GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT GIÁO PHẬN QUI NHƠN

I- VÀI DÒNG LỊCH SỬ :

Nhắc lại nguồn gốc Giáo phận Qui Nhơn là nhắc lại những trang sử đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam. Sau hơn một thế kỷ truyền giáo đầy gian nan do các cha dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, rồi đến các cha dòng Tên.

Ngày 18-01-1615, hai cha dòng Tên Buzomi, Carvalho và thầy Dias tới Đà Nẵng. Lễ Phục sinh năm đó, cha Buzomi đã rửa tội cho 10 người Việt. Nhờ quan trấn thủ Qui Nhơn, cha mở rộng vùng truyền giáo ở Qui Nhơn và Quảng Nam. Từ năm 1618-1620, tại Nước Mặn (Qui Nhơn) có 4 vị: cha Buzomi, Pina, Borri và thầy Dias. Ở Hội An có cha Marques và 2 thầy người Nhật. Từ đây, các thầy chính thức khai mở công cuộc truyền giáo không chỉ ở Qui nhơn hay Đà Nẵng mà cả Đàng Trong. Từ năm 1615-1634, cha Buzomi đã can đãm và kiên trì rao giảng Tin Mừng, từ vài người tín hữu lúc đầu, cha đã để lại con số ít nhất 12.000 người theo đạo, như cha Đắc lộ đã kể lại trong Divers Voyages et Missions, tr. 117. Từ năm 1635-1665 chỉ có các cha dòng Tên coi sóc. Năm 1665, thêm các vị thuộc Hội Thừa Sai Paris, thuộc Thánh Bộ Truyền Giáo.

Ngày 26-7-1644, thầy Anrê Phú Yên lãnh triều thiên tử đạo, mở đầu trang sử máu tại Đàng Trong. Sau ngày Anrê Phú Yên tử đạo, trấn thủ Quảng Nam Dinh phái một viên quan xuống Qui Nhơn. Lệnh cho mọi người theo đạo “Hoa Lang” phải khai báo thành thật tên tuổi, chỉ trong một ngày đã có 700 người khai là theo đạo Đức Chúa Trời, sự việc làm viên quan vô cùng sững sốt.

Ngày 9-9-1659, Toà Thánh thành lập hai Giáo Phận: Đàng Ngoài và Đàng Trong, do các vị Đại Diện Tông Toà cai quản. Giáo phận Đàng Trong do Đức Cha Lambert de la Motte (1659-1679) coi sóc, Ngài đến thăm Mục vụ tại Qui Nhơn năm 1671. Qui Nhơn dần dần trở thành trung tâm truyền giáo ở Đàng Trong

Ngày 05-10-1841, Đức Cha Cuenot Thể mở Công Đồng Gò Thị với mục tiêu đào tạo hàng giáo sĩ cho Giáo phận Đàng Trong và mở rộng vùng truyền giáo. Năm 1844. Đức Cha Cuénot Thể, Giám Mục thứ 10 Giáo phận Đàng Trong xin Toà Thánh phân chia Giáo phận Đàng Trong thành hai Giáo phận:

- Giáo phận TÂY ĐÀNG TRONG: gồm sáu tỉnh phía nam, Cao Mên và một phần nước Lào.

- Giáo phận ĐÔNG ĐÀNG TRONG: gồm các tỉnh miền trung. Qui Nhơn nằm trong giáo phận Đông Đàng Trong, do Đức Cha Cuénot Thể coi sóc.

