CHƯƠNG VI
LƯU GIỮ THÁNH THỂ VÀ VIỆC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ
1. LƯU GIỮ THÁNH THỂ
129. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong Hy Tế Thánh Lễ đúng thực là nguồn mạch và mục đích của việc thờ phượng dành cho Thánh Thể ngoài Thánh Lễ. Nhưng nếu Thánh Thể được bảo quản sau Thánh Lễ, chính là để cho tín hữu không thể tham dự Thánh Lễ, nhất là những người bệnh và người già, được kết hiệp bằng rước lễ bí tích với Chúa Kitô và hy tế của Người, được hiến tế và hiến dâng trong Thánh Lễ”219. Đàng khác, việc bảo quản Thánh Thể cũng cho phép thực hành việc tôn thờ Bí Tích cực trọng này và dành cho Bí Tích này sự tôn thờ dành cho Thiên Chúa. Vậy, cần cổ võ một số hình thức tôn thờ, không chỉ có tính cách riêng tư, mà còn công khai và cộng đoàn, được thiết lập hoặc phê chuẩn cách nồng nhiệt bởi chính Hội Thánh220.
130. “Thể theo những đặc tính kiến trúc của thánh đường và phù hợp với các tập quán địa phương hợp pháp, Thánh Thể phải được bảo quản trong nhà tạm được đặt trong phần nhà thờ đặc biệt cao quý, huy hoàng, rất dễ trông thấy và được trang hoàng đẹp đẽ”, và cũng là nơi an tĩnh “thích hợp cho việc cầu nguyện”221, có một khoảng không gian trước nhà tạm để có thể đặt vài ghế dài hoặc ghế dựa và bàn quỳ. Đàng khác, phải theo sát mọi chỉ thị của các sách phụng vụ và các quy định của luật222, đặc biệt nhằm tránh mọi nguy cơ xúc phạm223.
131. Ngoài những chỉ thị nằm trong Giáo luật khoản 934 # 1, còn cấm lưu giữ Thánh Thể ở một nơi không nằm dưới quyền ảnh hưởng của Giám Mục giáo phận, hoặc một nơi có nguy cơ xúc phạm. Nếu có một trường hợp thuộc loại trên, Giám Mục giáo phận phải lập tức rút quyền cho lưu giữ Thánh Thể, đã được ban trước đó224.
132. Không ai được mang Thánh Thể về nhà mình hoặc đến một nơi khác, làm ngược lại là trái với quy định của luật. Đàng khác, phải nhớ là sự kiện mang hoặc giữ Mình Thánh với ý đồ phạm thánh, cũng như ném xuống đất là những hành vi nằm trong loại graviora delicta, mà chỉ có Bộ Giáo Lý Đức Tin mới có quyền tha225.
133. Linh mục hoặc phó tế, hoặc thừa tác viên ngoại thường, khi thừa tác viên thông thường vắng mặt hoặc bị ngăn trở, mang Mình Thánh cho bệnh nhân rước lễ, thì phải đi ngay, nếu có thể, từ nơi lưu giữ Thánh Thể đến nhà bệnh nhân, không nên làm việc gì khác trên đường đi, để tránh mọi nguy cơ xúc phạm và chứng tỏ lòng tôn kính sâu xa đối với Mình Thánh Chúa Kitô. Phải luôn luôn tuân giữ nghi thức trao Mình Thánh cho bệnh nhân, như được ghi trong sách Nghi Thức Rôma226.
