SỰ THẬT SẼ GIẢI THOÁT ANH EM (Ga 8,32)

Nhân dịp lễ Phật đản vào ngày 21.05.2016, Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn vừa gởi lời chúc mừng đến các phật tử trên thế giới và cổ võ sự dấn thân chung trong việc giáo dục mọi người về việc bảo vệ môi trường.

Trong sứ điệp gởi đi, Đức Hồng Y Jean Tauran, Chủ tịch Hội đồng nhắc lại Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về việc bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên như căn nhà của nhân loại do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 18.06.2015. Qua đó, Người nhận xét, sở dĩ, những sa mạc ngoại giới đang gia tăng trên trái đất là vì những sa mạc nội tâm ngày càng lan rộng. Cuộc khủng hoảng sinh thái là một lời kêu gọi hoán cải sâu xa trong nội tâm. Vì thế, việc giáo dục sẽ không hiệu quả và những cố gắng sẽ vô ích nếu chúng ta không, đồng thới, quan tâm đến một kiểu mẫu mới về con người, về sự sống, về xã hội và tương quan với thiên nhiên. Khi nào bắt đầu bằng việc vun trồng những nhân đức vững chắc thì mới có thể hiến thân trong nổ lực bảo vệ môi trường.

Vì các cuộc khủng hoảng môi sinh do hoạt động của con người, Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn mời gọi các Kitô hữu và Phật tử cùng nhau làm việc đề cập đến đề tài này để đi đến một linh đạo sinh thái. Sự gia tăng các vấn đề môi trường trên thế giới đòi hỏi cần phải có sự cộng tác liên tôn. Việc giáo dục liên quan đến môi trường đòi hỏi một môi trường luân lý và đạo đức, tôn trọng và săn sóc thiên nhiên.

Lời mời gọi hợp tác của Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn đến các Phật tử đúng lúc toàn dân Việt đang rơi vào thãm họa môi trường bị hủy hoại được phát hiện từ ngày 06.04.2016 và đến hôm nay, ngày 13.05.2016, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn không cho đồng bào biết Sự Thật về hải sản chết hàng loạt...

I. - MÔI TRƯỜNG LUÂN LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC.

A./ Nhân đức Khôn ngoan.

Đây là nhân đức cốt yếu giúp chúng ta biết phân định trong từng hoàn cảnh cái gì là điều tốt và lựa chọn những phương tiện tương xứng để đi tới mục tiêu. Đức Khôn ngoan giúp chúng ta nguyên tắc luân lý và hoàn cảnh cụ thể có ba chặn:

1. Suy nghĩ và bàn thoại để nghiên cứu vấn đề;

2. Lược định để phân tích thực trạng và phán đoán những kế hoạch của Thiên Chúa;

3. Quyết định hành động.

Đức Khôn ngoan giúp chúng ta hành động đúng với các nguyên lý và đãm nhận trách nhiệm về hành động của mình. Khôn ngoan không có nghĩa là mưu mô, xảo quyệt cũng không phải là rụt rè nhút nhát, lừng khừng, nhưng laà chính chắntrong những quyết định và can đảm khi thực hành. Con người hành động sáng suốt chứ không chìu theo cảm xúc, bồng bột.

B./ Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa).

Ngày 18.06.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp này để mời chúng ta bảo vệ thiên nhiên được mang tên lấy từ lời cầu của thánh Phanxicô 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’.

Đức Thánh Cha đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. [Trong giới hạn bài này, chúng ta có thể thay ‘thế giới’ bằng ‘Việt Nam, Quê hương yêu dấu chúng ta’ và ‘trẻ em’ bằng ‘con cháu’]. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào ? Tại sao Việt Nam lại cần chúng ta ?’

Là Kitô hữu, nhiều người trong họ còn tự xưng ‘Phanxicô’, có đáp ứng lời Đức Thánh Cha thực hành việc bảo vệ môi trường cũng như lời mời gọi hợp tác của Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn để cùng đồng bào hành động vì căn nhà Việt Nam không?

C./ Sự thật về cá chết hàng loạt làm hủy hoại môi trường?

Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Đến lối ngày 10.04.2016, hiện tượng cá chết lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông, huyện Quảng trạch (Quảng bình). Sau đó, tình trạng cá chết được thấy tại vùng biển Quảng trị rồi lan rộng vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số. Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, trả lời thông tín viên AFP: « Chưa từng thấy hiện tượng này xảy ra trước kia ». Sáng ngày 27.04.2016, một số người tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng, Mân thái (Đà nẵng) đã phát hiện một số cá chết dạt vào bờ. Thời gian cứ trôi, tôm, cá và nghêu chết đầy biển miền Trung từ Vũng áng Hà tĩnh đến Thừa thiên–Huế và các tỉnh khác. Các bè cá thiệt hại hàng tỷ đồng, dân nuôi trồng thủy sản đau đớn nhìn tài sản bị tiêu hũy. Ngư dân đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng và chắc chắn sẽ kéo dài.