Năm 1850 : Toà Thánh tách rời hai tinh Thừa Thiên, Quảng Trị và nửa tỉnh Quảng Bình lập thành Giáo phận BẮC ĐÀNG TRONG, và phần còn lại vẫn giữ tên giáo phận ĐÔNG ĐÀNG TRONG, gồm các tỉnh từ Quảng Nam tới Bình Thuận, nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Tây nguyên, vẫn dưới quyền cai quản của Đức Cha Cuénot Thể. Thời Thiệu Trị, hàng Giáo phẩm và giáo dân tạm yên (so với thời Minh Mạng), nhưng vua Tự Đức đã làm cho giáo sĩ và giáo dân tan tác. Sau khi Đức Cha Cuénot Thể tử đạo ngày 14-11-1861, giáo dân hoảng loạn, nhưng việc truyền giáo vùng Tây Nguyên vẫn được khởi sự. Sau năm 1862, khi vua Tự Đức hạ chỉ tha đạo thì năm 1885, Văn Thân một lần nữa như muốn tận diệt người công giáo, giáo dân vùng Qui Nhơn phải tiếp tục đầu rơi, ai thoát nạn thì phải chịu trăm ngàn khốn khổ.

Ngày 3-12-1924. Giáo phận ĐÔNG ĐÀNG TRONG đổi tên thành Giáo phận QUI NHƠN, theo địa bàn hành chánh, nơi đặt Toà Giám Mục, do Đức Cha Đamianô Grangeon Mẫn cai quản.

Năm 1933, Toà Thánh tách rời miền Cao nguyên, thuộc Giáo phận Qui Nhơn, lập thành Giáo phận Kontum.

Ngày 5-7-1957, Toà thánh lấy tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận của Giáo phận Qui Nhơn và tỉnh Bình Thuận của Giáo phận Sài Gòn lập thành Giáo phận Nha trang,

Ngày 24-11-1960, Đức Gioan XXIII lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, sắc chỉ công bố ngày 8-12-1960, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo phận tông toà Qui Nhơn được nâng lên hàng Giáo phận Chính Toà. Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám Mục chính toà.

Ngày 18-01-1963, Toà thánh lấy hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín của Giáo phận Qui Nhơn lập thành Giáo phận Đà Nẵng và chỉ định Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám Mục tiên khởi, còn Giáo phận Qui Nhơn giao cho Đức Cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn OP. Như vậy Giáo phận Qui Nhơn hiện nay chỉ còn ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Đức Cha Dôminicô Hoàng Văn Đoàn qua đời ngày 20-5-1974, kế vị Ngài là Đức Cha Phaolo Huỳnh Đông Các, cai quản giáo phận từ 1974 đến 1999 và Đức Cha Giuse Phan Văn Hoa làm Giám Mục Phó (1976-1987). Ngày 19-6-1999 Toà thánh chấp thuận đơn xin nghỉ hưu của Đức Cha Phaolo Huỳnh Đông Các và Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn lên thay, lễ tấn phong và nhận chức được cử hành ngày 12-8-1999. Đức Cha Phaolo Huỳnh Đông Các qua đời ngày 03-6-2000.

