Giải đáp phụng vụ: Tại sao người Tin lành không dùng Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 10-5 về hình Chúa Kitô Phục Sinh và cây thánh giá, một độc giả viết: "Tôi xin hỏi tại sao người Tin Lành nói là phải dùng cây Thánh giá không có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, vì Chúa đã sống lại rồi?”
Đáp: Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Không phải tất cả người Tin Lành từ chối việc sử dụng cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh. Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng được sử dụng bởi nhiều Giáo Hội Đông phương, mặc dù ít hơn so với người Công Giáo La tinh chúng ta.
Như chúng ta đã thấy trong bài viết trước, cả cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và cây thánh giá thường đã được sử dụng từ thế kỷ thứ V trở về sau, và không có khó khăn lớn trong việc sử dụng cả hai thánh giá.
Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh phục vụ như là một sự nhắc nhở về sự hy sinh và đau khổ của Ngài; thánh giá không có tượng Chúa, đặc biệt là khi được trang trí phong phú, phục vụ như là một sự nhắc nhở về chiến thắng của Chúa thông qua thập giá. Như Thánh Phaolô đã viết: "Nhưng chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ" (1 Cr 1:23, bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Cả cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và cây thánh giá không có hình Chúa đều không phủ nhận việc Chúa sống lại - ít nhất cũng giống như việc sử dụng Máng Cỏ Noel không có ý nói là Chúa không lớn lên thành người lớn. Thật vậy, việc sử dụng hai hình dạng Thánh giá sẽ không có ý nghĩa nếu không có việc Chúa sống lại, vì chính sự sống lại biến đổi biểu tượng của thánh giá thành dấu hiệu của sự chiến thắng. Một lần nữa, Thánh Phaolô tuyên bố: "Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em" (1 Cr 15:17, bản dịch như trên). (Zenit.org 31-5-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 10-5 về hình Chúa Kitô Phục Sinh và cây thánh giá, một độc giả viết: "Tôi xin hỏi tại sao người Tin Lành nói là phải dùng cây Thánh giá không có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, vì Chúa đã sống lại rồi?”
Đáp: Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Không phải tất cả người Tin Lành từ chối việc sử dụng cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh. Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng được sử dụng bởi nhiều Giáo Hội Đông phương, mặc dù ít hơn so với người Công Giáo La tinh chúng ta.
Như chúng ta đã thấy trong bài viết trước, cả cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và cây thánh giá thường đã được sử dụng từ thế kỷ thứ V trở về sau, và không có khó khăn lớn trong việc sử dụng cả hai thánh giá.
Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh phục vụ như là một sự nhắc nhở về sự hy sinh và đau khổ của Ngài; thánh giá không có tượng Chúa, đặc biệt là khi được trang trí phong phú, phục vụ như là một sự nhắc nhở về chiến thắng của Chúa thông qua thập giá. Như Thánh Phaolô đã viết: "Nhưng chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ" (1 Cr 1:23, bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Cả cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và cây thánh giá không có hình Chúa đều không phủ nhận việc Chúa sống lại - ít nhất cũng giống như việc sử dụng Máng Cỏ Noel không có ý nói là Chúa không lớn lên thành người lớn. Thật vậy, việc sử dụng hai hình dạng Thánh giá sẽ không có ý nghĩa nếu không có việc Chúa sống lại, vì chính sự sống lại biến đổi biểu tượng của thánh giá thành dấu hiệu của sự chiến thắng. Một lần nữa, Thánh Phaolô tuyên bố: "Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em" (1 Cr 15:17, bản dịch như trên). (Zenit.org 31-5-2016)
Nguyễn Trọng Đa