LOS ANGELES -- Hội Nghị Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu mới kết thúc tại Nam Hàn có một tầm mức quan trọng định hướng cho hoạt động mục vụ và tông đồ của các giáo hội địa phương, do đó sau khí phái đoàn Việt Nam về lại quê hương, chúng tôi đã tiếp xúc với LM Nguyễn Ngọc Sơn là thư ký thường trực của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để xin Ngài nhận định Hội Nghị này. Sau đây là bài phỏng vấn với LM Nguyễn Ngọc Sơn.
1. Xin cha cho biết phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này gồm những ai và chương trình của đoàn làm việc tại Korea?
- Chắc cha và quý vị đã biết qua các tin tức thông báo về thành phần của đoàn VN tham dự Hội nghị FABC lần thứ 8 này. Đoàn gồm 5 người:
2. Hội nghị FABC lần thứ 8 này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với Giáo hội tại châu Á?
- Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, gọi tắt là FABC, cứ 4 năm tổ chức một lần khoá họp khoáng đại gồm các đại biểu của HĐGM các nước châu Á và các chuyên viên của FABC. Hội nghị này có một tầm quan trọng đặc biệt vì sẽ định hướng cho những hoạt động của các giáo hội địa phương trong nhiều năm tiếp theo. Hội nghị lần này diễn ra tại Đại học Công giáo Daejeon, Chungnam, Korea, có 181 đại biểu đến từ 22 quốc gia của châu Á tham dự, gồm 6 hồng y, 24 tổng giám mục, 56 giám mục và nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân.
Hội nghị bàn luận về một đề tài đã được các giám mục chọn lựa và nghiên cứu từ Hội nghị lần trước và được các chuyên viên chuẩn bị kỹ lưỡng qua những cuộc bàn hỏi, thảo luận tại các giáo hội địa phương. Hội nghị 2004 có chủ đề: “Gia đình châu Á hướng đến một nền văn hoá sự sống” vì “gia đình là con đường mà tất cả những diễn biến của lịch sử phải đi qua”, gia đình là tế bào căn bản của Giáo Hội và xã hội. Trong khi đó, chính các gia đình tại châu Á đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như nghèo đói, đô thị hoá, toàn cầu hoá, di dân, suy thoái về điều kiện sinh thái, chế độ gia trưởng, các chương trình kế hoạch hoá để kềm giữ việc gia tăng dân số, những xung đột về chính trị, tôn giáo, chủng tộc, ý thức hệ... đã làm cho nhiều người bị tổn thương và đang dẫn đến một nền văn hoá gọi là văn hoá sự chết. Vì thế, các đại biểu, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sẽ cố gắng tìm ra con đường dẫn đến văn hoá sự sống để giúp các gia đình châu Á phát triển và sống dồi dào.
3. Xin cha cho biết một số hoạt động cụ thể của các đại biểu trong Hội nghị lần này?
Ngay từ chiều ngày 16-8-2004, hầu hết các đại biểu đã có mặt và chào mừng nhau trong bữa ăn tối tại Trung tâm Giáo dục Thánh J. Hasang và sáng hôm sau là nghi thức khai mạc long trọng, tại hội trường lớn của toà nhà Veritas trong khu đại học với bài diễn văn khai mạc của Đức Tổng Giám mục Oswald Gomis, giáo phận Colombo của Sri Lanka, Tổng Thư ký của FABC. Vào lúc 10g30, thánh lễ khai mạc được diễn ra tại nhà nguyện chính của trường đại học do Đức TGM Andreas Choi, Chủ tịch HĐGM Công giáo Korea, chủ tế. Trên hàng đồng tế có Đức Hồng y Stephen Kim, nguyên Tổng giám mục Seoul. Ngài là biểu tượng sống động của FABC, từ lúc khai sinh (1972) đến nay và cũng là một trong những thành viên sáng lập FABC.
Mỗi ngày, sau thánh lễ vào lúc 6g30, các đại biểu bắt đầu phiên họp từ 9g00 đến 12g00. Buổi chiều, phiên họp bắt đầu từ 14g30 và kết thúc vào lúc 18g00. Sau giờ cơm tối, các đại biểu có những sinh hoạt chung như: xem trình diễn thánh ca, văn nghệ, phim ảnh, nghe trình bày những phương pháp kế hoạch hoá gia đình, các cơ quan tổ chức, như Asia Focus, giới thiệu hoạt động...