2. VÀI HÌNH THỨC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỂ
134. “Việc tôn sùng dành cho Thánh Thể ngoài Thánh Lễ có một giá trị khôn lường trong đời sống Hội Thánh. Việc tôn sùng này gắn bó mật thiết với việc cử hành Hy Tế Thánh Thể”227. Vậy, phải nồng nhiệt cổ võ lòng tôn kính, cả công cộng lẫn riêng tư, đối với Thánh Th
LƯU GIỮ THÁNH THỂ VÀ VIỆC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ
1. LƯU GIỮ THÁNH THỂ
129. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong Hy Tế Thánh Lễ đúng thực là nguồn mạch và mục đích của việc thờ phượng dành cho Thánh Thể ngoài Thánh Lễ. Nhưng nếu Thánh Thể được bảo quản sau Thánh Lễ, chính là để cho tín hữu không thể tham dự Thánh Lễ, nhất là những người bệnh và người già, được kết hiệp bằng rước lễ bí tích với Chúa Kitô và hy tế của Người, được hiến tế và hiến dâng trong Thánh Lễ”219. Đàng khác, việc bảo quản Thánh Thể cũng cho phép thực hành việc tôn thờ Bí Tích cực trọng này và dành cho Bí Tích này sự tôn thờ dành cho Thiên Chúa. Vậy, cần cổ võ một số hình thức tôn thờ, không chỉ có tính cách riêng tư, mà còn công khai và cộng đoàn, được thiết lập hoặc phê chuẩn cách nồng nhiệt bởi chính Hội Thánh220.
130. “Thể theo những đặc tính kiến trúc của thánh đường và phù hợp với các tập quán địa phương hợp pháp, Thánh Thể phải được bảo quản trong nhà tạm được đặt trong phần nhà thờ đặc biệt cao quý, huy hoàng, rất dễ trông thấy và được trang hoàng đẹp đẽ”, và cũng là nơi an tĩnh “thích hợp cho việc cầu nguyện”221, có một khoảng không gian trước nhà tạm để có thể đặt vài ghế dài hoặc ghế dựa và bàn quỳ. Đàng khác, phải theo sát mọi chỉ thị của các sách phụng vụ và các quy định của luật222, đặc biệt nhằm tránh mọi nguy cơ xúc phạm223.
131. Ngoài những chỉ thị nằm trong Giáo luật khoản 934 # 1, còn cấm lưu giữ Thánh Thể ở một nơi không nằm dưới quyền ảnh hưởng của Giám Mục giáo phận, hoặc một nơi có nguy cơ xúc phạm. Nếu có một trường hợp thuộc loại trên, Giám Mục giáo phận phải lập tức rút quyền cho lưu giữ Thánh Thể, đã được ban trước đó224.
132. Không ai được mang Thánh Thể về nhà mình hoặc đến một nơi khác, làm ngược lại là trái với quy định của luật. Đàng khác, phải nhớ là sự kiện mang hoặc giữ Mình Thánh với ý đồ phạm thánh, cũng như ném xuống đất là những hành vi nằm trong loại graviora delicta, mà chỉ có Bộ Giáo Lý Đức Tin mới có quyền tha225.
133. Linh mục hoặc phó tế, hoặc thừa tác viên ngoại thường, khi thừa tác viên thông thường vắng mặt hoặc bị ngăn trở, mang Mình Thánh cho bệnh nhân rước lễ, thì phải đi ngay, nếu có thể, từ nơi lưu giữ Thánh Thể đến nhà bệnh nhân, không nên làm việc gì khác trên đường đi, để tránh mọi nguy cơ xúc phạm và chứng tỏ lòng tôn kính sâu xa đối với Mình Thánh Chúa Kitô. Phải luôn luôn tuân giữ nghi thức trao Mình Thánh cho bệnh nhân, như được ghi trong sách Nghi Thức Rôma226.
2. VÀI HÌNH THỨC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỂ
134. “Việc tôn sùng dành cho Thánh Thể ngoài Thánh Lễ có một giá trị khôn lường trong đời sống Hội Thánh. Việc tôn sùng này gắn bó mật thiết với việc cử hành Hy Tế Thánh Thể”227. Vậy, phải nồng nhiệt cổ võ lòng tôn kính, cả công cộng lẫn riêng tư, đối với Thánh Th