại.
Chúng tôi cho đó là một nỗ lực và sự hi sinh lớn bởi vì người Việt ở Hoa Kì khoảng 2 triệu. Trong số đó, chỉ một phần trên 50 tuổi còn đọc tiếng Việt. Số người đọc sách vở tôn giáo chuyên biệt lại càng ít hơn nữa. Sự thực ấy đưa tới tình hình sách báo hải ngoại đang trở thành buổi chợ chiều ế ẩm, buồn hiu. Đúng như nhà văn Huy Phương đã nhận xét trong bài Sách Vở Ích Gì Cho Buổi Ấy trên báo Người Việt ngày 21-11-2011: “Một vòng qua các nhà sách, gặp gỡ các chủ tiệm, ai cũng than phiền người đọc càng ngày càng ít, lý do mà chúng ta đã biết là vào thời đại của computer, các ông bà già thì mắt càng ngày càng mờ, con trẻ lớn lên nói ngọng, nói chi chuyện đọc sách tiếng Việt. Người ta thích bỏ ra $25.00 để mua một băng nhạc, hay bỏ $150.00 để mua một cái vé đại nhạc hội có thu hình, nhưng $15.00 cho một cuốn sách thì không”.
Thời đại internet: trang mạng VietCatholic
Hơn 50 năm trước đây, internet mới chỉ là một ý niệm.Trải qua mấy chục năm tìm kiếm trong các phòng thì nghiệm các đại học, rồi áp dụng trong lãnh vực quân sự, kĩ nghệ, thương mại. Tới năm 1991, với sự phát minh ra World Wide Web (www), chúng ta đã có thể dùng máy tính cá nhân thông qua mạng internet để trao đổi với nhau trên phạm vi toàn cầu tất cả những thông tin, bài vở, âm nhạc, hình ảnh… một cách đơn giản và mau chóng.
Thế là ngành báo chí chữ viết bắt đầu phải cạnh tranh với ngành báo chí trang mạng ảo.
Ngày nay, việc thiết lập các trang mạng cá nhân và việc truy cập các trang mạng trở thành quá phổ biến, quá bình thường. Nhưng vào năm 1996, có thể nói LM Trần Công Nghị là người tiên phong đã nhanh nhạy nắm bắt phương tiện internet hiện đại để làm truyền thông Công Giáo, kể cả ở hải ngoại lẫn bên Việt Nam. Trang mạng của ông mang tên VietCatholic.net
Chỉ với một computer trên bàn viết, LM Trần Công Nghị có thể liên lạc khắp nơi với ban biên tập, với các cộng tác viên của VietCatholic. LM Đỗ Xuân Quế khi sang Hoa Kì có tới thăm “văn phòng” VietCatholic của LM Trần Công Nghị và ông cụ đã rất ngạc nhiên thốt lên “có thế này thôi à”.
Tiếp nối tôn chỉ của tạp chí Thời Điểm Công Giáo, VietCatholic chủ trương dùng phương tiện truyền thông hiện đại để rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, phát huy văn hoá dân tộc, bênh vực Giáo Hội mẹ cũng như Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Cộng tác viên của VietCatholic là hàng trăm linh mục, tu sĩ và giáo dân khắp năm châu bốn bể, kể cả ở trong nước. Họ đều tình nguyện làm việc không thù lao, lấy giờ nghỉ ngơi mà làm và không có ai là chuyên nghiệp.
Nội dung VietCatholic gồm có các đề mục lớn: Tin Giáo Hội Hoàn Vũ, Tin Giáo Hội Việt Nam, Binh Vực Công Lý và Giáo Hội, Thánh Ca, Văn Hoá, Ảnh Nghệ Thuật, Tài Liệu – Sưu Khảo.
Bài vở hiện vẫn là phần quan trọng của nội dung VietCatholic, nhưng LM Trần Công Nghị đã nhận ra khuynh hướng thưởng ngoạn bằng hình ảnh và âm thanh của con người thời đại đang dần dần “lấn sân” việc đọc các bài viết bằng chữ. Do đó, từ mấy năm gần đây, tại trụ sở chính của VietCatholic ở Nam California cũng như ở chi nhánh Úc Châu (các vị phó giám đốc LM Văn Chi, LM Nguyễn Hữu Quảng và KS Đặng Minh An) đã tổ chức những khoá huấn luyện chuyên viên truyền hình, nhằm cung cấp nhân lực cho chương trình thực hiện các videos tin tức và phóng sự. Hiện nay, trên mạng VietCatholic đã dành riêng một mục lớn cho các videos này, tức VietCatholic TV.