Ngoài các phiên họp chung, các đại biểu được chia thành 3 khối lớn theo miền gồm: Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Việt Nam thuộc miền Đông Nam Á. Mỗi miền còn được chia nhỏ thành nhiều nhóm để có những đóng góp cụ thể. Miền Đông Nam Á được chia thành 4 nhóm, trong đó Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar cùng một nhóm. Mỗi nhóm có những vấn đề và những câu hỏi riêng biệt để cuộc bàn luận được đa dạng. Tất cả các cuộc bàn luận đều tập trung vào Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris).
Riêng Chủ nhật, các đại biểu được nghỉ ngơi và cùng đến thăm giáo xứ Tanbang-dong ở Daejeon, Đền Các Thánh Tử Đạo Hàn Quốc Hwangsae Bawee, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Gongju.
Thứ Hai (23-8-2004), các đại biểu họp phiên toàn thể để biểu quyết về các văn bản chính thức của Hội nghị gồm: Tài liệu làm việc, Bản tuyên ngôn gửi cộng đồng dân Chúa ở châu Á và các dân tộc thành tâm thiện chí để cổ vũ cho nền văn hoá sự sống. Thánh lễ bế mạc được tổ chức vào lúc 11g00 do ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn chủ tế. Sau bữa cơm thân mật giữa tất cả các đại biểu và các nhân viên phục vụ cho Hội nghị, Hội nghị bế mạc vào lúc 13g30 và đoàn VN lên đường thăm giáo phận Busan vào 14g30 cùng ngày.
4. Giáo hội VN đã chuẩn bị gì cho lần Hội nghị này ?
Các giám mục VN đã nhận được Tài liệu làm việc từ Văn phòng Tổng Thư ký FABC gửi đến và đã dịch sang tiếng Việt để phổ biến cho các giáo phận tìm hiểu và thảo luận theo những câu hỏi của FABC. Toàn bộ bản văn này đã được đăng trên Bản tin Hiệp Thông số 25 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, bản văn đã được giao cho một số đoàn thể về gia đình như: Gia Đình Cùng Theo Chúa, Gia Đình Nagia, Gia Đình Khôi Bình và nhóm Thăng Tiến Gia Đình và một số linh mục, tu sĩ... học hỏi và góp ý. Các giám mục VN cũng phân công ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn, ĐC. Phaolô Nguyễn Văn Hoà, ĐC. Phaolô Bùi Văn Đọc và ĐC. Stêphanô Tri Bửu Thiên đóng góp bằng văn bản theo yêu cầu của FABC. Văn kiện chính thức của FABC đã đăng bài phát biểu của ĐHY G.B. Mẫn và ĐC. Phaolô Hoà (từ trang 87-100).
5. Phái đoàn VN đã có những đóng góp gì trong Hội nghị ?
Đoàn VN đã tham dự tất cả 20 khoá họp, từ 17 đến 23-8-2004 và đã đóng góp rất nhiều ý kiến như: nêu lên tình trạng nghiện ma tuý và đại dịch HIV/AIDS ở châu Á là một thực tế không thể không quan tâm, tình trạng suy thoái đạo đức đối với các gia đình di dân, nhấn mạnh đến sự cộng tác giữa các thành phần dân Chúa, đặc biệt giữa các nhà thần học và các văn nghệ sĩ, các chuyên viên về truyền thông xã hội nhằm giới thiệu Đức Kitô cho quần chúng... để hình thành nên kết quả của Hội nghị. Những ý kiến đóng góp trong các phiên họp toàn thể, phiên họp miền hay họp nhóm đều được các thư ký ghi lại cẩn thận và gửi về Ban Thư ký của Hội nghị. Ngoài ra, qua những cuộc tiếp xúc riêng, đoàn VN đã giúp các đại biểu đến từ các nước khác hiểu biết và thông cảm với Giáo hội cũng như đất nước VN.
6. Kết quả cụ thể của Hội nghị lần này là gì ?
Trước hết, Hội nghị đã giúp các thành viên tham dự ý thức được tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội châu Á. Thăng tiến được gia đình Công giáo cũng sẽ làm cho xã hội châu Á được đổi mới và tốt đẹp hơn.
Tất cả những công sức của các tham dự viên trong suốt 7 ngày làm việc đã dành vào việc nghiên cứu, sửa chữa từng phần, từng số, từng câu trong Tài liệu làm việc cho đến phiên họp kết thúc mới biểu quyết với 100% phiếu thuận. Tài liệu này dày khoảng 35 trang khổ A4, gồm 3 phần, 90 số.
