Sự can thiệp bằng tình mẫu tử của Mẹ Maria

ROMA -- "Cầu nguyện với Mẹ Maria và cùng với Mẹ Maria” không chỉ khơi dậy nên “những tình cảm của Mẹ dành cho chúng ta,” mà còn cả đối với tất cả những ai là con cái của Con Mẹ, đó là lời phát biểu của chuyên gia nghiên cứu về Mẹ Maria. Nhân tháng Hoa kính Đức Mẹ, chúng tôi cho dịc bài phỏng vấn với Lm Jesus Castellano Cervera, Ngài là một linh mục khổ tu của Dòng Camêlô. Ngài cũng là giáo sư tại Phân Khoa Thần Học của Học Viện Giáo Hoàng Teresianum và đồng thời cũng là một thỉnh sư cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã giải thích về sự chuyển cầu bằng tình mẫu tử của Mẹ Maria qua Mầu Nhiệm Cứu Chuộc.

Hỏi (H): Một trong những mầu nhiệm chính yếu của đạo Công Giáo có liên hệ tới Mẹ Maria. Thế tại sao Thiên Chúa đã quyết định rằng Chúa Giêsu nên được sinh ra từ Đức Mẹ Đồng Trinh, thưa Cha?

Cha Castellano Cervera: Thưa, Mẹ Maria đã đi vào lịch sử cứu chuộc bằng một quyết định thiên hướng của Thiên Chúa. Khởi đầu với những chi tiết trong Kinh Thánh, đặc biệt là trong các sách Phúc Âm của Matthêu, Luca và Gioan, cũng như trong một vài đoạn ám chỉ trong sách Phúc Âm của Mátcô, chúng ta có thể khám phá ra được rằng Mẹ Maria đã chính yếu đi vào lịch sử cứu chuộc ngay từ lúc khởi đầu, như đã đề cập trong huấn chương “Lumen Gentium” của Công Đồng Chung Vatican II, đặc biệt từ chương 55 tới chương 59, đã cho thấy sự điềm đạm và uyên thâm của Mẹ Maria đã thể hiện trong lịch sử cứu chuộc ở tầm mức Thánh Kinh.

Hẳn nhiên là vị trí trung tâm của Mẹ Maria tùy thuộc vào trung tâm điểm của Chúa Kitô qua Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, theo kế hoạch của Thiên Chúa, Chúa Kitô, Con của Thiên Chúa Cha qua thần khí của Chúa Thánh Thần được sinh ta từ trong bụng của một người Mẹ thật sự, một sự thai nghén mang tính nhân loại và được sinh ra từ một Trinh Nữ.

Chỉ với sự khiêm cung hạ mình khó có thể giải thích nổi của Thiên Chúa, mà qua chính Ngài, Ngôi Lời được Nhập Thể, chỉ điều ấy thôi cũng đủ giải thích về vai trò mẫu tử của Mẹ Maria, nhân phẩm và tầm quan trọng của Mẹ.

Khởi đầu từ sự kiện này, được hoạch định bởi Thiên Chúa, thì Mẹ Maria được xem là trọng tâm của toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội, liên kết với công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi, với mầu nhiệm của Giáo Hội, cho tới mầu nhiệm cứu chuộc.

(H): Thế tại sao Mẹ Maria được lựa chọn, thưa Cha?

(T): Thiên Chúa chọn Mẹ Maria bởi vì trong mọi kế hoach của Ngài, một mặt Ngài mong mốn Chúa Kitô được sinh ra theo cách bình thường từ một bà mẹ của Dân Tộc Israel, và mặt khác, từ tính đặc biệt duy nhất là được sinh ra từ một Đức Nữ Đồng Trinh.

Vì lý do đó, mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên Người Nữ này từ thưở ban đầu, ban cho Mẹ ơn huệ và sự nhân từ. Ngài đã tạo dựng nên trong Mẹ một tâm lý đồng trinh và mang nặng tình mẫu tử vốn cũng đồng thời cho Mẹ có được sự tự do chọn lựa trong bối cảnh để trở nên một niềm hy vọng cho Dân Tộc Israel.

Theo sách Phúc Âm của Luca, vào ngày Thiên Sứ truyền tin cho phép chúng ta dự phần vào những công trình của Thiên Chúa, lắng nghe những ngôn từ của Thiên Thần, sứ giả của Tin Mừng, và của Đức Mẹ Đồng Trinh, để Mẹ khôn ngoan và tự do từ bỏ lấy chính bản thân mình cho ý định của Thiên Chúa.

(H): Qua việc Chúa Giêsu được hạ sinh, Mẹ Maria đã trở thành dấu ấn của thỏa ước giữa Thiên Chúa và nhân loại. Có phải cũng chính vì điều đó mà giáo dân tín hữu khẩn cầu đến Mẹ như là người bào chữa, như là người được Thiên Chúa lắng nghe nhiều nhất, phải không Cha?