Formosa Plastics Group (FPG), năm 2009, nhận giải ‘Hành tinh đen’ do Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức ‘góp phần’ vào việc phá hủy môi trường và đang là một trong những doanh hiệu chịu nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Từ khi khởi công đến nay, Formosa đã để xảy ra khá nhiều điều tai tiếng ở Việt Nam như:

1. Đưa nhiều ngàn lao động Tàu làm việc ‘chui’ ở Vũng áng.

2. Sập giàn giáo ở Hà tĩnh ngày 25.03.2015 làm 13 người chết và 29 người bị thương. Nhà thầu thi công là Tập đoàn Samsung, Hàn quốc.

3. Đổ trộm rác thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường.

4. Năm 2011, chúng chọc giận giáo dân Hà tĩnh phải nổi giận khi, không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân, còn ‘thuê’ côn(g) an trấn áp sự phản kháng của dân chúng. Kết quả, sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt nhốt 5 công an và chính quyền không dám phản ứng mạnh, mà phải nhờ sự can thiệp của linh mục giáo xứ, 5 công an mới được thả ra.

5. Người Tàu xuất hiện chưa đầy 10 năm tại vùng đất này thì có hàng loạt vụ việc đau lòng xảy ra. Trong đó, gồm những thanh niên hư hỏng, những thiếu nữ sa đà vào nghiện ngập và làm gái điếm, những dịch vụ đen xuất hiện như các ổ chứa, các điểm ghi lô đề, cá độ bóng đá, điểm cho vay nặng lãi, nơi ăn chơi thâu đêm suốt sáng và nạn xì ke ma túy tràn lan…

6. Nghi án Formosa xả thải ra biển, làm hàng chục tấn cá chết (?). Mặc dù thừa nhận có hệ thống ống xả thải xuống biển, nhưng lãnh đạo Formosa vẫn phủ nhận lý do cá chết là do đường ống thải Formosa. Thế rồi…

Ngày 25.04.2016, ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Đó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Trước câu trả lời ‘thật’ này, mới đầu, nhiều người Việt phản đối ông. Hậu quả, hôm sau, ông phải xin lỗi và đã bị sa thải. Do đó, người ta nhận thức là, vô ý hay không, ông đã tiết lộ một ‘Sự Thật’.

D./ Chậm trể trong việc xác định nguyên nhân.

Lý do chậm trể được các Bộ Ngành cho biết là vì Vũng áng là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài nên không vào được. Phải chăng, chúng ta đã mất ‘chủ quyền’ ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam? Uỷ ban Nhân dân Hà tĩnh thì bảo đang bận kiện toàn nhân sự không xuống hiện trường được. Trong khi đó, những tin đồn (do đảng tung ra ?) ‘cá chết là do người tắm biển tiểu vào nuớc biển nhiều quá’. Khôi hài không kém, ngày 22.04.2016, giải thích hiện tượng này, trong bản tin 11 giờ 30 trên đài truyền hình VTV đã phát đi lời ông Hoàng Dương Tùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc bộ Tài nguyên Môi trường. cho rằng nguyên nhân cá chết có thể là do… ‘sức ép của âm thanh… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cá chết trên biển là rất phức tạp… Ở đại dương, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’. Như vậy, cá chết hàng loạt là do sức ép âm thanh gây ồn ào? Chỉ có não trạng ‘đỉnh cao trí tuệ’ mới nghĩ ra được điều này.

Tối ngày 27.04.2016, trong một cuộc họp báo ngắn chỉ 15 phút để Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: ề Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áÙng có liên quan đến cá chết Ừ. Tuy nhiên, hôm sau, ngày 28.04.2016, bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà đã đến Formosa trực tiếp khảo sát nơi xử lý nước thải của họ. Tuổi Trẻ.online ngày 30.04.2016 cho biết ông đã nhìn nhận sự cố môi trường rất nghiêm trọng, lần đầu ở Việt Nam. Các bộ ngành, cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai trước thảm họa môi trường còn lúng túng, chậm và không đáp ứng được kỳ vọng người dân và công luận. Oâng rất mong người dân tiếp tục tin tưởng các Bộ, các ngành sẽ làm hết trách nhiệm với tinh thần công tâm, khoa học để sớm giải tỏa mối lo hiện nay. Ông nhận khuyết điểm và trách nhiệm trước người dân và các cơ quan nhà nước. Nhưng, dứt khoát, ông không từ chức.