- Phần I: Ngoài lời giới thiệu (từ số 1 đến 3), nói đến tình trạng mục vụ của gia đình tại châu Á (từ số 4 đến 34) với những nhận định về giá trị và truyền thống của gia đình, những hình thức khác nhau, sự nghèo đói và việc toàn cầu hoá kinh tế ảnh hưởng đến gia đình, tình trạng không có đất canh tác và mất đi những vùng đất của tổ tiên, ảnh hưởng toàn cầu hoá về văn hoá, chế độ gia trưởng, vai trò của phụ nữ và tình trạng bất bình đẳng trong gia đình, tình trạng lao động của trẻ em, sự suy thoái về môi trường sống, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, những xung đột trong gia đình.
- Phần II (từ số 35-84): Bàn đến những suy tư thần học mục vụ về gia đình, giới thiệu một nền văn hoá của sự sống toàn diện mà Thiên Chúa Tình Yêu đem đến cho các gia đình qua Đức Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần. Giáo Hội thật sự là một gia đình của Thiên Chúa mà mỗi gia đình thực tế là một Giáo hội tại gia, là phản ánh của Gia đình Thiên Chúa, là “thánh điện của tình yêu và sự sống, của giao ước và hiệp thông”. Vì thế, mỗi gia đình, tự bản chất, là một ơn gọi và nhận một sứ mạng của Thiên Chúa là phục vụ cho tình yêu, sự sống, giao ước và hiệp thông. Do đó, để thực hiện được sứ mạng và ơn gọi này, mỗi gia đình phải biết tổ chức và sống theo một đường lối thiêng liêng được gọi là linh đạo.
- Phần III (từ số 85-90): Giới thiệu những khuyến cáo về mục vụ cho những ai có trách nhiệm phục vụ các gia đình như: giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và những tổ chức Công giáo Tiến hành để giúp các gia đình thăng tiến về mọi mặt.
Các Hội đồng Giám mục châu Á sẽ dùng tài liệu này cho những chương trình mục vụ của mình trong suốt 4 năm tới.
Ngoài ra, Hội nghị còn biểu quyết về một Sứ điệp gửi đến dân Chúa tại châu Á và những ai thành tâm thiện chí.
7. Tại VN, Hội đồng Giám mục đã có những áp dụng tài liệu này như thế nào cho các gia đình?
Chúng tôi chưa thể trả lời một cách chính xác vì HĐGM VN sẽ quyết định về việc áp dụng tài liệu này trong Đại hội Thường niên lần IX sắp diễn ra tại Hà Nội từ 27-9 đến 1-10-2004. Chúng tôi đang chuẩn bị bằng cách dịch trọn vẹn các tài liệu của Hội nghị FABC này cũng như nghiên cứu về tình trạng của các gia đình VN hiện nay theo đường hướng của tài liệu FABC để các giám mục có điều kiện quyết định.
8. Cha có nghĩ rằng tài liệu này sẽ giúp ích gì cho các gia đình Công giáo VN tại hải ngoại?
Các gia đình VN tại hải ngoại, dù Công giáo hay không, cũng có thể rút ra được nhiều ích lợi từ những kết quả nghiên cứu của Hội nghị FABC 2004, được thể hiện qua tài liệu này. Trước hết, vì gia đình VN gồm những con người châu Á mang những tâm tình, truyền thống, giá trị của Á Châu. Tiếp đến, gia đình VN ở hải ngoại, dù không bị tác động bởi sự nghèo đói, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nếp sống đô thị hoá, toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá, với số li dị ngày càng tăng, với những xung đột trong gia đình ngày càng nhiều do làm việc quá căng thẳng, sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông đối với thanh thiếu niên, nhất là những phim ảnh bạo lực, đồi truỵ (ngay cả trên internet)... Những điểm này đã được Hội nghị nêu rõ và giới thiệu những phương pháp phòng ngừa. Những suy tư thần học mục vụ của Hội nghị có thể áp dụng cho tất cả các gia đình để tìm ra được nguồn hạnh phúc, bình an, sự sống và tình yêu.
9. Chúng con được biết, ngoài việc dự Hội nghị FABC, đoàn VN còn viếng thăm giáo phận Busan và Seoul. Cha có thể cho biết đôi nét về cuộc viếng thăm này?
