Giải thích Thánh vịnh 115, "Thánh Thi ca tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Thật"



VATICAN (Zenit.org) -Bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều Yết Chung ngày Thú Tư 1/9, ngài dành để giải thích Thánh vịnh 115, "Thánh thi ca tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Thật."

* * *



1 Xin đừng làm rạng rỡ chúng con,
vâng lạy Chúa, xin đừng,
nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ,
bởi vì Ngài thành tín yêu thương.
2 Sao chư dân lai nói:
"Thiên Chúa chúng ở đâu?"
3 Thiên Chúa chúng ta ở trên trời,
muốn làm gì là Chúa làm nên.
4 Tượng thần chúng chỉ là vàng bạc,
chỉ do tay người thế tạo thành.
5 Có mắt có miệng, không nhìn không nói.


6 có mũi có tai, không ngửi không nghe.
7 Có hai tay, không sờ không mó
có hai chân, không bước không đi,
từ cổ họng không thốt ra một tiếng.
8 Ước gì kẻ làm ra hoặc tin ở tượng thần,
cũng giống như chúng vậy.
9 Nhà Israel, hãy tin cậy Chúa,
chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che.
10 Nhà Aaron, hãy tin cậy Chúa,
chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che.


11 Ai kính sợ Chúa, hãy tin cậy Chúa,
chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che.
12 Chúa nhớ đến ta và sẽ ban phúc cả:
sẽ ban phúc cho nhà Israel,
sẽ ban phúc cho nhà Aaron,
13 sẽ ban phúc cho người kính sơ Chúa,
cho người lớn cũng như kẻ nhỏ.
14 Nguyện xin Chúa rộng rãi thi ân
Cho anh em và cho con cháu.
15 Nguyện xin Chúa, Đấng dựng nên đất trời,
xuống muôn phúc lành cho anh em.


16 Trời là trời của Chúa,
còn đất thì Chúa cho con cái loài người,
17 Không phải người đã chết,
hay moi kẻ bước vào
cõi thinh lăng ngàn thu
sẽ ca tụng Đức Chúa;
18 nhưng là chính chúng ta,
những người còn đang sống,
chúng ta chúc tụng Chúa
từ nay đến muôn đời.

1. Thiên Chúa hằng sống và tượng thần bất động đương đầu với nhau trong Thánh vịnh 115 chúng ta mới vừa nghe và là thánh vịnh làm thành phần của loạt Thánh vịnh Kinh Chiều. Bản dịch kinh thánh bằng tiếng Hy lạp xưa "Bảy mươi," được bản văn tiếng latin theo phung vụ kitô hữu cổ xưa theo, đã kết hợp Thánh vịnh này với một Thánh vinh trước để ca tụng Thiên Chúa là Đức Chúa thật. Cả hai biến thành một tác phẩm, nhưng tác phẩm này rõ ràng được chia làm hai bản văn khác nhau (phần hai của Thánh vịnh này là Thánh vịnh 116).


Sau một lời cầu khẩn mở đầu dâng lên Đức Chúa để chứng nhận vinh quang Người, Dân Ưu Tuyển trình bày Thiên Chúa mình như là Đấng Sáng Tạo toàn năng: "Thiên Chúa chúng ta ở trên trời, muốn làm gì là Chúa làm nên." (Tv 115:3). Lòng thành tín và yêu thương là những nhân đưc điển hình của Thiên Chúa Giao Ước trong tương quan với Israel, dân Chúa chọn (x.c.1). Như vậy, vũ trụ và lịch sử là ở dưới quyền tối cao của Người, tức là quyền năng của tình yêu và sự cứu độ.

2. Bấy giờ, chống lại Thiên Chúa chân thật mà dân Israel tôn thờ có "công trình do tay người chế tạo" (c. 4).Sự thờ ngẫu tượng là một cơn cám dỗ của tất cả nhân loại trong mọi nước và moi thời gian. Ngẫu tương là vật vô tri vô giác, do tay con người làm ra, là tượng lạnh lùng, không có sự sống. Tác giả Thánh vinh mô tả ngẫu tượng cách châm biếm trong bảy chi thể hoàn toàn vô dụng của nó: miệng thinh lặng, mắt đui, tai điếc, mũi không biết ngửi, tay bất đông, chân bại liệt, cổ họng không thốt ra một tiếng (x. cc. 5-7).


Sau sự công kích tàn nhẫn những ngẫu tượng, Tác giả Thánh vinh đưa ra một nhận xét đầy chăm chọc: "Ước gì kẻ làm ra hoặc tin ở tượng thần, cũng giống như chúng vậy." (c.8). Đó là một sự ước muốn được diễn tả chắc chắn có hiệu nghiệm hầu phát sinh một hâu quả khuyên can triệt để trước việc thờ ngẫu tượng. Bất cứ ai thờ tượng thần của cải, quyền lực, thành công, là mất phẩm giá con người. Tiên tri Isaiah đã nói: "Thợ nắn ra tượng thần, tất cả bọn họ chẳng là gì hết. Các kiệt tác của họ đều vô dụng, như chính chúng là nhân chứng. Và làm xấu mặt họ là chúng không thấy hay không biết gì, và chúng còn điếc hơn những con người." (Isaiah 44:9).