Minh bạch chính phủ (governmental transparency). Khi hoạt động chính trị, sự minh bạch được đòi hỏi như là một phương tiện để quy trách nhiệm của các viên chức nhà nước phục vụ người dân và trong việc chống tham nhũng. Khi những phiên họp chính phủ được mở rộng cho báo chí và công chúng, ngân sách quốc gia có thể được bất cứ người dân nào xem xét, và luật pháp cũng như quyết định của chính phủ mở rộng để thảo luận, chính phủ đó được xem như là minh bạch, và có ít cơ hội để các viên chức chính phủ lạm dụng hệ thống vì lợi ích riêng tư của họ.

II. - SỰ THẬT VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH.

Khi cái gọi là cách mạng tháng 8, cộng sản hồ hởi khoe với mọi người là chúng ‘cướp chính quyền’. Sau đó, chúng cai trị đồng bào bằng gạt gẫm, dụ dỗ, khủng bố, thủ tiêu... Sau khi, nhờ tay Nga Hoa giết người dân và chiếm Việt Nam Cộng hòa. Từ 41 năm qua, đảng cộng sản vẫn tiếp tục chính sách cướp của, giết đồng bào và dùng đám linh mục quốc doanh lũng đoạn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

A. Hiến pháp Việt Nam lập ra để người cộng sản vi hiến.

Năm 1992, để dụ dỗ các quốc gia Bắc Mỹ và Tây Aâu tranh nhau vô Việt Nam để khai thác thị trường đầy tham nhũng, công nhân và nguyên liệu rẽ, đảng cộng sản đã sao chép Hiến pháp các nước dân chủ, rồi đặt ra điều 4 để cho đảng cướp chủ quyền của người dân. Sau đó, nhờ đám tay sai đại biểu Quốc hội chế ra cái Hiến pháp 2013. Trong đó, Điều 25 qui định ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định’. Ngoài ra, Điều 69 trao cho Quốc hội nhiệm vụ Lập pháp, tức làm Luâảt. Không chỉ Hiến pháp 2013 mới có những quy định như vậy, nhưng đã có ghi trong những Hiến pháp trước và không bao giờ chúng hoàn tất những điều ấn định này.

Sự vi hiến bởi chúng còn được thực hiện qua cuộc đảo chính tại Đại hội Đảng 12, trong đó, Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng trả thù khi nước mắt ông này gần trào ra khi đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 năm 2012. Sự vi hiến càng trầm trọng hơn, để cấm đồng chí Dũng bắt tay Tổng thống nước ‘chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô – Trung quốc’, Trọng ra lệnh cho cộng đảng đuổi ngay Dũng và kéo theo các tên Sang và Hùng để lập thành tứ ác ‘Quan, Trọng, Phúc, Ngân’.

Thật sự, chúng không có thiện chí muốn hoàn thành một ‘Luật Biểu tình’ như Điều 25 Hiến pháp qui định. Chúng muốn đặt một cái bẩy cho người dân vì Đảng đối nghịch với Dân. Bởi thế, chúng ta nên biết đồng bào phải xuống đường biểu tình là do xuất phát từ lòng yêu thiên nhiên, yêu nước và thương đồng bào. Họ không làm ảnh hưởng tới sản xuất mà việc gây độc hại môi trường còn phá hoại nền kinh tế ngàn lần. Những hành động ‘quá khích dẫn tới xung đột’ là ý muốn của những kẻ độc tài khi xử dụng bất hợp pháp ‘thanh niên xung phong’ trá hình để đàn áp đồng bào để làm thỏa mãn bọn Formosa và Tàu cộng.

III.- SỰ THẬT Giáo Hội Công Giáo DẠY.

a. Đức Giêsu và quyền hành chính trị.

Đời sống Ngôi Hai Thiên Chúa tại thế gian được ghi lại trong Phúc âm để cho làm chuẩn cho chúng ta theo và được sự trợ giúp của Giáo huấn xã hội Công Giáo: « Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công.