Chúng tôi đến thăm giáo phận Busan theo lời mời của Đức cha Augustine Cheong M.C., Phó Chủ tịch HĐGM Công giáo Hàn Quốc, Giám mục chính toà giáo phận Busan, từ 23 đến 25-8-2004 và thăm Seoul từ 26 đến 27-8-2004. Mục đích chuyến viếng thăm này, trước hết là đáp lễ Đức cha Augustine Cheong đã đến thăm VN vào tháng trước, và cám ơn ĐHY Kim đã đến thăm VN vào tháng 2-2004, nhân dịp ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn nhận tước vị hồng y. Sau đó, ĐHY G.B. muốn đưa cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và tôi đến thăm cách tổ chức, hoạt động và học hỏi kinh nghiệm của các giáo phận này về việc quản lý các đại học Công giáo, viện Thần học Mục vụ dành cho tu sĩ và giáo dân, các thư viện, các bảo tàng đức tin và nhà truyền thống để có thể áp dụng cho các công trình của Giáo hội VN và tổng giáo phận TP. HCM.
Chúng tôi đã được các nơi đón tiếp rất nồng hậu và giúp đỡ tận tình. Chúng tôi rất biết ơn lòng quảng đại của Giáo hội Hàn Quốc, đặc biệt giáo phận Busan và Seoul.
10. Cha có cảm tưởng gì sau chuyến đi này ?
Trước hết, cảm tạ Chúa vì đã được tham dự một Hội nghị quan trọng, đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, cũng như những kinh nghiệm của các bậc cha anh và các nhà chuyên môn. Ý thức về tầm quan trọng của gia đình và tình trạng hiện nay, tôi thấy mình cần phải làm việc nhiều hơn nữa để giúp các bạn trẻ và các gia đình tại VN, Công giáo cũng như không Công giáo, ngày càng được ấm no, hạnh phúc và dồi dào sự sống toàn diện của Thiên Chúa.
Ấn tượng mãnh liệt nhất còn đọng lại trong tôi trong chuyến viếng thăm này là sự phát triển nhanh chóng của dân tộc và Giáo hội Hàn Quốc. Nhìn những đồng ruộng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn nhưng được canh tác với kỹ thuật cao, trong những nhà lồng ở khắp nơi, tôi lại nghĩ đến VN với đồng ruộng phì nhiêu, đất đai màu mỡ và đặt câu hỏi: tại sao dân mình đa số vẫn nghèo? Khi đến thăm Ulsan, được tập đoàn Hyundai đón tiếp long trọng, đưa đi tham quan tận mắt những xưởng đóng tàu, với những bộ máy khổng lồ cao hàng chục thước, công suất 7-8 chục ngàn mã lực và cứ 3 ngày hoàn thành một chiếc tàu dài vài trăm thước, tôi tự hỏi: làm sao người ta có thể hoàn thành những công trình lớn lao như thế, nếu không có sự đồng tâm nhất trí với nhau? Tôi còn được đến thăm nhà máy sản xuất xe hơi của tập đoàn này, với hàng trăm robot khổng lồ và những dây chuyền sản xuất hiện đại, cứ 12 phút hoàn thành 1 chiếc xe hơi, và một năm sản xuất 1.860.000 chiếc đủ loại, tôi lại tự hỏi: sức mạnh nào có thể giúp cho người dân Hàn Quốc tiến nhanh đến thế? Cách đây 33 năm (từ 1972), cả vùng đất mà Hyundai đang ngự trị chỉ là những núi đồi hoang vu mà nay đã là một thành phố công nghiệp hiện đại bậc nhất của thế giới. Yếu tố nào đã biến đổi họ kỳ diệu như vậy? Tôi nghĩ: đó là con người. Những con người được chăm sóc, giáo dục, yêu thương, biết đoàn kết, biết nhường nhịn và cộng tác với nhau, có một tinh thần ái quốc mãnh liệt và một tâm hồn mở rộng ra cho thế giới.
Tôi hy vọng con người VN cũng sẽ thực hiện được những biến đổi kỳ diệu cho đất nước mình như vậy, nếu tất cả mọi người chúng ta biết đoàn kết, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau.
Xin cảm ơn các bạn Hàn Quốc và tất cả những người đã giúp đỡ chúng tôi trong chuyến đi này.
Xin cảm ơn các bạn đang nghe đài.
Xin Thiên Chúa tình yêu và sự sống chúc lành cho tất cả chúng ta.
Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha, đã dành cho VietCatholic buổi phỏng vấn này để hiểu rõ thêm về một trong những sinh hoạt của Ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chúng con xin cầu chúc Cha sức khỏe đồi dào và sự dấn thân kiên vững để tiếp tục phục vụ cho công việc chung của Giáo Hội.