Tập san Thời Điểm Công Giáo bằng chữ viết chỉ có thể phổ biến rất hạn chế cho độc giả Công Giáo hải ngoại, nhưng với trang mạng VietCtholic, nội dung có thể chuyển về cho hàng triệu độc giả Công Giáo bên quê nhà Việt Nam. Ơn ích cực lớn. Được biết nhiều xứ đạo ở Việt Nam đã thường xuyên trích bài vở lấy từ VietCatholic để đăng lại trong Bản Tin hằng tuần của giáo xứ; còn tại những giáo xứ nghèo nàn xa xôi, giáo dân chưa có khả năng xử dụng computer để truy cập VietCatholic, ban phụ trách thông tin phải in bài vở chọn lọc từ VietCatholic và dán ở cuối nhà thờ để nhiều người được đọc.
Chính quyền Cộng Sản Hà Nội quyết liệt lập tường lửa ngăn cấm người trong nước truy cập các mạng thông tin hải ngoại, trong đó có cả VietCatholic, cho nên LM Trần Công Nghị cho biết, có dạo, hằng ngày ông phải gửi 3500 emails mang nội dung VietCatholic về cho 3500 địa chỉ emails bên quê nhà.
Thế nhưng trên đời này việc gì cũng có phần thuận lợi và phần không thuận lợi, ngay cả trong lãnh vực tôn giáo. Không bao giờ có thể làm hài lòng tất cả mọi người. VietCatholic không là ngoại lệ. Có nghĩa là VietCatholic đã từng gặp những “thắc mắc” từ chính anh em đồng đạo. Chuyện cũ đã qua đi, con người rồi cũng dần dần qua qua đi. Chúng tôi không muốn khơi lại dĩ vãng buồn, nhưng vì nói tới VietCatholic thì cũng xin nhắc lại chút chuyện không vui thì mới trân trọng trọn vẹn những thành công tốt đẹp của ngày hôm nay. Và chúng tôi cũng tự chế không nói tới tên tuổi cá nhân nào, cũng không đào sâu chi tiết làm gì.
Thắc mắc 1: Có anh em đồng đạo nêu thắc mắc tại sao dám lấy tên là VietCatholic?
Thắc mắc kiểu này thì cũng phải thắc mắc tại sao xưng là Công Giáo, là Tin Lành, là Chính Thống… cái cốt tuỷ là người ta có giữ Đạo và rao truyền Đạo của Chúa Giêsu Kitô hay không. LM Trần Công Nghị chưa bao giờ nhận được thông báo cấm chỉ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc ông đặt tên VietCatholic cho trang mạng của ông.
Ngày 25-4-2004, trong tâm tình phát biểu nhân ngày kỉ niệm 5 triệu lượt người vào xem VietCatholic, LM Trần Công Nghị đã nói rõ: “VietCatholic chưa bao giờ có tham vọng là tiếng nói chính thức hay tiếng nói của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hay bất cứ tổ chức nào. Ông giải thích việc lấy tên VietCatholic chỉ cốt nhằm nêu rõ tôn chỉ của mạng lưới là phục vụ Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam”. Trên thực tế, VietCatholic đã được yêu mến tín nhiệm rộng rãi. Việc các vị Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và các vị thức giả tín nhiệm muốn đưa bài hoặc hình ảnh lên VietCatholic là tuỳ ý các vị, VietCatholic không có quyền gì bắt buộc ai gửi bài. Nếu VietCatholic có làm điều gì khuất tất, chắc đã không có được vị thế ngày hôm nay.
Cũng trong tâm tình của mình, LM Trần Công Nghị còn phát biểu rằng VietCatholic chẳng những không xía vào chuyện của ai mà còn sẵn lòng giúp thiết lập mạng lưới cho các cơ quan, các giáo phận và các giáo xứ. Ông nói: “Chúng tôi thật vui mừng khi thấy có những nhóm, những cá nhân, những websites khác có những bài viết giá trị và những tin tức bổ ích… Chúng tôi lại càng vui mừng hơn nữa, nếu có những nhóm khác trổi vượt hơn chúng tôi và niềm vui sẽ tràn đầy khi mà có những nguời, những nhóm có thể làm thay công tác và tiếp nốì sứ mạng của chúng tôi”. Trên thực tế, VietCatholic đã giúp thiết lập trang mạng cho một số giáo phận bên quê nhà.
Thắc mắc 2: Đúng ra người anh em này không thắc mắc về cái tên VietCatholic mà là muốn “đảo chính” VietCatholic. Người anh em này “vô tư” cắt đặt 3 giám đốc cho VietCatholic, LM Trần Công Nghị chỉ phụ trách phần kĩ thuật; rồi người anh em tới luôn, ông đưa ngay ra một danh sách các vị nằm trong ban biên tập VietCatholic. Thật hết biết! Chúng tôi chỉ xin nhận xét ngắn gọn và hết sức nhẹ nhàng: Người anh em này “hơi bị” vô duyên!
