Trong những ngày gần đây, tôi mong chờ Bản Tin của Vietcatholic để theo dõi tình trạng sức khoẻ của Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận. Sáng ngày 14.09.2002 tôi nhận được bức thư vỏn vẹn mấy chữ : “Xin cầu nguyện cho Đức Hồng Y, bác sĩ cho biết, Ngài đang trải qua những ngày cuối cùng” ! Hôm ấy, lễ Suy tôn Thánh Giá !
Sáng 16 tháng 09, tôi nhận được tin Ngài đã “Ra đi” ! Đức Hồng Y ra đi, một tin không bất ngờ mà sao tôi vẫn bàng hoàng. Tôi bật khóc : Cha ơi, vậy là Cha đã thực hiện trọn vẹn câu đầu tiên trong Đường Hy Vọng: “Chúa đặt con trên đường, “để con ra đi, và thu được nhiều hoa trái” (Ga 15,16). Đường ấy là “Đường hy vọng”, vì chan chứa hy vọng, vì đẹp như hy vọng. Sao không hy vọng khi con đi với Chúa Giê-su, khi con về cùng Chúa Cha” ? (Câu 1 trong cuốn Đường hy vọng).
Tôi nghe tiếng Ngài thầm thì :” Sao con khóc” ? Tôi lau nước mắt, đến bên Nhà Chầu, quỳ gối thinh lặng. Những hình ảnh về người Cha ào đến trong trí nhớ của tôi. Tôi dừng lại hình ảnh đậm nét nhất mà bấy lâu khai mở đường lối cho tôi :
Hôm ấy, cuối tháng 11, trời Hà nội se lạnh. Chỉ còn mấy ngày nữa Đức Tổng Giám mục Fx. Nguyễn Văn Thuận ra nước ngoài chữa bệnh. Tôi đến Toà Tổng Giám mục Hà nội chào Ngài. Một tuần trước đây tôi đã gặp Ngài sang Bắc ninh chào tạm biệt Đức Cha Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng. Ngài cho anh em chúng tôi biết : Ngài không muốn đi, nhưng vì lý do rất tế nhị mà Ngài phải ra đi . Ngài cũng khẳng định, dù ở đâu Ngài cũng sẽ làm hết sức để phục vụ Giáo hội và Tổ quốc Việt nam.
Sáng hôm ấy đến chào Ngài tôi rất ngại vì biết rằng những ngày này Ngài rất nhiều khách. Nhưng một lý do thôi thúc tôi là phải thay mặt anh em đã sống trong Trại tập trung đến cám ơn Ngài vì tình cảm Ngài dành cho anh em chúng tôi. Chúng tôi được biết, một trong những ưu tư đầu tiên khi Ngài được về tạm trú tại Toà Tổng Giám mục Hà nội là làm sao gửi quà và thăm hỏi anh em chúng tôi đang sống trong Trại tập trung ! Gặp tôi, mặc dầu bên ngoài phòng, mấy người khách ngấp ngó, nhưng Ngài không hề tỏ ra vội vàng… Ngài nhắc tôi cầu nguyện nhiều để Ngài sớm trở lại Việt nam !
Tôi ra về, lòng nặng trĩu. Ăn vội vàng bát cơm rồi đi nghỉ trưa. Vừa đặt mình một chốc, có người đến báo : Đức Tổng muốn gặp bác ngay. Dù rất mệt vì buổi sáng đã đạp xe hơn sáu chục cây số. Tôi vội vàng dắt xe đi luôn. Đến Hà nội, trời đã xế chiều. Tôi tránh qua phòng thường trực đi thẳng tới phòng Ngài. Ngài đã chuẩn bị sẵn một phong bì đựng tiền. Đưa phong bì cho tôi Ngài nói :
- Con thu xếp đi thăm Cha Lý được không” ? (Lúc ấy Cha Lý vẫn còn ở Trại tập trung)
- Dạ, thưa Đức Tổng con đi được.
- Tốt quá, con cố ghé thăm bệnh nhân Trại cùi Ba Sao nữa nhé.(Trại phong Ba-sao ở gần Trại tập trung).
- Vâng, thưa Đức Tổng.
Tôi đi mua sắm các thứ cần thiết để sớm mai đi thăm Cha Lý và các bệnh nhân Trại Phong.
…………
Hôm nay thinh lặng trước Thánh Thể, tôi nhận ra một điều : Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận đã mở đầu và kết thúc những ngày tạm trú tại Toà Tổng Giám mục Hà nội bằng việc quan tâm chăm sóc những người có hoàn cảnh đau khổ đặc biệt, trong đó có Cha Thadeo Nguyễn Văn Lý và tôi !
Và tôi nghe văng vẳng lời Ngài nhắc nhủ tôi :” Con hãy dùng một phương pháp tông đồ hữu hiệu : Tiếp xúc để hoà mình, nhập thể với mọi người để hiểu, để nghe, để yêu mọi người. Tiếp xúc hữu hiệu hơn giảng, hơn viết sách. Tiếp xúc giữa người với người, lòng bên lòng. Bí quyết bền đỗ, bí quyết thành công” (Đường hy vọng câu 994).
