Tin đài Phát Thanh Vatican ngày 3 tháng Mười cho hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở về Rôma tối Chúa Nhật, 3 tháng Mười, sau cuộc hành hương bận rộn vào cuối tuần qua tại Georgia và Azerbaijan, thuộc Vùng Caucasus. Trên chuyến bay trở về, ngài đã dành cho các nhà báo tháp tùng một cuộc phỏng vấn về nhiều đề tài khác nhau, kể cả hôn nhân, ly dị, đồng tính luyến ái và bản sắc giới tính.
Trả lời một câu hỏi của nữ ký giả Ketevan Kardava, của đài truyền hình Georgia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bầy cái nhìn tổng lược về chuyến ngài viếng thăm đất nước của cô như sau: “Tôi có hai điều ngạc nhiên ở Georgia. Một là chính Georgia: tôi chưa bao giờ tưởng tượng lại có một nền văn hóa như thế, một đức tin như thế, một Kitô Giáo như thế… Đó là một dân tộc có đức tin và một nền văn hóa Kitô Giáo cổ kính! Một dân tộc với biết bao vị tử đạo. Tôi khám phá được một điều tôi chưa biết: bề dầy của đức tin Georgia. Ngạc nhiên thứ hai là đức thượng phụ: ngài là người của Thiên Chúa. Người này làm tôi xúc động. Nhiều lần tôi thấy tôi đã tạm biệt [ngài] với một trái tim xúc động và đầy cảm thức rằng mình đã tìm thấy một người của Thiên Chúa, thực sự là một người của Thiên Chúa”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tiếp đó, đã nói tới việc ngài đánh giá cao nền đại kết thực tiễn. Ngài cho rằng “về những điều kết hợp và phân rẽ chúng ta, tôi xin nói rằng: đừng bắt chúng ta thảo luận các vấn đề tín lý, hãy để việc này cho các nhà thần học. Họ biết nhiều hơn chúng ta. Họ thảo luận, và nếu họ tốt, thì họ tốt, họ có thiện chí, cả các nhà thần học ở bên này lẫn bên kia, (nhưng) giáo dân thì phải làm gì? Hãy cầu nguyện cho nhau, đây là điều quan trọng: cầu nguyện. Và điều thứ hai: hãy làm các sự việc với nhau. Có người nghèo chăng? Ta hãy cùng nhau làm việc cho người nghèo. Có vấn đề này vấn đề nọ, ta có thể làm những việc này với nhau, hãy cùng nhau làm những việc này. Có di dân chăng? Ta hãy cùng nhau làm những việc này… ta hãy làm những điều tốt cho người khác, cùng nhau làm. Đó là điều chúng ta có thể làm và đó là con đường đại kết. Không phải chỉ là con đường tín lý, đường này là điều sau cùng, nó phải đến sau cùng. Nhưng chúng ta nên bắt đầu đi với nhau. Và với thiện chí, ta có thể làm được điều này, qúy vị phải làm điều này”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói tới các cố gắng có thể làm để đạt được nền hòa bình lâu dài giữa Armenia và Azerbaijan; ngài coi đối thoại và trung gian hợp tình hợp lý của quốc tế là giải pháp cần được đẩy mạnh. Ngài nói: “tôi tin rằng một phương cách là đối thoại, một đối thoại thành thực, không giữ điều gì ở dưới gầm bàn cả”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói đến bổn phận các Kitô hữu phải cầu nguyện cho hòa bình. “Các Kitô hữu cũng cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình, cho những trái tim này… [biết chọn] con đường đối thoại, thương thuyết hay đưa nhau tới tòa án quốc tế, chứ họ không thể duy trì các vấn đề như hiện nay. Cả ba quốc gia vùng Caucasus đều có vấn đề: Georgia có vấn đề với Nga, tôi không biết nhiều lắm, nhưng nó (mỗi ngày mỗi) lớn hơn… vấn đề có thể ra lớn hơn, không biết được. Còn Armenia, quốc gia này có một biên giới trống không, họ có vấn đề với Azerbaijan; họ nên ra trước một toà án quốc tế, nếu đối thoại và thương thuyết không xong. Không còn đường nào khác. Và cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình”.