Thắc mắc 3: Có người anh em thắc mắc về vấn đề tiền bạc của VietCatholic. LM Trần Công Nghị đã trả lời rõ ràng: “VietCatholic không nhận được bất cứ sự tài trợ của tổ chức đạo, đời nào cả… Việc điều hành website VietCatholic rất tốn phí cả thời giờ lẫn tiền bạc, nhưng chúng tôi đều nhờ vào sự đóng góp và giúp đỡ của một số anh chị em thiện chí, chúng tôi không nương tựa vào ai khác… Những sản phẩm văn hoá và tôn giáo của VietCatholic… không lời lãi gì”.
Thiển nghĩ, “làm văn hoá” nơi người Việt hải ngoại, nhất là lại thuộc lãnh vực chuyên biệt tôn giáo thì chỉ có hi sinh chứ không lời lãi chi. Đàng khác, không ai đọc VietCatholic mà phải trả tiền và mạng VietCatholic đâu có làm quảng cáo thương mại.
Chúng tôi đã từng được đọc tâm sự của một người anh em về cái nghiệp hoạt động văn hoá của ông bằng những từ ngữ hết sức chua cay, như: Làm văn hoá rất “cay cực”, “đơn độc và chán ngán”. “thách đố”, “đơn lạnh”, “con đường Núi Sọ”, “đớn đau”!…
Thắc mắc 4: Bênh vực công lý và Giáo Hội. Trong quá trình rao giảng Tin Mừng bằng phương tiện truyền thông báo chí và internet, chúng tôi nhận thấy LM Trần Công Nghị đã hết sức bảo vệ Đức Tin chính thống Kitô Giáo, bênh vực công lí và Giáo Hội. Riêng vấn đề đối phó với quốc nạn Cộng Sản thì tuyệt đại đa số độc giả công nhận lập trường quốc gia trong sáng, trước sau như một của mạng VietCatholic. Tuy nhiên, đôi khi xẩy ra một vụ án liên quan tới một giáo phận, một tu viện, một vị giám mục hay linh mục thì một số ít các người anh em đồng đạo hải ngoại lại nêu thắc mắc và đòi hỏi VietCatholic phải hành động theo yêu cầu của họ. Chúng tôi cho đó là điều hết sức bình thường trong sinh hoạt báo chí cũng như trong sinh hoạt chính trị. Tuy nhiên, nếu đã sinh hoạt báo chí, thì ai cũng cần tôn trọng quyền của một ban biên tập. Ban biên tập có toàn quyền quyết định chấp nhận hay không về các bài vở thể theo tôn chỉ của cơ quan ấy. Là một cơ quan có tính cách tôn giáo, LM Trần Công Nghị và Phó Giám Đốc Nguyễn Long Thao lại càng phải cẩn trọng trong việc đưa lên những bài vở liên quan tới chính trị và Giáo Hội. Bởi thế, mỗi khi cần nắm vững hơn về một cá nhân hay một vụ việc xẩy ra ở trong nước, LM Trần Công Nghị thường tiếp xúc trực tiếp với các vị giám mục và linh mục bên Việt Nam. Ông cũng có sẵn những nhân sĩ trong và ngoài nước để tham khảo, cân nhắc những vấn đề hệ trọng.
Trước đây, VietCatholic đã mau mắn đưa đầy đủ tin tức và hình ảnh nóng sốt về vụ Toà Khâm Sứ Hà Nội - Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà - Đức TGM Ngô Quang Kiệt và cuộc đấu tranh của giáo dân Hà Nội và mới đây là vụ cá chết Miền Trung - Formosa -Đức Giám Giáo Phận Vinh Nguyễn Thái Hợp - LM Đặng Hữu Nam – các linh mục giáo hạt Kỳ Anh thuộc giáo phận Vinh sát cánh đấu tranh cùng các giáo dân sở tại.
Đến đây, chúng tôi xin nêu chút suy nghĩ cá nhân về vấn đề sứ mệnh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, không liên tới quan điểm của ban biên tập VietCatholic.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang thi hành sứ mệnh sống và loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô của mình trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn bởi vì đất nước đang bị thống trị bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài toàn trị. Đây là thời của Bóng Tối, của Cái Ác, của Sự Dữ.
Nhiệm vụ cứu nguy đất nước là nhiệm vụ của toàn dân bằng nhiều phương cách khác nhau. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không có nhiệm vụ làm cách mạng hay làm chính trị để thâu đạt quyền bính thế tục. Nhiệm vụ chính của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là sống và loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong hoàn cảnh cụ thể này của đất nước.
Xét về mặt xã hội, Tin Mừng chính là công bình, bác ái, là nhân quyền, là các quyền tự do căn bản, là quyền bình đẳng cho phụ nữ, là văn hoá phò sự sống, là giáo chi phú chi, là chăm sóc y tế đồng đều…
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang hi sinh miệt mài sống và làm chứng Tin Mừng như thế đó. Sống Tin Mừng đích thực tức là xây dựng và đóng góp thật nhiều. Lối sống ấy có sức cảm hoá, có sức làm nhẹ bớt tác hại của Cái Ác, của Sự Dữ. Đấng đáng kính Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận từng nói: Giáo Hội không nói mà làm. Đó cũng là điều cần ghi nhận về ý nghĩa của hai vế Chống và Xây trong sứ mệnh Kitô Giáo.
