Sự thật, công lý, tự do và tình thương: “Pacem in Terris” soi dẫn cho truyền thông
Vatican (ngày 14/06/2004, Zenit) - Thông điệp “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Địa Cầu) đối với truyền thông: đây là sự thăng tiến với 4 cột trụ của hòa bình đã được vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đề ra: “Sự thật, công lý, tự do và tình thương”.
Văn phòng Báo Chí của Tòa thánh loan tin: Đức TGM John P. Foley, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội đã tuyên bố như trên trong cuộc thuyết trình được tổ chức tại Nhà Mẹ hội dòng “Sư Huynh Các Trường Công Giáo” với sự tham dự của đại diện các hội dòng hiến thân phục vụ xây dựng hòa bình qua truyền thông.
Đức TGM Foley đã nhắc lại vào năm 2003, nhân dịp kỷ niêm 40 năm Hiến Chế “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Địa Cầu), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn chủ đề sau đây cho Ngày Truyền Thông Thế Giới: “Những phương tiện truyền thông phục vụ cho hòa bình thực sự theo áng sáng của Pacem in Terris”.
“Đức Gioan-Phaolô II đã nhắc lại rằng Vị Chân Phước Gioan XXIII đã nhìn nhận 4 cột trụ của nền hòa bình thực thụ phải là sự thật, công lý, tự do và tình thương”.
Khi đề cập đến cột trụ thứ nhất, Đức TGM nói: “Chúng ta có nhiệm vụ phải đảm bảo rằng những phương tiện truyền thông của chúng ta phải nói lên sự thật, và cũng khuyến khích tất cả các phương tiện truyền thông cũng nói lên sự thật. Được như vậy các phương tiện truyền thông sẽ phục vụ một cách rộng lớn. Ngược lại, các phương tiện truyền thông có thể bị lạm dụng để phục vụ cho các lợi ích tầm thường, dân tộc chủ nghĩa, chủng tộc, kỳ thị hoặc các thiên kiến tôn giáo”.
“Khi nhắc đến đòi hỏi thứ hai đã được Đức Gioan XXIII nêu ra, chúng ta cũng phải đảm bảo rằng, những phương tiện tryuền thông của chúng ta cũng như các phương tiện truyền thông khác phải góp phần xây dựng công lý”.
Đức Cha Foley tiếp: “ Nếu các phương tiện truyền thông phục vụ cho tự do, các phương tiện này phải được tự do và sử dụng một cách đúng đắn sự tự do này. Vị thế ưu tiên này của các phương tiện truyền thông bó buộc chúng phải vượt trên các khía cạnh thuần thương mại để phục vụ cho những nhu cầu đích thục của xã hội”.
Sau hết, đề cập đến đòi hỏi thứ tư “tình thương”, Đức TGM Foley đã trích dẫn một đoạn trong bài diễn văn của Đức Gioan-Phaolô II vào năm 2002 nhân Lễ khánh thành đền thánh “Lòng Thương Xót Thiên Chúa” ở Cracovie: “Ở đâu có ganh ghét và khát vọng trả thù ngự trị, ở đó chiến tranh sẽ mang lại đau thương và chết chóc cho những người vô tội, chính ở những nơi đó cần phải có ân sủng của lòng thương xót để gầy dựng tinh thần và những trái tim của con người và mang lại hòa bình. Chính vì thế mà sự hiệp thông cho hòa bình không được nại đến việc quân bình quyền bính hay quyền tối thượng để biện hộ mà phải vì tình thương tràn đầy”.
Vatican (ngày 14/06/2004, Zenit) - Thông điệp “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Địa Cầu) đối với truyền thông: đây là sự thăng tiến với 4 cột trụ của hòa bình đã được vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đề ra: “Sự thật, công lý, tự do và tình thương”.
Văn phòng Báo Chí của Tòa thánh loan tin: Đức TGM John P. Foley, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội đã tuyên bố như trên trong cuộc thuyết trình được tổ chức tại Nhà Mẹ hội dòng “Sư Huynh Các Trường Công Giáo” với sự tham dự của đại diện các hội dòng hiến thân phục vụ xây dựng hòa bình qua truyền thông.
Đức TGM Foley đã nhắc lại vào năm 2003, nhân dịp kỷ niêm 40 năm Hiến Chế “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Địa Cầu), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn chủ đề sau đây cho Ngày Truyền Thông Thế Giới: “Những phương tiện truyền thông phục vụ cho hòa bình thực sự theo áng sáng của Pacem in Terris”.
“Đức Gioan-Phaolô II đã nhắc lại rằng Vị Chân Phước Gioan XXIII đã nhìn nhận 4 cột trụ của nền hòa bình thực thụ phải là sự thật, công lý, tự do và tình thương”.
Khi đề cập đến cột trụ thứ nhất, Đức TGM nói: “Chúng ta có nhiệm vụ phải đảm bảo rằng những phương tiện truyền thông của chúng ta phải nói lên sự thật, và cũng khuyến khích tất cả các phương tiện truyền thông cũng nói lên sự thật. Được như vậy các phương tiện truyền thông sẽ phục vụ một cách rộng lớn. Ngược lại, các phương tiện truyền thông có thể bị lạm dụng để phục vụ cho các lợi ích tầm thường, dân tộc chủ nghĩa, chủng tộc, kỳ thị hoặc các thiên kiến tôn giáo”.
“Khi nhắc đến đòi hỏi thứ hai đã được Đức Gioan XXIII nêu ra, chúng ta cũng phải đảm bảo rằng, những phương tiện tryuền thông của chúng ta cũng như các phương tiện truyền thông khác phải góp phần xây dựng công lý”.
Đức Cha Foley tiếp: “ Nếu các phương tiện truyền thông phục vụ cho tự do, các phương tiện này phải được tự do và sử dụng một cách đúng đắn sự tự do này. Vị thế ưu tiên này của các phương tiện truyền thông bó buộc chúng phải vượt trên các khía cạnh thuần thương mại để phục vụ cho những nhu cầu đích thục của xã hội”.
Sau hết, đề cập đến đòi hỏi thứ tư “tình thương”, Đức TGM Foley đã trích dẫn một đoạn trong bài diễn văn của Đức Gioan-Phaolô II vào năm 2002 nhân Lễ khánh thành đền thánh “Lòng Thương Xót Thiên Chúa” ở Cracovie: “Ở đâu có ganh ghét và khát vọng trả thù ngự trị, ở đó chiến tranh sẽ mang lại đau thương và chết chóc cho những người vô tội, chính ở những nơi đó cần phải có ân sủng của lòng thương xót để gầy dựng tinh thần và những trái tim của con người và mang lại hòa bình. Chính vì thế mà sự hiệp thông cho hòa bình không được nại đến việc quân bình quyền bính hay quyền tối thượng để biện hộ mà phải vì tình thương tràn đầy”.