DANH SÁCH CÁC VỊ GIÁM MỤC ĐÃ CAI QUẢN GIÁO PHẬN

1- Đức Cha Phêrô Lambert de la Motte 1659 - 1679

Đức Cha Luy Laneau (giám quản) 1680 - 1682

2- Đức Cha Giulielmo Mahot 1682 - 1684

3- Đức Cha Phanxicô Perez 1684 - 1728

Đức Cha Marinô Labbé (Giám mục phó) 1697 - 1723

4- Đức Cha Alexandro de Alexandris (dòng Barnab.) 1728 - 1738

Đức Cha Gioan Valère Rist (dòng Pxc, Giám mục phó) 1735 - 1737

5- Đức Cha Armando Lefèbvre 1743 - 1760

Đức Cha Edmond Bennetat (Giám mục phó) 1748 - 1758

6- Đức Cha Giulielmô Piguel 1764 - 1771

7- Đức Cha Phêrô Pigneau de Béhaine 1771 - 1799

8- Đức Cha Gioan Labartette 1799 - 1823

Đức Cha Gioan Doussain (Giám mục phó) 1808 - 1809

Đức Cha Gioan Audemar (Giám mục phó) 1818 - 1821

9- Đức Cha Gioan Bta. Taberd Từ 1827 - 1840

10- Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể 1840 - 1861

11- Đức Cha Eugeniô Charbonnier Trí 1864 - 1878

12- Đức Cha Luy Galibert Lợi 1879 - 1883

13- Đức Cha Phanxicô Xav. Van Camelbecke Hân 1884 - 1901

14- Đức Cha Đamianô Grangeon Mẫn 1902 - 1930

Đức Cha Jeanningros Vị (Giám mục phó) 1912 - 1921

15- Đức Cha Augustinô Tardieu Phú 1930 - 1942

16- Đức Cha Marcellô Piquet Lợi 1944 - 1957

17- Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi 1957 - 1963

18- Đức Cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn (Đa Minh) 1963 - 1974

19- Đức Cha Phaolô Huỳnh Đông Các 1974 - 1999

Đức Cha Giuse Phan văn Hoa (Giám mục phó) 1975 - 1987

20- Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn 1999 -

II- NHÂN SỰ :

1. ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN : Đức Cha PHÊRÔ NGUYỄN SOẠN

Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1936,

Tại Gò Thị, thôn Dương Thiện, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định.

Thụ phong Linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1968 tại Qui Nhơn

Tổng Đại diện Giáo phận ngày 15 tháng 8 năm l992

Tấn phong Giám Mục ngày 12 tháng 8 năm 1999 tại Qui Nhơn

Nhậm chức cai quản Giáo Phận ngày 12 tháng 8 năm 1999

Khẩu hiệu : SCIS QUIA AMO TE

2. LINH MỤC TỔNG ĐẠI DIỆN: cha ANRÊ HUỲNH THANH KHƯƠNG

Sinh ngày 15 tháng 6 năm 1944

Tại Gò Thị, thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, Huyện Tuy Phước, Bình Định

Thụ phong linh mục ngày 20-12-1972

Tổng Đại Diện Giáo phận ngày 25-01-2000

3- DANH SÁCH CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN QUI NHƠN (theo năm chịu chức)

STT /THÁNH HỌ VÀ TÊN N/.SINH NG. QUÁN/ C. CHỨC/ NƠI Ở

1. Philipphê Nguyễn Anh Thọ 11/05/1912 Trà Câu 29/06/1939 Hưu dưỡng

2. PhêrôTuần Nguyễn Cao Hiên 05/02/1922 Bùi Chu 16/04/1950 Hưu dưỡng

3. Phaolô Nguyễn Thanh Bình 07/10/1920 Đồng Dài 03/08/1953 Hưu dưỡng

4. Phaolô Trương Đắc Cần 18/11/1923 Gia Hựu 03/08/1953 Sông Cầu

5. Simon Huỳnh Tấn Công 19/09/1919 Đồng Quả 17/05/1955 Hưu dưỡng

6. Phêrô Huỳnh Kim Lăng 30/09/1919 Nam Bình 17/05/1955 Hưu dưỡng

7. Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh 22/11/1922 Đại An 17/05/1955 Hưu dưỡng