Thực ra, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không phải chỉ có làm mà không bao giờ nói. Giáo Hội có nhiệm vụ Ngôn Sứ. Giáo Hội trong vị trí quan trọng của mình sẽ không nói “lèm bèm” nhưng nói ít, nói công khai, nói chính thức trước lịch sử, trước dư luận quốc nội và quốc tế về những vấn đề quan trọng của đất nước, như: Sửa đổi hiến pháp, Pháp Lệnh Tôn Giáo, yêu cầu được đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xã hội…
Tóm lại, nhân Lễ Mừng 20 Năm VietCatholic, chúng tôi là một độc giả thường xuyên của mạng lưới, được hưởng nhiều ơn ích từ mạng lưới, xin thành thực cảm ơn VietCatholic. Lời cảm ơn đầu tiên xin dành cho LM Trần Công Nghị, người chiến sĩ tiền phong trong ngành truyền thông Công Giáo, kế đến là các vị phó giám đốc danh tiếng và các vị cộng tác viên tài ba trong mọi lãnh vực đã làm nên trang mạng bề thế như hôm nay và còn nối tiếp lâu dài cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là cho các độc giả Công Giáo trong nước.
Với sự xuất hiện sớm sủa của VietCatholic, chúng tôi trộm nghĩ LM Trần Công Nghị và các vị có thể hãnh diện vì đã đi trước một bước trong việc xử dụng phương tiện truyền thông hiện đại để rao giảng Tin Mừng, phát huy văn hoá dân tộc, bảo vệ công lý và Giáo Hội. Quý vị đã đáp trả xuất sắc lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khi ngài đề cập đến internet trong sứ điệp “Internet, diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng” nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông lần thứ 36, Đức Thánh Cha khẳng định đây là một cơ may cần phải tận dụng, không thể bỏ qua và “đối với Giáo Hội, thế giới ảo mới mẻ nầy mời gọi làm cuộc mạo hiểm lớn lao là xử dụng năng lực của nó để loan báo sứ điệp Tin Mừng ”.
Trần Vinh
Nhân Lễ Mừng 20 Năm VietCatholic 1996-2016
Đã từ rất lâu, chúng tôi giữ thói quen “điểm tâm” mỗi sáng bằng cách lướt mạng VietCatholic. Lướt tức là chúng tôi đọc nhanh nhan đề tất cả các bài, thấy nhan đề nào “nóng” thì dừng lại đọc ngay; còn những bài khác, sẽ thưởng thức sau, nếu có thời giờ.
Có thể nói, VietCatholic là món ăn tinh thần của chúng tôi. Nay, nhân dịp Lễ Mừng 20 Năm VietCatholic 1996-2016, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Lời cảm ơn của chúng tôi không là lời cảm ơn đơn giản mà chúng ta hay dùng trong đời sống thường ngày. Lời cảm ơn ở đây kèm theo sự hiểu biết chút ít về cả một quá trình lâu dài và gian truân trong nỗ lực dùng các phương tiện truyền thông để rao giảng Tin Mừng của vị sáng lập ra trang mạng VietCatholic, đó là LM Gioan Trần Công Nghị, một nhà hoạt động truyền thông Công Giáo tiếng Việt đứng vào hàng tiên phong ở hải ngoại. Cũng ví như khi được ăn chén cơm thì chúng ta cảm ơn vì ý thức được bao gian lao vất vả của người nông dân trong việc đồng áng.