1. Xin cha cho biết phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này gồm những ai và chương trình của đoàn làm việc tại Korea?
- Chắc cha và quý vị đã biết qua các tin tức thông báo về thành phần của đoàn VN tham dự Hội nghị FABC lần thứ 8 này. Đoàn gồm 5 người:
- 1. Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám mục giáo phận Nha Trang, làm trưởng đoàn.
- 2. Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận TP. HCM.
- 3. Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ.
- 4. Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư ký Thường trực HĐGM VN.
- 5. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Trợ lý của Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn.
2. Hội nghị FABC lần thứ 8 này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với Giáo hội tại châu Á?
- Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, gọi tắt là FABC, cứ 4 năm tổ chức một lần khoá họp khoáng đại gồm các đại biểu của HĐGM các nước châu Á và các chuyên viên của FABC. Hội nghị này có một tầm quan trọng đặc biệt vì sẽ định hướng cho những hoạt động của các giáo hội địa phương trong nhiều năm tiếp theo. Hội nghị lần này diễn ra tại Đại học Công giáo Daejeon, Chungnam, Korea, có 181 đại biểu đến từ 22 quốc gia của châu Á tham dự, gồm 6 hồng y, 24 tổng giám mục, 56 giám mục và nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân.
Hội nghị bàn luận về một đề tài đã được các giám mục chọn lựa và nghiên cứu từ Hội nghị lần trước và được các chuyên viên chuẩn bị kỹ lưỡng qua những cuộc bàn hỏi, thảo luận tại các giáo hội địa phương. Hội nghị 2004 có chủ đề: “Gia đình châu Á hướng đến một nền văn hoá sự sống” vì “gia đình là con đường mà tất cả những diễn biến của lịch sử phải đi qua”, gia đình là tế bào căn bản của Giáo Hội và xã hội. Trong khi đó, chính các gia đình tại châu Á đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như nghèo đói, đô thị hoá, toàn cầu hoá, di dân, suy thoái về điều kiện sinh thái, chế độ gia trưởng, các chương trình kế hoạch hoá để kềm giữ việc gia tăng dân số, những xung đột về chính trị, tôn giáo, chủng tộc, ý thức hệ... đã làm cho nhiều người bị tổn thương và đang dẫn đến một nền văn hoá gọi là văn hoá sự chết. Vì thế, các đại biểu, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sẽ cố gắng tìm ra con đường dẫn đến văn hoá sự sống để giúp các gia đình châu Á phát triển và sống dồi dào.
3. Xin cha cho biết một số hoạt động cụ thể của các đại biểu trong Hội nghị lần này?
Ngay từ chiều ngày 16-8-2004, hầu hết các đại biểu đã có mặt và chào mừng nhau trong bữa ăn tối tại Trung tâm Giáo dục Thánh J. Hasang và sáng hôm sau là nghi thức khai mạc long trọng, tại hội trường lớn của toà nhà Veritas trong khu đại học với bài diễn văn khai mạc của Đức Tổng Giám mục Oswald Gomis, giáo phận Colombo của Sri Lanka, Tổng Thư ký của FABC. Vào lúc 10g30, thánh lễ khai mạc được diễn ra tại nhà nguyện chính của trường đại học do Đức TGM Andreas Choi, Chủ tịch HĐGM Công giáo Korea, chủ tế. Trên hàng đồng tế có Đức Hồng y Stephen Kim, nguyên Tổng giám mục Seoul. Ngài là biểu tượng sống động của FABC, từ lúc khai sinh (1972) đến nay và cũng là một trong những thành viên sáng lập FABC.
Mỗi ngày, sau thánh lễ vào lúc 6g30, các đại biểu bắt đầu phiên họp từ 9g00 đến 12g00. Buổi chiều, phiên họp bắt đầu từ 14g30 và kết thúc vào lúc 18g00. Sau giờ cơm tối, các đại biểu có những sinh hoạt chung như: xem trình diễn thánh ca, văn nghệ, phim ảnh, nghe trình bày những phương pháp kế hoạch hoá gia đình, các cơ quan tổ chức, như Asia Focus, giới thiệu hoạt động...
