Đức Giáo Hoàng Chào Đón Nữ Đại Sứ Úc Đầu Tiên Tại Vatican
Thanh Quảng sdb

Tân Đại Sứ của Úc tại Vatican: Bà Melissa Hitchman
Theo tin đài Phát thanh Vatican ngay 8/9/2016 thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến bà Melissa Hitchman, tân đại sứ của Úc tại Tòa Thánh, nhân dịp này bà cũng đã trình bày một số vấn đề lên Đức Thánh Cha.

Thành viên mới của đoàn ngoại giao Úc tại Vatican là một viên chức giầu kinh nghiệm ngoại giao và thương mại quốc tế, cô Melissa trước đây đã phục vụ ở ngoại quốc, là đệ nhất bí thư của Cao Ủy Úc tại London.

Quan hệ ngoại giao giữa Canberra và Tòa Thánh đã được chính thức thành lập vào năm 1973 nhưng bà Hitchman là nữ ngoại giao đầu tiên giữ chức Đại sứ tại Vatican.

Cô đã nói lên mục tiêu của mình và chia sẻ quan điểm của mình về người tị nạn, quyền thổ dân, chống khủng bố và vai trò của phụ nữ trong xã hội ....

Đại sứ Hitchman nói rằng cô muốn tiếp tục phát triển và xây dựng trên nền tảng vững chắc mà vị tiền nhiệm của cô đã khởi sự! Cô nhấn mạnh mình là "người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ đại sứ thường trực tại Vatican là một dấu chỉ đặc biệt mà chính phủ của cô mong muốn Úc châu tiếp tục góp phần vụ của mình trên địa bàn thế giới.

Cô vạch ra bốn lợi điểm trong chương trình nghị sự của cô, bắt đầu bằng việc xây dựng các quan hệ đối tác giữa "một vị giáo hoàng cải tổ, Đức Phanxicô" và "chính phủ Úc châu mà Thủ tướng Malcom Turnbull lãnh đạo và ngoại trưởng Julie Bishop cùng guồng máy nội chính phủ...

Thứ hai, cô bày tỏ muốn nâng cao "ý thức cộng đồng" chương trình nghị sự rộng lớn mà nước Úc và Tòa Thánh đã chia sẻ hầu giải quyết những xung đột, buôn bán người, xây dựng hòa bình và quyền bình đẳng nam nữ. Bà cũng bày tỏ nguyện vọng nước Úc sẽ đề cử một ứng viên cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho niên khóa 2018-2020...

Cùng với "chính phủ" bà Melissa Hitchman nhấn mạnh "tới sự thông hiệp và liên đới tất cả những thành viên không phân biệt Giáo sĩ hay giáo dân, nam hay nữ mang quốc tịch Úc đang làm việc và phục vụ trong Giáo Triều hoặc theo học ở Rôma, trong đó con số các sinh viên Úc đang theo học trong các Đại học và Học viện Công Giáo rất đông. Mục tiêu thứ ba và thứ tư của cô là "phát triển" hai liên đới giữa các tu sĩ và giáo dân tại Rome, làm cho mối quan hệ đó sống động và hiệu năng".

Khi được hỏi về mức độ quan tâm của Tòa Thánh tại Úc ngày hôm nay, bà đại sứ nói rằng cả đôi bên "đều ngạc nhiên trước những đánh giá cao về nhau". Bà mô tả Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một "nhà lãnh đạo toàn cầu được khắp nơi công nhận", Ngài tôn trọng quan điểm chung của những người khác với quan điểm riêng tư của Ngài dưới nhãn quan Kitô giáo cũng như không Kitô giáo. Bà cho hay nước Úc vừa tổ chức một cuộc trưng cầu kiểm tra dù kết quả chưa được công bố, nhưng các khảo sát cuối cùng trong năm 2011 cho thấy, hơn một phần tư dân số (25,1%) được xác định là Công Giáo. Bà cũng cho hay chính phủ Úc đã "mở rộng tong lãnh vực ngoại giao của mình trong 25 năm qua" và chính phủ ý thức được tầm quan trọng của mình trong một thế giới rộng lớn hơn", giá trị này cần phải được thăng tiến tiếp tục.

