VATICAN -- Linh mục Graham Rose, thần học gia của giáo phận Johannesburg, trong cuộc Hội Thoại truyền hình được tổ chức toàn cầu mới đây, do Thánh Bộ Giáo Sĩ tổ chức đã phát biểu như sau:

Vào thập niên 1960, nhân dịp phong thánh cho các vị Tử Đạo người Uganda, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhắc đến “những câu truyện tuyệt vời của Phi Châu cổ xưa”, trong đó liệt kê “những người nam người nữ khải hoàn vì đã dâng hiến cuộc đời cho đức tin”.

Thực vậy, những câu truyện Phi châu không bao giờ được quên lãng. Thế nhưng khi nói tới đề tài “Tử Đạo: chứng từ đáng tin cho Giáo Hội tại Phi Châu”, tôi đề nghị nên chuyển trọng tâm từ cái nhìn quá khứ đi tới cái nhìn hiện đại. Câu hỏi đặt ra là Tử đạo như thế nào mới là đáng tin trong thời hiện tại hôm nay?

Nói một cách dơn giản, sự khả tín của tử đạo cho mọi thời và mọi nơi, phải là điều mà vị tử đạo thực hành chính gì mình giảng dậy - dù cho phải chết. Điều này đối với Phi Châu lại càng có một ý nghĩa đặc biệt. - Người Phi châu liên kết với việc chứng nhân thực tiễn hơn là với những ngôn từ của thế giới triết học.

Đặc biệt, tôi đề nghị 3 con đường làm cho việc sống chứng từ trở thành đáng tin đối với người Phi châu như sau:

1. Tại Uganda vấn đề cho các tử đạo là khiết tịnh; còn các nơi khác tại Phi châu, những Kitô hữu đã phải chết khi họ tìm cách tố cáo hối lộ tham lam trong cuộc chiến chống lại nghèo đói; nhiều người đã chết cách thời danh trong cuộc chiến chống lại độc tài chính trị -- họ chứng tỏ là muốn vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng phục con người!

Cuốc chiến cho Sự Thật về nhân sinh đã mang lại hậu quả là việc tử đạo. Cho nên khi đạt trọng tâm tầm nhìn vào những lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục mà việc chứng nhân của các vị tử đạo trở thành đáng tin nhất.

2. Chân Lý của đạo Công Giáo tìm thấy và đáp ứng được sự hiệp nhất căn bản của tất cả nhân sinh. Tại Phi châu chúng ta biết có rất nhiều mẫu truyện các Kitô hữu như tại Nam Phi và Rwanda chẳng hạn - khi bị thử thách đối đầu thì họ đã chọn chủng tộc và bộ lạc lên trên cả tính cách Kitô hữu ngay cả đức tin Công giáo của mình.

Thế nhưng vẫn còn có những gương chứng nhân mà chưa từng bao giờ được nhắc tới, đó là những cá nhân ít được biết tới, nhưng thực tế luôn trung thành với đức tin. Tử đạo tại Phi châu sẽ mang chứng từ đáng tin khi chứng tỏ sự can đảm đặc biệt. Sự can đảm này vươn cao lên trên mọi ranh giới chủng tộc và bộ lạc, là những biên giới đang phân rẽ lục địa này.

3. Khi phong thánh cho các tử đạo người Uganda, Đức Phaolô VI nói rằng: "Chúng ta cũng đừng quên những người khác, những người thuộc về Giáo hội Anh giáo, họ cũng đã chết vì Đức Kitô”.

Nói một cách khác, chứng từ của các vị tử đạo sẽ trở thành hoàn toàn đáng tin khi nó cũng mang sắc thái của sự hiệp nhất Kitô hữu (đại kết). Điều này thực đúng với trường hợp của Phi châu vì nơi đây dân chúng có khi ngỡ ngàng vì sự phân hóa của người Kitô hữu.

Tôi chỉ nhắc tới các vị tử đạo người Uganda, nhưng dĩ nhiên là còn nhiều vị tử đạo khác nữa. Đức Phaolô VI nhắc nhớ về các câu truyện thời xưa từ vùng Bắc Địa Trung Hải. Và ngày ngay chúng ta đều biết rõ luôn luôn có nhiều vị thánh và các vị tử đạo khác đã được phong thánh.

Điều này đặc biệt đúng với hoàn cảnh của Phi châu nơi mà có thể nói là có những “đoạn đường đứt quãng” vì trong tiến trình phong thánh còn quá yếu, chưa được phát triển cụ thể. Chúng ta biết là còn nhiều những vị tử đạo vô danh tại Phi châu. Còn biết bao câu truyện khác chưa được kể ra, cho tới khi chúng ta đọc Sách khải Huyền, trong đó nhắc tới Con Chiên sẽ phá tung dấu ấn thứ năm ra?

Những câu truyện của họ sẽ được vươn lên từ những nơi mà phẩm giá con người đang bị đe dọa cách tàn khốc, nơi mà cộng đồng nhân bản không có hay chỉ là rất yếu kém. Nơi đó, chứng từ của những người đã chết đang khi tuyên xưng sự thật Phúc Âm về con người và sự hiệp nhất trong Đức Kitô, trong quá khứ cũng như hiện tại, thực rất là trọng yếu - và đáng tin.