3. Ngược lại, những người tín hữu của Đức Chúa biết mình có 'sư độ trì của minh" và là "khiên che" trong Thiên Chúa hằng sống (x. Tv 115: 9-13). Họ được trình bày theo ba loại. Trước hết là "nhà Israel," tức là, toàn dân, công đồng tập hơp trong đền thờ để cầu nguyện. Cũng có "nhà Aaron," qui chiếu về các tư tế, những người giữ gìn và là sứ giả của Lời Chúa, được đặt chủ tọa trong việc thờ phượng. Sau cùng được liệt kê đến những người kính sợ Đức Chúa, tức là những tín hữu đích thực và bền đỗ, điều này trong đạo Dothái tiếp sau cuộc đày ở Babilone và sau này, cũng chỉ tới những dân ngoại tiếp cận công đồng và đức tin của Israel, với một tâm hồn chân thật và một sự tìm kiếm chân chính. Đó là trường hợp ví dụ, của quan bách quản Cornelius (x. Cv 10, 1-2.22), được Phêrô đem trở lai Kitô Giáo.


Chúa chúc lành ba hạng người tín hữu chân thật này (x. Tv 115: 12-15). Theo quan niệm kinh thánh, đó là nguồn gốc sự phong phú: " Nguyện xin Chúa rộng rãi thi ân, cho anh em và cho con cháu" (Tv 115:14).Sau cùng những người tín hữu, lòng đầy hân hoan vì ân huệ sự sống nhận lãnh từ Thiên Chúa hằng sống và sáng tạo, hát một thánh thi ngợi khen, đáp trả sự chúc lành của Thiên Chúa bằng sự ca tụng biết ơn và tin tưởng (x. cc 16-18).

4. Trong một cách rất sống động và gợi cảm, một Giáo Phụ phương Đông, Thánh Gregory thành Nyssa (vào thế kỷ thứ bốn), trong Bài giảng thứ năm về bài Ca trong những Bài Ca, qui chiếu về Thánh Vịnh chúng ta để diễn tả sự nhân loại bước từ "băng đá sự thờ ngẫu tượng" tới mạch suối cứu độ. Trên thực tế, Thánh Gregory nhắc lại, bản tánh con người xem ra đã được biến đổi "thành bản tánh của những hữu thể bất đông" và không có sự sống " những hữu thể được tôn làm những đối tượng của sự thờ phượng," như được viết rõ ràng: " Ước chi chúng nên giống những kẻ làm ra chúng và những kẻ tin tưởng chúng." "Và điều hữu lý là phải như vậy. Vì, trên thực tế, những kẻ tin cậy vào Thiên Chúa chân thật thì nhận lãnh trong mình những đặc tính của thần tính, cũng vậy, những kẻ quay sang sự giả dối các tượng thần thì trở nên điều họ tin tưởng và, từ là con người họ trở thành đất đá.


Bản tánh con người, vì biến nên đá bởi thờ ngẫu tượng, thành ra bất động trước sự tốt lành hơn, bị thu hút bởi băng đá sự thờ ngẫu tượng, đó là lý do làm nổi lên trên mùa đông khắt nghiệt này Mặt Trời công chính, mang lại mùa xuân với cơn gió buổi trưa, đánh tan nước đá, và sưởi ấm tất cả mọi sự với những tia nắng của mặt trời này. Như vậy, người nào, đã bị hoá đá bởi nước đá,. được sưởi ấm bởi Thần Khí và những tia nóng của Lời (Logos), trở thanh nước phun ra đến sự sống đời đời " ( Những bài giảng về Thánh Ca trong các Thánh Ca -- "Omelie sul Cantico dei Cantici, " (Tome, 1988, trang. 133-134).

Cuối buổi triều yết, một trong những cọng tác viên của Đức giáo hoàng đọc bản tóm sau đây bằng tiếng Anh:


Trong Thánh vịnh 115 dân ưu tiển mô tả Thiên Chúa mình như là môt Đấng Sáng Tạo trời đất, hoàn toàn khác biệt với các tượng thần dân ngoại:"Thiên Chúa chúng ta ở trên trời, muốn làm gì là Chúa làm nên." Những nhơn đưc chỉ đặc tánh của Đừc Chúa Giao Ước là "tình yêu và chân lý," và các nhân đức đó được xác nhận trong tương quan của Chúa với dân ưu tiển của Người. Thật vậy cả hai vũ trụ và lịch sử thuộc quyền tối cao của tình yêu và sự cứu độ. Được đặt bên quan niệm về Thiên Chúa chân thật là sự thờ các tượng thần. Sự thờ ngẫu tượng là một cơn cám dỗ dối với toàn thể nhân loại trong mọi nơi và mọi lúc. Tác giả Thánh vịnh nhắc chúng ta nhớ những tượng thần của cải, quyền lực và thành công, phản bội phẩm giá con người. Chỉ khi nhìn đến một Thiên Chúa duy nhất chân thật thì chúng ta mới nhận lãnh trong chúng ta những đặc tánh của Thiên Chúa và sức mạnh để loại trừ sự lôi léo của những tượng thần thế gian.



Sau đó Đức Thánh Cha chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Ngài nói bằng tiếng Anh:


Tôi vui mừng chào những người hành hương nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết này, cách riêng những người đến từ Ireand và Hoa Kỳ. Trên anh chị em và những người thân của anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành hạnh phúc và niềm vui trong Chúa.