Ngoài các phiên họp chung, các đại biểu được chia thành 3 khối lớn theo miền gồm: Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Việt Nam thuộc miền Đông Nam Á. Mỗi miền còn được chia nhỏ thành nhiều nhóm để có những đóng góp cụ thể. Miền Đông Nam Á được chia thành 4 nhóm, trong đó Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar cùng một nhóm. Mỗi nhóm có những vấn đề và những câu hỏi riêng biệt để cuộc bàn luận được đa dạng. Tất cả các cuộc bàn luận đều tập trung vào Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris).
Riêng Chủ nhật, các đại biểu được nghỉ ngơi và cùng đến thăm giáo xứ Tanbang-dong ở Daejeon, Đền Các Thánh Tử Đạo Hàn Quốc Hwangsae Bawee, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Gongju.
Thứ Hai (23-8-2004), các đại biểu họp phiên toàn thể để biểu quyết về các văn bản chính thức của Hội nghị gồm: Tài liệu làm việc, Bản tuyên ngôn gửi cộng đồng dân Chúa ở châu Á và các dân tộc thành tâm thiện chí để cổ vũ cho nền văn hoá sự sống. Thánh lễ bế mạc được tổ chức vào lúc 11g00 do ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn chủ tế. Sau bữa cơm thân mật giữa tất cả các đại biểu và các nhân viên phục vụ cho Hội nghị, Hội nghị bế mạc vào lúc 13g30 và đoàn VN lên đường thăm giáo phận Busan vào 14g30 cùng ngày.
4. Giáo hội VN đã chuẩn bị gì cho lần Hội nghị này ?
Các giám mục VN đã nhận được Tài liệu làm việc từ Văn phòng Tổng Thư ký FABC gửi đến và đã dịch sang tiếng Việt để phổ biến cho các giáo phận tìm hiểu và thảo luận theo những câu hỏi của FABC. Toàn bộ bản văn này đã được đăng trên Bản tin Hiệp Thông số 25 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, bản văn đã được giao cho một số đoàn thể về gia đình như: Gia Đình Cùng Theo Chúa, Gia Đình Nagia, Gia Đình Khôi Bình và nhóm Thăng Tiến Gia Đình và một số linh mục, tu sĩ... học hỏi và góp ý. Các giám mục VN cũng phân công ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn, ĐC. Phaolô Nguyễn Văn Hoà, ĐC. Phaolô Bùi Văn Đọc và ĐC. Stêphanô Tri Bửu Thiên đóng góp bằng văn bản theo yêu cầu của FABC. Văn kiện chính thức của FABC đã đăng bài phát biểu của ĐHY G.B. Mẫn và ĐC. Phaolô Hoà (từ trang 87-100).
5. Phái đoàn VN đã có những đóng góp gì trong Hội nghị ?
Đoàn VN đã tham dự tất cả 20 khoá họp, từ 17 đến 23-8-2004 và đã đóng góp rất nhiều ý kiến như: nêu lên tình trạng nghiện ma tuý và đại dịch HIV/AIDS ở châu Á là một thực tế không thể không quan tâm, tình trạng suy thoái đạo đức đối với các gia đình di dân, nhấn mạnh đến sự cộng tác giữa các thành phần dân Chúa, đặc biệt giữa các nhà thần học và các văn nghệ sĩ, các chuyên viên về truyền thông xã hội nhằm giới thiệu Đức Kitô cho quần chúng... để hình thành nên kết quả của Hội nghị. Những ý kiến đóng góp trong các phiên họp toàn thể, phiên họp miền hay họp nhóm đều được các thư ký ghi lại cẩn thận và gửi về Ban Thư ký của Hội nghị. Ngoài ra, qua những cuộc tiếp xúc riêng, đoàn VN đã giúp các đại biểu đến từ các nước khác hiểu biết và thông cảm với Giáo hội cũng như đất nước VN.
6. Kết quả cụ thể của Hội nghị lần này là gì ?
Trước hết, Hội nghị đã giúp các thành viên tham dự ý thức được tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội châu Á. Thăng tiến được gia đình Công giáo cũng sẽ làm cho xã hội châu Á được đổi mới và tốt đẹp hơn.
Tất cả những công sức của các tham dự viên trong suốt 7 ngày làm việc đã dành vào việc nghiên cứu, sửa chữa từng phần, từng số, từng câu trong Tài liệu làm việc cho đến phiên họp kết thúc mới biểu quyết với 100% phiếu thuận. Tài liệu này dày khoảng 35 trang khổ A4, gồm 3 phần, 90 số.