(T): Thỏa ước của Thiên Chúa Nhập Thể vốn cũng là một phần của một giao ước mới đã được báo trước bởi các tiên tri và Mẹ Maria chính là người thể hiện vai trò chính yếu. Nói theo cách khác, chúng ta có thể nhấn mạnh đến đặc điểm của giao ước này trong Mẹ Maria giữa Thiên Chúa và Con Người. Đó là một giao ước mới được trao ban một cách nhưng không, bởi vì nó phụ thuộc vào ý chỉ của Thiên Chúa. Tính mới lạ của giao ước được hình thành nên lần này là được mời gọi với một người phụ nữ-làm mẹ.

Đó là một giao ước nhìn nhận sự kết hiệp giữa Thiên Chúa và con người với tình mẫu tử của một người mẹ nhân loại Maria và sự thụ thai bởi Chúa Thánh Thần. Đó là một giao ước mà Mẹ Maria, với một trái tim được canh tân và rộng mở bằng ơn huệ của Chúa Thánh Thần, đã khiến Mẹ hoàn toàn vâng phục theo thánh ý của Thiên Chúa Cha. Đó là một giao ước qua đó Mẹ Maria, ngoài sự gia nhập cá nhân, cũng còn hành động như là một dân Israel mới và hoa trái tiên khởi chính là Giáo Hội.

Từ vai trò chính yếu của Mẹ Maria, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của sự chuyển cầu mẫu tử của Mẹ qua mầu nhiệm cứu chuộc và nhìn nhận rằng tất cả những tước hiệu về Mẹ Maria, như Công Đồng Chung Vatican II dạy, thì Mẹ cũng còn được gọi là Người Quan Phòng, Người Trợ Tá và Người Bào Chửa.

Đó là những tước hiệu không mấy làm lu mờ đi sự lệ thuộc của Mẹ vào Chúa Kitô, sự bầu cử của Mẹ với Thiên Chúa Cha và với Chúa Thánh Thần, mặt khác, Mẹ cũng còn là người an ủi, hộ trì và chuyển cầu qua lời nguyện cầu của chúng ta. Mẹ Maria khẩn nguyện cầu xin cho chúng ta qua Chúa Thánh Thần và chuyển cầu với Chúa Thánh Thần để cứu chuộc tất cả chúng ta.

(H): Thế việc tận hiến và nguyện cầu đến Mẹ Maria có tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào trong đời sống của một người Công Giáo, thưa Cha?

(T): Thần học gia Urs Von Balthasar khi nói về nguyên tắc về Mẹ Maria và tiểu sử của Giáo Hội, ông đã nói rằng cuộc sống tâm linh của người Kitô giáo chính là cuộc sống tâm linh của Mẹ Maria, đặc biệt theo cách mà người Kitô giáo hướng nhìn về Mẹ Maria để có cùng những cảm tưởng như Mẹ: qua việc đón nhận và vâng phục theo thánh ý của Chúa Giêsu, qua sự hiện diện của Ngài trong phép thánh thể và trên thế giới, để mang Chúa Kitô đến cho mọi người.

Cầu nguyện với Mẹ Maria và cùng với Mẹ Maria, chính là thể hiện “đạo làm con” với Mẹ, và tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc suy gẫm, việc khẩn cầu và sự bắt chước Mẹ Maria, để cùng hiệp thông, gần gũi với Mẹ qua lời cầu nguyện có thể dậy khơi lên trong chúng ta những tình cảm của Mẹ và với tất cả những ai là con cái của Chúa Giêsu Kitô.

Cầu nguyện với Mẹ Maria không những dẫn chúng ta đến sự trầm ngâm, niệm suy và bắt chước Mẹ, mà còn giúp ta lãnh nhận được hồng ân để chúng ta tự cảm nghiệm được rằng chúng ta cùng ý hiệp với Mẹ Maria là Đấng tạo nên trong chúng ta tất cả “những đặc điểm của người con đầu lòng,” như Đức Giáo Hoàng VI đã viết trong “Marialis Cultus” (Việc Tôn Kính Mẹ Maria) theo một khuynh hướng tổng hợp về ý nghĩa của lòng sùng kính và khía cạnh thiêng liêng về Mẹ Maria.

Hệ quả của việc trầm ngâm, tưởng suy về một tình yêu hướng về Thiên Chúa Cha, một tình mẫu tử hướng về Chúa Kitô, một tình yêu hôn nhân hướng về Chúa Thánh Thần, một tình yêu bao dung phổ quát đến Ba Ngôi Thiên Chúa, giúp chúng ta học biết được ý nghĩa thật sự của lòng hiếu thảo, bổn phận của chúng ta một cách cụ thể qua đức tín nhân đức.

Mẹ Maria vẫn hằng luôn nói với chúng ta: “Hãy làm những gì mà Ngài sai bảo các con.” Nữ tu Lucia của thành Fatima đã mô tả cụm từ trên như là “mệnh lệnh của Mẹ Maria” dành cho chúng ta.