Thời báo viết: Tạp chí Thời Điểm Công Giáo
Là một cha sở, LM Trần Công Nghị rất bận rộn với bổn phận mục vụ. Thế nhưng trong ông lại cháy bỏng đam mê hoạt động báo chí. Thời đầu những năm 1990, vẫn còn thịnh hành ngành báo chữ viết, LM Trần Công Nghị đã tiên phong đứng ra kêu gọi các vị đồng chí hướng để cùng nhau cho đời một tạp san lấy tên là Thời Điểm Công Giáo. Đó là tập san chuyên khảo cứu, bình luận, thần học, tu đức và mục vụ Công Giáo. Thời Điểm Công Giáo số 1 ra vào Tháng 4, năm 1991, nêu rõ đường hướng là “cơ quan ngôn luận và truyền bá tư tưỏng, đồng thời mang tính chất tài liệu tham khảo và học tập, để hỗ trợ người tín hữu trên bước đưòng sống đạo và hành đạo; gợi ý về trách nhiệm của người Công Giáo đối với dân tộc, bắc nhịp cầu thông cảm và hợp tác với các tôn giáo bạn”. Ban điều hành ban đầu gồm có: Đại diện nhóm chủ trương: LM Trần Công Nghị, tức Triều Ân. Điều hành toà soạn: Quyên Di với 2 phụ tá là Nguyễn Thanh Vang và Việt Dzũng; Phát hành: LM Bùi Ngọc Tỷ & Vũ Mạnh Tuyên. Thư kí: Kiều Văn Báu. Ban biên tập khá bề thế với gần 60 tên tuổi quen thuộc, đặc biệt là những tác giả nổi tiếng, sau này vẫn thường xuyên cộng tác với tập san, như GS Kim Định, LM Trần Văn Kiệm, GS Thiện Cẩm, ĐÔ Trần Văn Hoài, LM Vũ Đình Trác, LM Ngô Duy Linh, ĐÔ Mai Đức Vinh, LM Vũ Kim Chính, LM Chu Quang Minh, LM Phạm Văn Tuệ, LM Trần Cao Tường, LM Vũ Thành, Phó Tế Phạm Bá Nha, Sr Thanh Thuỷ, nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương, TS Trần An Bài, LS Phạm Văn Phổ, nhà văn Trần Phong Vũ, nhà báo Hoàng Quý, Cao Tấn Tĩnh, Trần Hữu Khắc, TS Trần Văn Cảnh... Tập san đự định mỗi năm ra 10 số.
Về hình thức, Thời Điểm Công Giáo in khổ 8 ¼ x 5 1/4 trang nhã, gọn gàng, bìa đi màu sắc vui tươi hấp dẫn, nhất là về sau tập san dùng các hoạ phẩm chủ đề tôn giáo của hoạ sĩ Phạm Hoàng (giải thưởng UNESCO về bức tranh Đại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị băm 1972) để làm trang bìa, càng làm tăng thêm phần mĩ thuật. Trên kệ sách của tôi còn giữ được Thời Điểm Công Giáo từ số 1, Tháng 4, 1991 tới số 44 ra Tháng 4, 1997. Về số lượng, coi như không đạt chỉ tiêu dự trù; bù lại, nội dung tập san được độc giả đánh giá là phong phú. Như thế cũng là một nỗ lực và hi sinh rất lớn trong tình hình càng ngày càng ít độc giả tiếng Việt ở hải ngoại.
Chúng tôi cho đó là một nỗ lực và sự hi sinh lớn bởi vì người Việt ở Hoa Kì khoảng 2 triệu. Trong số đó, chỉ một phần trên 50 tuổi còn đọc tiếng Việt. Số người đọc sách vở tôn giáo chuyên biệt lại càng ít hơn nữa. Sự thực ấy đưa tới tình hình sách báo hải ngoại đang trở thành buổi chợ chiều ế ẩm, buồn hiu. Đúng như nhà văn Huy Phương đã nhận xét trong bài Sách Vở Ích Gì Cho Buổi Ấy trên báo Người Việt ngày 21-11-2011: “Một vòng qua các nhà sách, gặp gỡ các chủ tiệm, ai cũng than phiền người đọc càng ngày càng ít, lý do mà chúng ta đã biết là vào thời đại của computer, các ông bà già thì mắt càng ngày càng mờ, con trẻ lớn lên nói ngọng, nói chi chuyện đọc sách tiếng Việt. Người ta thích bỏ ra $25.00 để mua một băng nhạc, hay bỏ $150.00 để mua một cái vé đại nhạc hội có thu hình, nhưng $15.00 cho một cuốn sách thì không”.
Thời đại internet: trang mạng VietCatholic
Hơn 50 năm trước đây, internet mới chỉ là một ý niệm.Trải qua mấy chục năm tìm kiếm trong các phòng thì nghiệm các đại học, rồi áp dụng trong lãnh vực quân sự, kĩ nghệ, thương mại. Tới năm 1991, với sự phát minh ra World Wide Web (www), chúng ta đã có thể dùng máy tính cá nhân thông qua mạng internet để trao đổi với nhau trên phạm vi toàn cầu tất cả những thông tin, bài vở, âm nhạc, hình ảnh… một cách đơn giản và mau chóng.
Thế là ngành báo chí chữ viết bắt đầu phải cạnh tranh với ngành báo chí trang mạng ảo.
Ngày nay, việc thiết lập các trang mạng cá nhân và việc truy cập các trang mạng trở thành quá phổ biến, quá bình thường. Nhưng vào năm 1996, có thể nói LM Trần Công Nghị là người tiên phong đã nhanh nhạy nắm bắt phương tiện internet hiện đại để làm truyền thông Công Giáo, kể cả ở hải ngoại lẫn bên Việt Nam. Trang mạng của ông mang tên VietCatholic.net
Chỉ với một computer trên bàn viết, LM Trần Công Nghị có thể liên lạc khắp nơi với ban biên tập, với các cộng tác viên của VietCatholic. LM Đỗ Xuân Quế khi sang Hoa Kì có tới thăm “văn phòng” VietCatholic của LM Trần Công Nghị và ông cụ đã rất ngạc nhiên thốt lên “có thế này thôi à”.