Phát biểu về xã hội đa văn hóa của nước Úc, Đại sứ Hitchman nhớ lại các vụ đánh bom khủng bố năm 2002 và 2005, trong đó bà nói "vẫn vang vọng trong tâm thức của người Úc". Bà cho hay chính phủ của bà có "một chính sách mạnh mẽ với nhiều nỗ lực chống khủng bố", Ngoại trưởng Julie Bishop hiện đang thực hiện một chuyến công du qua Đức và Anh để thảo luận về quan hệ đối tác trong khu vực bao gồm cả việc chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Bà tin rằng Giáo Hội có một vai trò trong việc xây dựng liên tôn và hài hòa giữa các nền văn hóa: trong khi đó vẫn tôn trọng các vai trò phát triển của các dân tộc như ý kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tính toàn diện nhưng lại tôn trọng quan điểm riêng tư... Sắc tộc và tôn giáo là một trong những điểm son tại Úc.

Khi được hỏi về những lời chỉ trích chính phủ Úc trước vấn nạn những người tị nạn và di dân, Bà đại sứ mới nói "đừng nên có một ý niệm sai lầm rằng Úc không có biên giới để chào đón những người tị nạn". Bà lưu ý rằng nếu tính bình quân dân số thì nước Úc là nước nhận nhiều người tỵ nạn nhất mà Cao ủy tị nạn nhìn nhận". Úc hiện đang nhận 13,000 người tị nạn mỗi năm, tuy nhiên bà cho hay "chúng tôi đồng ý cón nhiều việc phải làm và đó là lý do tại sao chúng tôi đồng ý nhận thêm 12,000 người tị nạn trong cuộc xung đột Iraq-Syria và chính phủ còn cam kết tăng cường các người tị nạn nhân đạo lên đến 18,000 người trong các năm 2018-2019 ". Bà Hitchman nói những người tị nạn được nhận vào Úc là "những người bị thiệt thòi nhất và đã chờ đợi lâu nhất để được tái định cư". Bà cũng ghi nhận Úc là một trong những nạn nhân của các vụ khủng bố tại Bali, nạn buôn bán người... Những vấn đề đã được thảo luận tại Rome vào tháng Sáu năm ngoái và được khu vực của chúng tôi tiếp tục bàn thảo, cải thiện và đối thoại".

Nói về vai trò của phụ nữ trong xã hội Úc, bà đại sứ mới cho biết Úc có "một chính sách rất mạnh về quyền bình đẳng giới tính và hợp tác với những tổ chức như với Tòa Thánh" về vấn đề này. Bà đề cập đến người nữ giáo dân Úc Rosemary Goldie đã nhiều năm làm việc trong Giáo Triều Rôma nắm giữ các chức vụ như phụ tá của Hội đồng giáo dân và một kiểm toán viên trong Công Đồng Vatican II. Bà Đại sứ nhấn mạnh rằng chính sách của chính phủ của bà trao quyền cho nữ giới, đặc biệt là ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, những người nữ được mời gọi tham gia trong ngành hàng hải, y tế, giáo dục, trong công ăn việc làm và cả chính trị...

Thảo luận về những thách đố trong việc cải thiện đời sống cho người Úc bản địa, Bà Hitchman nói nước Úc "đã có một quá trình đấu tranh mà lịch sử ghi lại và đó là những gì chúng tôi đã rất minh bạch làm sáng tỏ". Bà nói về tiến trình thực hiện thông qua các lời xin lỗi vào năm 2008 trước một "thế hệ bị đánh cắp”, dưới thời cựu Thủ tướng Kevin Rudd, cũng như ‘thu hẹp’ báo cáo về sức khỏe, giáo dục, việc làm và các vấn đề khác cho người dân bản địa. Bà cho biết Thủ tướng Chính phủ đã cam kết sẽ báo cáo với Quốc hội hàng năm và cũng đang tìm kiếm sự công nhận của người dân bản địa trong hiến pháp, đó là một bước tiến quan trọng.

Cuối cùng, bà đại sứ cũng đề cập tới đội cricket của Vatican, được người tiền nhiệm John McCarthy, thành lập đã nói "chúng tôi mang đến một loại thể thao mới và tôi không muốn nói môn thể thao đó hay trò chơi criket là của tôi!" Tuy nhiên, bà lưu ý rằng chính phủ của bà đã có một chương trình nghị sự về thể thao và Úc sẽ đại diện cho Đại hội Đức tin và thể thao sắp tới tại Vatican vào Tháng Mười sắp tới.