Phát biểu của Đức Giám Mục John P. Foley

VATICAN (ZENIT.org).- "Hòa Bình Tại Thế" (Pacem tin Terris) trong các phương tiện, đó là sự cổ võ về bốn trụ cột hoà bình được chân phước Gioan XXIII chỉ rõ: "chân lý, công lý, tự do và tình yêu".

Đức Giám Mục John P. Foley, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyên Thông Xã hội, đã đọc một bài diễn văn tại Roma, tại nhà mẹ các "Các Sư huynh Trường Kitô Giáo" cho các người đại diện các cộng đồng tu sĩ dấn thân vì hòa bình trong những phương tiện truyền thông.

Đức Cha Foley đã nhắc lại trong năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ban hành thông điệp "Hòa Bình Tại Thế" (Pacem in Terris), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã chọn làm chủ đề cho Ngày thế giới Truyền Thông Xã Hội: "Những phương tiện truyền thông phục vụ một hòa bình đích thực theo ánh sáng của Pacem in Terris".

"Đức Gioan Phaolo II lúc đó nhắc lại chân phước Gioan XXIII đã nhận diện bốn trụ cột hòa bình đích thực là chân lý công lý, tự do và tình yêu".

Về trụ cột thứ nhất, Đức Cha Foley nói: "Chúng ta phải nắm chắc rằng những phương tiện truyền thông của chúng ta nói lên sự thật, và thúc giục tất cả các phương tiện phải làm như vậy. Như vậy chúng có thể giúp ích rất lớn. Trường hợp ngược lại, chúng có thể bị xử dụng "để phục vụ những lợi ích ti tiện, quốc gia, bộ tộc, chủng tộc hay là những kỳ thị tôn giáo".

Đức Cha Foley nói thêm rằng chúng ta cũng phải nắm chắc bằng cách nhấn mạnh yêu sách thứ hai theo Đức Gioan XXIII chỉ dẫn, các phương tiện truyền thông chúng ta, như những phương tiện khác, góp phần vào nền công lý".

Nếu "các phương tiện phục vụ cho sự tự do thì chúng phải được tự do và xử dụng đúng sự tự do này. Những qui chế đặc biệt của chúng bắt buộc chúng vươn cao hơn những phương diện thuần về thương mại, ngõ hầu phục vụ những nhu cầu và những lợi ích thật cho xã hội."

Sau cùng, Đức Cha Foley trích dẫn về yêu sách thứ bốn là tình yêu theo một đoạn trong bài diễn văn do Đức Gioan Phaolo II đọc năm 2002, lúc khánh thành đền thánh Lòng Thương Xót Chúa tại Cracovie: " Nơi nào sự hận thù và sự khao khát báo oán ngự trị, nơi nào chiến tranh mang đến sự đau khổ và sự chết của những kẻ vô tội, thì ân sủng Thương xót là cần để hồi phục những tinh thần và những con tim con người và để mang lại hòa bình. Cho nên sự truyền thông vì hòa bình không nên cậy nhờ những bài biện hộ cho một sư quân bình hay một sự ưu thế về quyền lực nhưng cho môt sự dồi dào về tình yêu".