Tiếp nối tôn chỉ của tạp chí Thời Điểm Công Giáo, VietCatholic chủ trương dùng phương tiện truyền thông hiện đại để rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, phát huy văn hoá dân tộc, bênh vực Giáo Hội mẹ cũng như Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Cộng tác viên của VietCatholic là hàng trăm linh mục, tu sĩ và giáo dân khắp năm châu bốn bể, kể cả ở trong nước. Họ đều tình nguyện làm việc không thù lao, lấy giờ nghỉ ngơi mà làm và không có ai là chuyên nghiệp.
Nội dung VietCatholic gồm có các đề mục lớn: Tin Giáo Hội Hoàn Vũ, Tin Giáo Hội Việt Nam, Binh Vực Công Lý và Giáo Hội, Thánh Ca, Văn Hoá, Ảnh Nghệ Thuật, Tài Liệu – Sưu Khảo.
Bài vở hiện vẫn là phần quan trọng của nội dung VietCatholic, nhưng LM Trần Công Nghị đã nhận ra khuynh hướng thưởng ngoạn bằng hình ảnh và âm thanh của con người thời đại đang dần dần “lấn sân” việc đọc các bài viết bằng chữ. Do đó, từ mấy năm gần đây, tại trụ sở chính của VietCatholic ở Nam California cũng như ở chi nhánh Úc Châu (các vị phó giám đốc LM Văn Chi, LM Nguyễn Hữu Quảng và KS Đặng Minh An) đã tổ chức những khoá huấn luyện chuyên viên truyền hình, nhằm cung cấp nhân lực cho chương trình thực hiện các videos tin tức và phóng sự. Hiện nay, trên mạng VietCatholic đã dành riêng một mục lớn cho các videos này, tức VietCatholic TV.
Tập san Thời Điểm Công Giáo bằng chữ viết chỉ có thể phổ biến rất hạn chế cho độc giả Công Giáo hải ngoại, nhưng với trang mạng VietCtholic, nội dung có thể chuyển về cho hàng triệu độc giả Công Giáo bên quê nhà Việt Nam. Ơn ích cực lớn. Được biết nhiều xứ đạo ở Việt Nam đã thường xuyên trích bài vở lấy từ VietCatholic để đăng lại trong Bản Tin hằng tuần của giáo xứ; còn tại những giáo xứ nghèo nàn xa xôi, giáo dân chưa có khả năng xử dụng computer để truy cập VietCatholic, ban phụ trách thông tin phải in bài vở chọn lọc từ VietCatholic và dán ở cuối nhà thờ để nhiều người được đọc.
Chính quyền Cộng Sản Hà Nội quyết liệt lập tường lửa ngăn cấm người trong nước truy cập các mạng thông tin hải ngoại, trong đó có cả VietCatholic, cho nên LM Trần Công Nghị cho biết, có dạo, hằng ngày ông phải gửi 3500 emails mang nội dung VietCatholic về cho 3500 địa chỉ emails bên quê nhà.
Thế nhưng trên đời này việc gì cũng có phần thuận lợi và phần không thuận lợi, ngay cả trong lãnh vực tôn giáo. Không bao giờ có thể làm hài lòng tất cả mọi người. VietCatholic không là ngoại lệ. Có nghĩa là VietCatholic đã từng gặp những “thắc mắc” từ chính anh em đồng đạo. Chuyện cũ đã qua đi, con người rồi cũng dần dần qua qua đi. Chúng tôi không muốn khơi lại dĩ vãng buồn, nhưng vì nói tới VietCatholic thì cũng xin nhắc lại chút chuyện không vui thì mới trân trọng trọn vẹn những thành công tốt đẹp của ngày hôm nay. Và chúng tôi cũng tự chế không nói tới tên tuổi cá nhân nào, cũng không đào sâu chi tiết làm gì.
Thắc mắc 1: Có anh em đồng đạo nêu thắc mắc tại sao dám lấy tên là VietCatholic?
Thắc mắc kiểu này thì cũng phải thắc mắc tại sao xưng là Công Giáo, là Tin Lành, là Chính Thống… cái cốt tuỷ là người ta có giữ Đạo và rao truyền Đạo của Chúa Giêsu Kitô hay không. LM Trần Công Nghị chưa bao giờ nhận được thông báo cấm chỉ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc ông đặt tên VietCatholic cho trang mạng của ông.