- Phần I: Ngoài lời giới thiệu (từ số 1 đến 3), nói đến tình trạng mục vụ của gia đình tại châu Á (từ số 4 đến 34) với những nhận định về giá trị và truyền thống của gia đình, những hình thức khác nhau, sự nghèo đói và việc toàn cầu hoá kinh tế ảnh hưởng đến gia đình, tình trạng không có đất canh tác và mất đi những vùng đất của tổ tiên, ảnh hưởng toàn cầu hoá về văn hoá, chế độ gia trưởng, vai trò của phụ nữ và tình trạng bất bình đẳng trong gia đình, tình trạng lao động của trẻ em, sự suy thoái về môi trường sống, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, những xung đột trong gia đình.
- Phần II (từ số 35-84): Bàn đến những suy tư thần học mục vụ về gia đình, giới thiệu một nền văn hoá của sự sống toàn diện mà Thiên Chúa Tình Yêu đem đến cho các gia đình qua Đức Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần. Giáo Hội thật sự là một gia đình của Thiên Chúa mà mỗi gia đình thực tế là một Giáo hội tại gia, là phản ánh của Gia đình Thiên Chúa, là “thánh điện của tình yêu và sự sống, của giao ước và hiệp thông”. Vì thế, mỗi gia đình, tự bản chất, là một ơn gọi và nhận một sứ mạng của Thiên Chúa là phục vụ cho tình yêu, sự sống, giao ước và hiệp thông. Do đó, để thực hiện được sứ mạng và ơn gọi này, mỗi gia đình phải biết tổ chức và sống theo một đường lối thiêng liêng được gọi là linh đạo.
- Phần III (từ số 85-90): Giới thiệu những khuyến cáo về mục vụ cho những ai có trách nhiệm phục vụ các gia đình như: giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và những tổ chức Công giáo Tiến hành để giúp các gia đình thăng tiến về mọi mặt.
Các Hội đồng Giám mục châu Á sẽ dùng tài liệu này cho những chương trình mục vụ của mình trong suốt 4 năm tới.
Ngoài ra, Hội nghị còn biểu quyết về một Sứ điệp gửi đến dân Chúa tại châu Á và những ai thành tâm thiện chí.
7. Tại VN, Hội đồng Giám mục đã có những áp dụng tài liệu này như thế nào cho các gia đình?
Chúng tôi chưa thể trả lời một cách chính xác vì HĐGM VN sẽ quyết định về việc áp dụng tài liệu này trong Đại hội Thường niên lần IX sắp diễn ra tại Hà Nội từ 27-9 đến 1-10-2004. Chúng tôi đang chuẩn bị bằng cách dịch trọn vẹn các tài liệu của Hội nghị FABC này cũng như nghiên cứu về tình trạng của các gia đình VN hiện nay theo đường hướng của tài liệu FABC để các giám mục có điều kiện quyết định.
8. Cha có nghĩ rằng tài liệu này sẽ giúp ích gì cho các gia đình Công giáo VN tại hải ngoại?
Các gia đình VN tại hải ngoại, dù Công giáo hay không, cũng có thể rút ra được nhiều ích lợi từ những kết quả nghiên cứu của Hội nghị FABC 2004, được thể hiện qua tài liệu này. Trước hết, vì gia đình VN gồm những con người châu Á mang những tâm tình, truyền thống, giá trị của Á Châu. Tiếp đến, gia đình VN ở hải ngoại, dù không bị tác động bởi sự nghèo đói, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nếp sống đô thị hoá, toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá, với số li dị ngày càng tăng, với những xung đột trong gia đình ngày càng nhiều do làm việc quá căng thẳng, sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông đối với thanh thiếu niên, nhất là những phim ảnh bạo lực, đồi truỵ (ngay cả trên internet)... Những điểm này đã được Hội nghị nêu rõ và giới thiệu những phương pháp phòng ngừa. Những suy tư thần học mục vụ của Hội nghị có thể áp dụng cho tất cả các gia đình để tìm ra được nguồn hạnh phúc, bình an, sự sống và tình yêu.
9. Chúng con được biết, ngoài việc dự Hội nghị FABC, đoàn VN còn viếng thăm giáo phận Busan và Seoul. Cha có thể cho biết đôi nét về cuộc viếng thăm này?