8. Gioakim Đoàn Kim Hiền 03/03/1924 Nước Nhỉ 17/05/1955 Ghềnh Ráng

9. Phêrô Nguyễn Quang Báu 19/06/1928 Đồng Tre 21/12/1959 Làng Sông

10. G.B Đỗ Trung Thanh 02/11/1928 Hà Nội 09/07/1960 Phú Hòa

11. Ph.Xaviê Trần Hòa 18/121932 Phát Diệm 23/04/1962 Hoa Châu

12. Phaolô Nguyễn Thọ 04/07/1933 Huế 22/12/1962 Châu Ổ

13. G.B Nguyễn Thế Thiệp 25/03/1936 Vinh 21/12/1964 Châu Ổ

14. Phêrô Hoàng Kym 15/09/1937 Gò Thị 29/04/1965 Qui Đức

15. Micae Trương Văn Hành 17/09/1936 Huế 18/12/1965 Lý Sơn

16. Giuse Phạm Thanh 28/04/1937 Bùi Chu 22/12/1966 Qui Nhơn

17. Luca Nguyễn Huy Kỳ 12/12/1936 Vinh 18/10/1968 Ngọc Thạnh

18. Anrê Hoàng Minh Tâm 20/08/1944 Vinh 28/11/1970 Kiên Ngãi

19. Gioakim Nguyễn Hoàng Trí 20/07/1945 Sông Cạn 09/05/1972 Kim Châu

20. Phêrô Nguyễn Văn Kính 15/06/1944 Vinh 12/05/1972 Gò Thị

21. Anrê Huỳnh Thanh Khương 15/06/1944 Gò Thị 20/12/1972 Chánh Toà

22. Têphanô Dương Thành Thăm 26/12/1945 Ngọc Thạnh 20/12/1972 Hòa Ninh

23. Phêrô Nguyễn Cấp 04/08/1944 Sài Gòn 23/05/1973 Tịnh Sơn

24. Giacôbê Đặng Công Anh 04/04/1947 Quảng Ngãi 19/12/1974 Qui Hiệp

25. Phêrô Nguyễn Công Sanh 23/08/1947 Tân Dinh 01/04/1975 Phù Cát

26. Phêrô Đặng Son 22/02/1949 Quảng Ngãi 01/04/1975 Quảng Ngãi

27. Phêrô Lê Văn Nhơn 06/06/1947 Gia Hựu 15/08/1975 Xuân Quang

28. Matthêô Nguyễn Văn Khôi 13/09/1950 Gò Thị 10/05/1989 Du học Roma

29. Giuse Trương Đình Hiền 19/03/1952 Trà Câu 10/05/1989 Tuy Hoà

30. Ghêgôriô Văn Ngọc Anh 14/06/1955 Phú Hòa 10/05/1989 Vĩnh Phú

31. Phaolô Trương Đình Tu 04/06/1950 Trà Câu 01/05/1992 Trường Cửu

32. Giuse Lê Thu Thâu 20/03/1956 Nhà Đá 01/05/1992 Sơn Nguyên

33. Phaolô Trịnh Duy Ri 13/07/1958 Gia Hựu 01/05/1992 Qui Hòa

34. Đamianô Phan Châu Đại 04/01/1927 Gia Hựu 19/12/1992 Kim Châu

35. Vincentê Nguyễn Văn Bản 25/11/1956 Hải Phòng 16/09/1993 Du học Pháp

36. F.X. Lữ Minh Điểm 15/08/1952 Gia Hựu 02/06/1994 Đồng Tiến

37. Gioakim Huỳnh Công Tân 02/10/1956 Phù Cát 02/06/1994 Tân Dinh

38. Anrê Đinh Duy Toàn 08/01/1950 Phù Cát 18/10/1995 Phù Mỹ

39. Giuse Lê Kim Ánh 21/09/1959 Nam Bình 18/10/1995 Du học Pháp

40. Giuse Phạm Minh Hảo 14/01/1964 Xuân Lộc 18/09/1996 Châu Ổ

41. Phaolô Nguyễn Minh Chính 12/07/1958 Gia Hựu 11/12/1997 Mằng lăng

42. Antôn Nguyễn Huy Điệp 27/07/1955 Hà Đông 15/07/1998 Đồng Tre

43. Giuse Võ Tuấn 17/12/1958 Nam Bình 15/07/1998 Đại Bình

44. F.X Trần Đăng Đức 18/02/1957 Tân Dinh 12/05/1999 Sông Cầu

45. Giuse Huỳnh Văn Sỹ 10/01/1962 Gò Thị 12/05/1999 Du học Roma

46. Tađêô Lê Văn Ý 25/03/1964 Quảng Ngãi 12/05/1999 Phú Hòa