Ngày 25-4-2004, trong tâm tình phát biểu nhân ngày kỉ niệm 5 triệu lượt người vào xem VietCatholic, LM Trần Công Nghị đã nói rõ: “VietCatholic chưa bao giờ có tham vọng là tiếng nói chính thức hay tiếng nói của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hay bất cứ tổ chức nào. Ông giải thích việc lấy tên VietCatholic chỉ cốt nhằm nêu rõ tôn chỉ của mạng lưới là phục vụ Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam”. Trên thực tế, VietCatholic đã được yêu mến tín nhiệm rộng rãi. Việc các vị Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và các vị thức giả tín nhiệm muốn đưa bài hoặc hình ảnh lên VietCatholic là tuỳ ý các vị, VietCatholic không có quyền gì bắt buộc ai gửi bài. Nếu VietCatholic có làm điều gì khuất tất, chắc đã không có được vị thế ngày hôm nay.
Cũng trong tâm tình của mình, LM Trần Công Nghị còn phát biểu rằng VietCatholic chẳng những không xía vào chuyện của ai mà còn sẵn lòng giúp thiết lập mạng lưới cho các cơ quan, các giáo phận và các giáo xứ. Ông nói: “Chúng tôi thật vui mừng khi thấy có những nhóm, những cá nhân, những websites khác có những bài viết giá trị và những tin tức bổ ích… Chúng tôi lại càng vui mừng hơn nữa, nếu có những nhóm khác trổi vượt hơn chúng tôi và niềm vui sẽ tràn đầy khi mà có những nguời, những nhóm có thể làm thay công tác và tiếp nốì sứ mạng của chúng tôi”. Trên thực tế, VietCatholic đã giúp thiết lập trang mạng cho một số giáo phận bên quê nhà.
Thắc mắc 2: Đúng ra người anh em này không thắc mắc về cái tên VietCatholic mà là muốn “đảo chính” VietCatholic. Người anh em này “vô tư” cắt đặt 3 giám đốc cho VietCatholic, LM Trần Công Nghị chỉ phụ trách phần kĩ thuật; rồi người anh em tới luôn, ông đưa ngay ra một danh sách các vị nằm trong ban biên tập VietCatholic. Thật hết biết! Chúng tôi chỉ xin nhận xét ngắn gọn và hết sức nhẹ nhàng: Người anh em này “hơi bị” vô duyên!
Thắc mắc 3: Có người anh em thắc mắc về vấn đề tiền bạc của VietCatholic. LM Trần Công Nghị đã trả lời rõ ràng: “VietCatholic không nhận được bất cứ sự tài trợ của tổ chức đạo, đời nào cả… Việc điều hành website VietCatholic rất tốn phí cả thời giờ lẫn tiền bạc, nhưng chúng tôi đều nhờ vào sự đóng góp và giúp đỡ của một số anh chị em thiện chí, chúng tôi không nương tựa vào ai khác… Những sản phẩm văn hoá và tôn giáo của VietCatholic… không lời lãi gì”.
Thiển nghĩ, “làm văn hoá” nơi người Việt hải ngoại, nhất là lại thuộc lãnh vực chuyên biệt tôn giáo thì chỉ có hi sinh chứ không lời lãi chi. Đàng khác, không ai đọc VietCatholic mà phải trả tiền và mạng VietCatholic đâu có làm quảng cáo thương mại.
Chúng tôi đã từng được đọc tâm sự của một người anh em về cái nghiệp hoạt động văn hoá của ông bằng những từ ngữ hết sức chua cay, như: Làm văn hoá rất “cay cực”, “đơn độc và chán ngán”. “thách đố”, “đơn lạnh”, “con đường Núi Sọ”, “đớn đau”!…
Thắc mắc 4: Bênh vực công lý và Giáo Hội. Trong quá trình rao giảng Tin Mừng bằng phương tiện truyền thông báo chí và internet, chúng tôi nhận thấy LM Trần Công Nghị đã hết sức bảo vệ Đức Tin chính thống Kitô Giáo, bênh vực công lí và Giáo Hội. Riêng vấn đề đối phó với quốc nạn Cộng Sản thì tuyệt đại đa số độc giả công nhận lập trường quốc gia trong sáng, trước sau như một của mạng VietCatholic. Tuy nhiên, đôi khi xẩy ra một vụ án liên quan tới một giáo phận, một tu viện, một vị giám mục hay linh mục thì một số ít các người anh em đồng đạo hải ngoại lại nêu thắc mắc và đòi hỏi VietCatholic phải hành động theo yêu cầu của họ. Chúng tôi cho đó là điều hết sức bình thường trong sinh hoạt báo chí cũng như trong sinh hoạt chính trị. Tuy nhiên, nếu đã sinh hoạt báo chí, thì ai cũng cần tôn trọng quyền của một ban biên tập. Ban biên tập có toàn quyền quyết định chấp nhận hay không về các bài vở thể theo tôn chỉ của cơ quan ấy. Là một cơ quan có tính cách tôn giáo, LM Trần Công Nghị và Phó Giám Đốc Nguyễn Long Thao lại càng phải cẩn trọng trong việc đưa lên những bài vở liên quan tới chính trị và Giáo Hội. Bởi thế, mỗi khi cần nắm vững hơn về một cá nhân hay một vụ việc xẩy ra ở trong nước, LM Trần Công Nghị thường tiếp xúc trực tiếp với các vị giám mục và linh mục bên Việt Nam. Ông cũng có sẵn những nhân sĩ trong và ngoài nước để tham khảo, cân nhắc những vấn đề hệ trọng.