Vâng, thưa Cha, con sẽ cố gắng noi gương Cha và thực hiện lờI Cha dạy.
Sáng 16 tháng 09, tôi nhận được tin Ngài đã “Ra đi” ! Đức Hồng Y ra đi, một tin không bất ngờ mà sao tôi vẫn bàng hoàng. Tôi bật khóc : Cha ơi, vậy là Cha đã thực hiện trọn vẹn câu đầu tiên trong Đường Hy Vọng: “Chúa đặt con trên đường, “để con ra đi, và thu được nhiều hoa trái” (Ga 15,16). Đường ấy là “Đường hy vọng”, vì chan chứa hy vọng, vì đẹp như hy vọng. Sao không hy vọng khi con đi với Chúa Giê-su, khi con về cùng Chúa Cha” ? (Câu 1 trong cuốn Đường hy vọng).
Tôi nghe tiếng Ngài thầm thì :” Sao con khóc” ? Tôi lau nước mắt, đến bên Nhà Chầu, quỳ gối thinh lặng. Những hình ảnh về người Cha ào đến trong trí nhớ của tôi. Tôi dừng lại hình ảnh đậm nét nhất mà bấy lâu khai mở đường lối cho tôi :
Hôm ấy, cuối tháng 11, trời Hà nội se lạnh. Chỉ còn mấy ngày nữa Đức Tổng Giám mục Fx. Nguyễn Văn Thuận ra nước ngoài chữa bệnh. Tôi đến Toà Tổng Giám mục Hà nội chào Ngài. Một tuần trước đây tôi đã gặp Ngài sang Bắc ninh chào tạm biệt Đức Cha Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng. Ngài cho anh em chúng tôi biết : Ngài không muốn đi, nhưng vì lý do rất tế nhị mà Ngài phải ra đi . Ngài cũng khẳng định, dù ở đâu Ngài cũng sẽ làm hết sức để phục vụ Giáo hội và Tổ quốc Việt nam.
Sáng hôm ấy đến chào Ngài tôi rất ngại vì biết rằng những ngày này Ngài rất nhiều khách. Nhưng một lý do thôi thúc tôi là phải thay mặt anh em đã sống trong Trại tập trung đến cám ơn Ngài vì tình cảm Ngài dành cho anh em chúng tôi. Chúng tôi được biết, một trong những ưu tư đầu tiên khi Ngài được về tạm trú tại Toà Tổng Giám mục Hà nội là làm sao gửi quà và thăm hỏi anh em chúng tôi đang sống trong Trại tập trung ! Gặp tôi, mặc dầu bên ngoài phòng, mấy người khách ngấp ngó, nhưng Ngài không hề tỏ ra vội vàng… Ngài nhắc tôi cầu nguyện nhiều để Ngài sớm trở lại Việt nam !
Tôi ra về, lòng nặng trĩu. Ăn vội vàng bát cơm rồi đi nghỉ trưa. Vừa đặt mình một chốc, có người đến báo : Đức Tổng muốn gặp bác ngay. Dù rất mệt vì buổi sáng đã đạp xe hơn sáu chục cây số. Tôi vội vàng dắt xe đi luôn. Đến Hà nội, trời đã xế chiều. Tôi tránh qua phòng thường trực đi thẳng tới phòng Ngài. Ngài đã chuẩn bị sẵn một phong bì đựng tiền. Đưa phong bì cho tôi Ngài nói :
- Con thu xếp đi thăm Cha Lý được không” ? (Lúc ấy Cha Lý vẫn còn ở Trại tập trung)
- Dạ, thưa Đức Tổng con đi được.
- Tốt quá, con cố ghé thăm bệnh nhân Trại cùi Ba Sao nữa nhé.(Trại phong Ba-sao ở gần Trại tập trung).
- Vâng, thưa Đức Tổng.
Tôi đi mua sắm các thứ cần thiết để sớm mai đi thăm Cha Lý và các bệnh nhân Trại Phong.
…………
Hôm nay thinh lặng trước Thánh Thể, tôi nhận ra một điều : Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận đã mở đầu và kết thúc những ngày tạm trú tại Toà Tổng Giám mục Hà nội bằng việc quan tâm chăm sóc những người có hoàn cảnh đau khổ đặc biệt, trong đó có Cha Thadeo Nguyễn Văn Lý và tôi !
Và tôi nghe văng vẳng lời Ngài nhắc nhủ tôi :” Con hãy dùng một phương pháp tông đồ hữu hiệu : Tiếp xúc để hoà mình, nhập thể với mọi người để hiểu, để nghe, để yêu mọi người. Tiếp xúc hữu hiệu hơn giảng, hơn viết sách. Tiếp xúc giữa người với người, lòng bên lòng. Bí quyết bền đỗ, bí quyết thành công” (Đường hy vọng câu 994).
Vâng, thưa Cha, con sẽ cố gắng noi gương Cha và thực hiện lờI Cha dạy.