Chúng tôi đến thăm giáo phận Busan theo lời mời của Đức cha Augustine Cheong M.C., Phó Chủ tịch HĐGM Công giáo Hàn Quốc, Giám mục chính toà giáo phận Busan, từ 23 đến 25-8-2004 và thăm Seoul từ 26 đến 27-8-2004. Mục đích chuyến viếng thăm này, trước hết là đáp lễ Đức cha Augustine Cheong đã đến thăm VN vào tháng trước, và cám ơn ĐHY Kim đã đến thăm VN vào tháng 2-2004, nhân dịp ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn nhận tước vị hồng y. Sau đó, ĐHY G.B. muốn đưa cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và tôi đến thăm cách tổ chức, hoạt động và học hỏi kinh nghiệm của các giáo phận này về việc quản lý các đại học Công giáo, viện Thần học Mục vụ dành cho tu sĩ và giáo dân, các thư viện, các bảo tàng đức tin và nhà truyền thống để có thể áp dụng cho các công trình của Giáo hội VN và tổng giáo phận TP. HCM.
Chúng tôi đã được các nơi đón tiếp rất nồng hậu và giúp đỡ tận tình. Chúng tôi rất biết ơn lòng quảng đại của Giáo hội Hàn Quốc, đặc biệt giáo phận Busan và Seoul.
10. Cha có cảm tưởng gì sau chuyến đi này ?
Trước hết, cảm tạ Chúa vì đã được tham dự một Hội nghị quan trọng, đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, cũng như những kinh nghiệm của các bậc cha anh và các nhà chuyên môn. Ý thức về tầm quan trọng của gia đình và tình trạng hiện nay, tôi thấy mình cần phải làm việc nhiều hơn nữa để giúp các bạn trẻ và các gia đình tại VN, Công giáo cũng như không Công giáo, ngày càng được ấm no, hạnh phúc và dồi dào sự sống toàn diện của Thiên Chúa.
Ấn tượng mãnh liệt nhất còn đọng lại trong tôi trong chuyến viếng thăm này là sự phát triển nhanh chóng của dân tộc và Giáo hội Hàn Quốc. Nhìn những đồng ruộng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn nhưng được canh tác với kỹ thuật cao, trong những nhà lồng ở khắp nơi, tôi lại nghĩ đến VN với đồng ruộng phì nhiêu, đất đai màu mỡ và đặt câu hỏi: tại sao dân mình đa số vẫn nghèo? Khi đến thăm Ulsan, được tập đoàn Hyundai đón tiếp long trọng, đưa đi tham quan tận mắt những xưởng đóng tàu, với những bộ máy khổng lồ cao hàng chục thước, công suất 7-8 chục ngàn mã lực và cứ 3 ngày hoàn thành một chiếc tàu dài vài trăm thước, tôi tự hỏi: làm sao người ta có thể hoàn thành những công trình lớn lao như thế, nếu không có sự đồng tâm nhất trí với nhau? Tôi còn được đến thăm nhà máy sản xuất xe hơi của tập đoàn này, với hàng trăm robot khổng lồ và những dây chuyền sản xuất hiện đại, cứ 12 phút hoàn thành 1 chiếc xe hơi, và một năm sản xuất 1.860.000 chiếc đủ loại, tôi lại tự hỏi: sức mạnh nào có thể giúp cho người dân Hàn Quốc tiến nhanh đến thế? Cách đây 33 năm (từ 1972), cả vùng đất mà Hyundai đang ngự trị chỉ là những núi đồi hoang vu mà nay đã là một thành phố công nghiệp hiện đại bậc nhất của thế giới. Yếu tố nào đã biến đổi họ kỳ diệu như vậy? Tôi nghĩ: đó là con người. Những con người được chăm sóc, giáo dục, yêu thương, biết đoàn kết, biết nhường nhịn và cộng tác với nhau, có một tinh thần ái quốc mãnh liệt và một tâm hồn mở rộng ra cho thế giới.
Tôi hy vọng con người VN cũng sẽ thực hiện được những biến đổi kỳ diệu cho đất nước mình như vậy, nếu tất cả mọi người chúng ta biết đoàn kết, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau.
Xin cảm ơn các bạn Hàn Quốc và tất cả những người đã giúp đỡ chúng tôi trong chuyến đi này.
Xin cảm ơn các bạn đang nghe đài.
Xin Thiên Chúa tình yêu và sự sống chúc lành cho tất cả chúng ta.
Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha, đã dành cho VietCatholic buổi phỏng vấn này để hiểu rõ thêm về một trong những sinh hoạt của Ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chúng con xin cầu chúc Cha sức khỏe đồi dào và sự dấn thân kiên vững để tiếp tục phục vụ cho công việc chung của Giáo Hội.