Trước đây, VietCatholic đã mau mắn đưa đầy đủ tin tức và hình ảnh nóng sốt về vụ Toà Khâm Sứ Hà Nội - Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà - Đức TGM Ngô Quang Kiệt và cuộc đấu tranh của giáo dân Hà Nội và mới đây là vụ cá chết Miền Trung - Formosa -Đức Giám Giáo Phận Vinh Nguyễn Thái Hợp - LM Đặng Hữu Nam – các linh mục giáo hạt Kỳ Anh thuộc giáo phận Vinh sát cánh đấu tranh cùng các giáo dân sở tại.
Đến đây, chúng tôi xin nêu chút suy nghĩ cá nhân về vấn đề sứ mệnh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, không liên tới quan điểm của ban biên tập VietCatholic.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang thi hành sứ mệnh sống và loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô của mình trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn bởi vì đất nước đang bị thống trị bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài toàn trị. Đây là thời của Bóng Tối, của Cái Ác, của Sự Dữ.
Nhiệm vụ cứu nguy đất nước là nhiệm vụ của toàn dân bằng nhiều phương cách khác nhau. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không có nhiệm vụ làm cách mạng hay làm chính trị để thâu đạt quyền bính thế tục. Nhiệm vụ chính của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là sống và loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong hoàn cảnh cụ thể này của đất nước.
Xét về mặt xã hội, Tin Mừng chính là công bình, bác ái, là nhân quyền, là các quyền tự do căn bản, là quyền bình đẳng cho phụ nữ, là văn hoá phò sự sống, là giáo chi phú chi, là chăm sóc y tế đồng đều…
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang hi sinh miệt mài sống và làm chứng Tin Mừng như thế đó. Sống Tin Mừng đích thực tức là xây dựng và đóng góp thật nhiều. Lối sống ấy có sức cảm hoá, có sức làm nhẹ bớt tác hại của Cái Ác, của Sự Dữ. Đấng đáng kính Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận từng nói: Giáo Hội không nói mà làm. Đó cũng là điều cần ghi nhận về ý nghĩa của hai vế Chống và Xây trong sứ mệnh Kitô Giáo.
Thực ra, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không phải chỉ có làm mà không bao giờ nói. Giáo Hội có nhiệm vụ Ngôn Sứ. Giáo Hội trong vị trí quan trọng của mình sẽ không nói “lèm bèm” nhưng nói ít, nói công khai, nói chính thức trước lịch sử, trước dư luận quốc nội và quốc tế về những vấn đề quan trọng của đất nước, như: Sửa đổi hiến pháp, Pháp Lệnh Tôn Giáo, yêu cầu được đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xã hội…
Tóm lại, nhân Lễ Mừng 20 Năm VietCatholic, chúng tôi là một độc giả thường xuyên của mạng lưới, được hưởng nhiều ơn ích từ mạng lưới, xin thành thực cảm ơn VietCatholic. Lời cảm ơn đầu tiên xin dành cho LM Trần Công Nghị, người chiến sĩ tiền phong trong ngành truyền thông Công Giáo, kế đến là các vị phó giám đốc danh tiếng và các vị cộng tác viên tài ba trong mọi lãnh vực đã làm nên trang mạng bề thế như hôm nay và còn nối tiếp lâu dài cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là cho các độc giả Công Giáo trong nước.
Với sự xuất hiện sớm sủa của VietCatholic, chúng tôi trộm nghĩ LM Trần Công Nghị và các vị có thể hãnh diện vì đã đi trước một bước trong việc xử dụng phương tiện truyền thông hiện đại để rao giảng Tin Mừng, phát huy văn hoá dân tộc, bảo vệ công lý và Giáo Hội. Quý vị đã đáp trả xuất sắc lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khi ngài đề cập đến internet trong sứ điệp “Internet, diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng” nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông lần thứ 36, Đức Thánh Cha khẳng định đây là một cơ may cần phải tận dụng, không thể bỏ qua và “đối với Giáo Hội, thế giới ảo mới mẻ nầy mời gọi làm cuộc mạo hiểm lớn lao là xử dụng năng lực của nó để loan báo sứ điệp Tin Mừng ”.
Trần Vinh