Trả lời một câu hỏi của nữ ký giả Ketevan Kardava, của đài truyền hình Georgia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bầy cái nhìn tổng lược về chuyến ngài viếng thăm đất nước của cô như sau: “Tôi có hai điều ngạc nhiên ở Georgia. Một là chính Georgia: tôi chưa bao giờ tưởng tượng lại có một nền văn hóa như thế, một đức tin như thế, một Kitô Giáo như thế… Đó là một dân tộc có đức tin và một nền văn hóa Kitô Giáo cổ kính! Một dân tộc với biết bao vị tử đạo. Tôi khám phá được một điều tôi chưa biết: bề dầy của đức tin Georgia. Ngạc nhiên thứ hai là đức thượng phụ: ngài là người của Thiên Chúa. Người này làm tôi xúc động. Nhiều lần tôi thấy tôi đã tạm biệt [ngài] với một trái tim xúc động và đầy cảm thức rằng mình đã tìm thấy một người của Thiên Chúa, thực sự là một người của Thiên Chúa”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tiếp đó, đã nói tới việc ngài đánh giá cao nền đại kết thực tiễn. Ngài cho rằng “về những điều kết hợp và phân rẽ chúng ta, tôi xin nói rằng: đừng bắt chúng ta thảo luận các vấn đề tín lý, hãy để việc này cho các nhà thần học. Họ biết nhiều hơn chúng ta. Họ thảo luận, và nếu họ tốt, thì họ tốt, họ có thiện chí, cả các nhà thần học ở bên này lẫn bên kia, (nhưng) giáo dân thì phải làm gì? Hãy cầu nguyện cho nhau, đây là điều quan trọng: cầu nguyện. Và điều thứ hai: hãy làm các sự việc với nhau. Có người nghèo chăng? Ta hãy cùng nhau làm việc cho người nghèo. Có vấn đề này vấn đề nọ, ta có thể làm những việc này với nhau, hãy cùng nhau làm những việc này. Có di dân chăng? Ta hãy cùng nhau làm những việc này… ta hãy làm những điều tốt cho người khác, cùng nhau làm. Đó là điều chúng ta có thể làm và đó là con đường đại kết. Không phải chỉ là con đường tín lý, đường này là điều sau cùng, nó phải đến sau cùng. Nhưng chúng ta nên bắt đầu đi với nhau. Và với thiện chí, ta có thể làm được điều này, qúy vị phải làm điều này”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói tới các cố gắng có thể làm để đạt được nền hòa bình lâu dài giữa Armenia và Azerbaijan; ngài coi đối thoại và trung gian hợp tình hợp lý của quốc tế là giải pháp cần được đẩy mạnh. Ngài nói: “tôi tin rằng một phương cách là đối thoại, một đối thoại thành thực, không giữ điều gì ở dưới gầm bàn cả”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói đến bổn phận các Kitô hữu phải cầu nguyện cho hòa bình. “Các Kitô hữu cũng cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình, cho những trái tim này… [biết chọn] con đường đối thoại, thương thuyết hay đưa nhau tới tòa án quốc tế, chứ họ không thể duy trì các vấn đề như hiện nay. Cả ba quốc gia vùng Caucasus đều có vấn đề: Georgia có vấn đề với Nga, tôi không biết nhiều lắm, nhưng nó (mỗi ngày mỗi) lớn hơn… vấn đề có thể ra lớn hơn, không biết được. Còn Armenia, quốc gia này có một biên giới trống không, họ có vấn đề với Azerbaijan; họ nên ra trước một toà án quốc tế, nếu đối thoại và thương thuyết không xong. Không còn đường nào khác. Và cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình”.