47. Grêgôriô Lê Văn Hiếu 04/07/1964 Quảng Ngãi 12/05/1999 Quảng Ngãi

48. Gioakim Bùi Văn Ninh 04/02/1965 Gò Thị 12/05/1999 Nam Bình

49. Phêrô Võ Thanh Nhàn 16/02/1968 Qui Nhơn 12/05/1999 Sông Cạn

50. Phêrô Lê Nho Phú 10/01/1968 Đại Bình 13/07/2000 Đại Bình

51. Phêrô Trương Minh Thái 03/02/1968 Tuy Hòa 13/07/2000 Đông Mỹ

52. Phêrô Hà Đức Ngọc 29/08/1958 Quảng Ngãi 12/08/2000 Quảng Ngãi

53. Gioakim Dương Minh Thanh 08/07/1966 Nam Bình 22/05/2001 Chánh toà

54. Ant.Padua Trần Liên Sơn 02/10/1969 Qui Nhơn 22/05/2001 Kiên Ngãi

55. Gioakim Trần Minh Dũng 30/12/1969 Gò Thị 22/05/2001 Ngọc Thạnh

56. Gioakim Nguyên Ngọc Minh 01/10/1971 Gò Thị 22/05/2001 Gò Thị

57. Giuse Nguyễn Bá Trung 15/07/1971 Đại Bình 22/05/2001 Chánh Toà

58. Gioan Võ đình Đệ 21/04/1960 Gia Hựu 05/06/2001 TGM QN

59. Anrê Đoàn Minh Điểm 01/07/1958 Quảng Trị 25/04/2002 Sông Cầu

60. Phêrô Nguyên Xuân Hoà 17/02/1968 Tuy Hoà 25/04/2002 Tuy Hoà

61. Augustinô Nguyễn Văn Phú 01/10/1968 Mằng Lăng 25/04/2002 Đông Mỹ

62. Tôma Nguyễn Công Binh 19/03/1970 Mằng Lăng 25/04/2002 Đồng Tre

63. Phanxicô Phạm Đình Triều 20/04/1972 Đồng Tre 25/04/2002 Mằng Lăng

4. TU SĨ

Nam tu sĩ :

• 05 tu sĩ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, phục vụ tại Châu Ổ và Lý Sơn

• 03 tu sĩ thuộc Dòng Thánh Giuse hiện ở Kim Châu.

Nữ tu sĩ :

• 250 nữ tu, 31 tập sinh, 81 đệ tử, 160 dự tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn,

• 17 nữ tu Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ ở trại Phong Qui Hoà

• 19 nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres phục vụ ở Qui Nhơn, Phú Tài,

Tuy Hòa và Hoa Châu.

5. CHỦNG SINH

• 21 thầy đang học tại Đại Chủng Viện Nha Trang.

• 8 thầy đang thực tập.

6. GIÁO DÂN

STT /GIÁO XỨ GIÁO HẠT/ SỐ GIÁO DÂN

1. Chánh Toà Bình Định 4.168

2. Châu Ổ Quảng Ngãi 2.503

3. Công Chánh Bình Định 457

4. Đại Bình Bình Định 3.206

5. Đông Mỹ Phú Yên 1.493

6. Đồng Tiến Bình Định 525

7. Đồng Tre Phú Yên 1.277

8. Ghềnh Ráng Bình Định 623

9. Gò Thị Bình Định 3.509

10. Hoa Châu Phú Yên 1.148

11. Hòa Ninh Bình Định 324

12. Kiên Ngãi Bình Định 3.025

13. Kim Châu Bình Định 3.061

14. Lý Sơn Quảng Ngãi 749

15. Mằng Lăng Phú Yên 2.718

16. Nam Bình Bình Định 1.834

17. Ngọc Thạnh Bình Định 1.697

18. Phú Hòa Quảng Ngãi 1.403

19. Phù Cát Bình Định 2.601

20. Phù Mỹ Bình Định 1.376

21. Phú Thạnh Bình Định 619

22. Quảng Ngãi Quảng Ngãi 2.921

23. Qui Hiệp Bình Định 860

24. Qui Hòa Bình Định 865

25. Qui Đức Qui Nhơn 3.469