Đức Giêsu đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện ‘để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình’ (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27). Khi nghe các môn đệ tranh cãi xem ai lớn nhất, Đức Giêsu đã dạy họ phải biến mình thành người nhỏ bé nhất và làm tôi tớ mọi người (x. Mc 9,33-35); Người đã chỉ cho hai con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan, đang muốn xin giữ hai vị trí tả hữu bên Người, con đường thánh giá phải đi (x. Mc 10,35-40; Mt 20,20-23) » (Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, HTXHCG, số 379).

b. Nước tôi không thuộc về thế gian này…

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta nghe bài Thương khó theo Thánh Gioan ‘Đức Giêsu bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô’, Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" và “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật.”

Như vậy, Chúa Giêsu nhắc chúng ta đời sống hiện tại chỉ là ‘trên đường lữ thứ trần gian’ để hành trình về nơi Người đáp ‘không thuộc về thế gian này’.

c. Kinh Lạy Cha.

Do đó, trong kinh ‘Lạy Cha’, Chúa Giêsu cầu nguyện Đức Chúa Cha cho ‘hôm nay lương thực hằng ngày’ và Người đã là gương sống thanh bạch: sinh ra ‘trong máng cỏ’ (Luca 2, 12) và tắt thở trên thập giá (Luca 22, 33 và 46). Nên biết là những vấn đề này thuộc về luân lý Kitô giáo, được bàn trong sách Giáo lý Công Giáo (GLCG) từ số 2234 đến số 2243.

d. Quyền bính chính trị.

1. Nền tảng của quyền này:

a/ Giáo Hội phải đương đầu với nhiều quan niệm về quyền bính, và luôn bảo vệ khuôn mẫu quyền bính dựa trên bản tính xã hội của các nhân vị (số 393). Bản tính của quyền bính:

- xã hội không thể đứng vững nếu không có một người chỉ huy để điều động các phần tử phục vụ công ích;

- vì thế tất cả mọi cộng đồng của con người đều cần đến một quyền bính điều hành;

- quyền bính cũng như xã hội đều bắt nguồn từ bản chất của Con Người (nature), có nghĩa là từ chính Thiên Chúa.

Bởi vậy quyền bính chính trị (autorité politique gọi tắt: chính quyền) là điều cần thiết vì những nhiệm vụ được trao phó (GLCG 1897).

b/ Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm nếp sống yên ổn trật tự của cộng đồng, nhưng không phải thay thế các cá nhân hay đoàn thể cho bằng hướng họ về công ích (HTXHCG số 394).

Chính quyền phải phục vụ sự thăng tiến toàn diện của con người, thi hành chức năng trong khuôn khổ của trật tự luân lý, phù hợp với một trật tự pháp lý đã được quy định hợp pháp. Trong điều kiện như vậy, các công dân có bổn phận lương tâm phải tuân hành.

c/ Chủ thể của chính quyền là nhân dân xét theo toàn thể: họ là kẻ nắm giữ chủ quyền (HTXHCG số 395).

- Nhân dân chuyển giao việc thi hành chủ quyền cho những người mà họ lựa chọn làm đại biểu, và nhân dân giữ quyền kiểm soát.

- Chủ nghĩa dân chủ, nhờ có những cơ chế kiểm soát, cho phép đảm bảo việc thực thi chủ quyền.

- Tuy nhiên, chỉ nguyên sự đồng lòng của nhân dân chưa đủ để coi việc hành sử chính quyền là công bình[9].

2. Quyền bính như là sức mạnh luân lý

a/ Quyền bính cần được hướng dẫn bởi luật luân lý (HTXHCG số 396)

- Quyền bính được uy tín khi thi hành trong khuôn khổ của trật tự luân lý. Trật tự luân lý dựa trên Thiên Chúa là nguyên uỷ và cứu cánh.

- Không thể nào quan nhiệm quyền bính như là một sức mạnh thuần tuý xã hội và lịch sử. Nếu khước từ trật tự luân lý, thì không thể nào quy tụ được các phần tử, để thuyết phục họ nhất trí chấp nhận một quan điểm công lý.

- Trật tự luân lý cần dựa trên Thiên Chúa; nếu tách rời khỏi Thiên Chúa thì nó sẽ tan rã. Nhờ dựa trên trật tự luân lý mà quyền bính lấy sức mạnh truyền khiến bó buộc.

b/ Quyền bính cần phải nhìn nhận, tôn trọng và cổ động các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu (HTXHCG số 397).

Các giá trị luân lý nằm ngay trong bản tính của con người, diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người, và là những yếu tố của một luật luân lý khách quan được khắc trong tâm khảm của mỗi người. Những giá trị này không dựa theo ý kiến của đa số, và không có thể thay đổi do một cuộc trưng cầu ý kiến.

