Cha Vincent Nagle chia sẻ Kinh Nghiệm Mục Vụ của ngài tại Rimini

RIMINI, Italy ( Zenit.org)- Một tuyên úy tại bịnh viện Hoa Kỳ đã trình bày trong cuộc Họp hằng năm của Tổ Chức Tình Bằng Hữu Giữa các Dân Tộc rằng, sự đau khổ không phải luôn đồng nghĩa với tình trạng vô phúc

"Khi sự đau khổ được dâng cho Chúa, thì không phải đó là một trở ngại cho niềm vui," Linh Mục Vincent Nagle đã trình bày hôm Thứ Hai 23/4, khi ngài ngõ lời với những kẻ tham gia cuộc hợp hằng năm, tuần này được tổ chức do phong trào giáo hội Hiệp Thông và Giải Phóng.

Vị linh mục, người thi hànhthừa tác vụ của mình tại Bệnh Viện Sturdy Memorial Hospital tai Boston, chia sẻ kinh nghiệm mục vụ của ngài trong lúc trình bày quyển sách "Trên những biên giới của con người. Một Linh Mục Giữa người Bịnh" ("Sulle frontiere dell' umano. Un prete tra i malati"), được Rubettino phát hành, trong đó người viết và nhà báo Emilio Bonicelli đã phỏng vấn cha tuyên úy.

Cha Nagle giải thích rằng điều khó hiểu nhất cho con người là vấn đề "đau khổ vô tội," như khi "một người bị bỏ tù cách bất công vì những lời cáo buộc không nền tảng của anh em mình."

Khi bình luận về kinh nghiệm hằng ngày của mình với sự đau khổ, bịnh hoạn và sự chết, Cha Nagle nói "con người không muốn đau khổ, và, nếu họ chịu đau khổ, thì đó là nhân danh một sự gì mới lạ đến từ bên ngoài mình."

Cha Nagle nói "Một con người vô tội mà chịu đau khổ vì kẻ khác, đó là một sự gì thuyết phục tôi, bởi đó là vì Chúa Kitô".

Đó là tại sao "khi sự đau khổ được dâng cho Chúa, thì không phải là một ngăn trở niềm vui, nhưng còn hơn thế nữa là sự đau khổ được giải thoát. Trên thực tế, sự dâng hiến đó khám phá ra lợi ích của việc chấp nhận điều đang xảy tới, " ngài nói tiếp.

Suy tư hơn nữa về điểm này, Cha Nagle nói rằng "Chúa Giêsu, Đấng có thể làm mọi sự, đã làm tất cả những gì Chúa Cha xin Người làm, như vậy là làm gương xấu cho tấr cả mọi người bởi vì cử chỉ dâng hiến xem ra vô ích. Khi được dâng, tất cả trở nên hữu ích."

Cha giải thích thêm "Hơn nữa, nếu người ta có thễ gặp hạnh phúc trong sự sống khi người ta bịnh, lúc đó cơn bịnh không biểu thị công trình cuối cùng trên con người".

Là con trai của những thành viên công đoàn từ Los Angeles--ông cố của Cha không sốt sắng gì cho lắm và bà cố là một người Do thái vô thần-- cậu Vincent Nagle không thấy rõ con đường mình phải đi trong đời sống. Và Cha đã học đại học tại San Francisco và Berkeley, California, và đi du lịch 5 năm tại Morocco, Saudi Arabia và Ai cập.

Lúc được 40 tuổi cha đến Italy và gặp Đức Cha Luigi Giussani, người sáng lập phong tráo Hiệp Thông và Giải Phóng. Vì đã chiêm ngắm chức linh mục, cuộc gặp gỡ của ngài với Hội Linh Mục các Thừa Sai Thánh Charles Borromeo, được thiết lập trong năm 1985 bên trong phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, đã mạc khải cho cha thấy người ta có thể làm linh mục và vui vẻ.

Sau khi học 6 năm Đại Học Thánh Thomas tại Roma và Học viện Giáo hoàng về những Khoa học Arab và Hồi giáo, ngài được phong linh mục trong năm 1992.

Khi giới thiệu quyển sách của Cha Nagle, tác giả Bonicelli đã nhận thức ảnh hưởng của Cha Nagle đối với ông vì sự tiếp xúc của Cha đối với bịnh nhân, và sự ý thức của Cha rằng "con người chịu đau khổ là có sự hiện diện của Chúa Kitô".