Các luật pháp của quốc gia cần phải quy chiếu về các giá trị luân lý.

c/ Chính quyền phải ban hành những luật công bằng, nghĩa là phù hợp với phẩm giá nhân vị và với những đòi hỏi của lý trí ngay thẳng (HTXHCG số 398). Chỉ khi nào phù hợp với lý trí ngay thẳng và với luật vĩnh cử thì luật pháp mới xứng đáng với danh nghĩa của nó. Nếu không, nó trở thành luật bất chính (bất nhân) và là hành động bạo lực.

- Ai khước từ tuân phục quyền bính hành động theo trật tự luân lý thì sẽ làm trái ngược với trật tự do Thiên Chúa thiết lập (Rm 13,2). Một cách tương tự như vậy, quyền bính nào không quan tâm đến việc thực hiện công ích thì làm mất mục tiêu của mình và mất thế lực.

3. Quyền phản đối theo lương tâm.

Lương tâm không bắt buộc phải tuân giữ những quy định của chính quyền nếu chúng trái nghịch với những đòi hỏi luân lý (HTXHCG số 399).

Sự phản đối theo lương tâm không chỉ là một bổn phận luân lý nhưng còn là một quyền lợi cản bản của con người. Quyền này phải được luật quốc gia bảo vệ.

4. Quyền chống đối.

a/ Luân lý cho phép chống đối quyền bính trong trường hợp họ vi phạm các nguyên tắc của luật tự nhiên một cách trầm trọng và liên tục (số 400). Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “người ta chỉ buộc phải vâng lời trong mức độ do trật tự công lý đòi hỏi” (Summa Theologiae II-II, q.104, a.6). Do đó, nền tảng của quyền chống đối là luật tự nhiên.

b/ Giáo huấn Xã hội đã vạch ra những tiêu chuẩn của việc thi hành quyền chống đối (HTXHCG số 401). Những điều kiện biện minh cho việc sử dụng vũ trang là:

- có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;

- đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;

- sự chống đối sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;

- có hy vọng thành công với những lý do có cơ sở;

- không thể tiên liệu hợp lý được những giải pháp nào tốt hơn” (GLCG số 2243).

Xét vì những nguy hiểm của việc chống đối bằng vũ lực, khuyên nên sử dụng đường lối “chống đối thụ động” bởi vì phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và không kém hứa hẹn thành công.

Cộng đồng chính trị và Giáo Hội đều độc lập và tự trị trong lãnh vực riêng của mình (HTXHCG số 424). Đó là hai thực thể khác biệt xét theo bản tính bởi vì theo đuổi những mục đích riêng biệt:

- Mục đích của Giáo Hội: thỏa mãn những đòi hỏi tinh thần của các tín đồ của mình.

- Mục đích của cộng đồng chính trị: công ích trần thế. ‘Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức….” (Luca 4:18).

Đấy là giáo lý Yêu Thương, là con đường cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô, là lộ trình dẫn Giáo Hội đi vào kỷ nguyên Tân Ước. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo cho mục tiêu và sứ vụ hàng đầu của Hội Thánh Thiên Chúa giáo hoàn vũ trong cuộc lữ hành trần thế.

IV. KẾT LUẬN.

Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tạo Hoá, với Lý trí siêu việt, đã hoàn tất tiến trình tác thành trời đất và, cuối cùng, tạo dựng nên nhân loại. Người có Tự do toàn quyền trao ban sự hiện hữu và sự sống cho con người chúng ta. Chính vì vậy, người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công Giáo). Vì giống Thiên Chúa, con người cũng có Lý trí và sự Tự do.

Do đó, với Nhân đức Khôn ngoan nói trên tại I.-A./, về việc có Biểu tình hay không vì vấn đề Bảo vệ Môi trường, nạn nhân bị sự hành hung bởi những phần tử côn đồ tay sai nhà nước độc tài là quyền riên tư và tối thượng của mỗi công dân yêu nước, nói chung, và người Công Giáo, nói riêng, được Thiên Chúa dựng nên giống Người, tức có Lý trí và Tự do.

Trân trọng Cám ơn những con dân Đất Việt dấn thân vì Tổ Quốc, Môi trường Quê Hương và Dân Tộc. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, ước gì chúng ta cầu xin Thánh Thần Chúa để những cảnh tượng như đã được ghi nơi video ở địa chỉ:

https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/02/8096-nguyen-trang-nhung-thuyet-phuc-thanh-nien-xung-phong/

được diễn ra khắp nơi có biểu tình để dòng máu Việt tộc không phải đổ ra sau hơn 70 nội chiến.

Vọng Lễ Hiện Xuống 14.05.2016

Hà Minh Thảo