Chương Sáu: Một Số Viễn Ảnh Mục Vụ (tiếp theo)
Các vết thương cũ
239. Điều dễ hiểu là các gia đình thường thấy có vấn đề khi một trong các thành viên của họ không chín chắn về xúc cảm vì vẫn còn mang các vết thẹo do các cảm nghiệm trước đó gây ra. Tuổi thơ hay tuổi thiếu niên bất hạnh có thể nuôi dưỡng nhiều cuộc khủng hoảng bản thân ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của người ta. Nếu mọi người đều chín chắn và bình thường, các cuộc khủng hoảng sẽ ít thường xuyên và ít đau đớn hơn. Ấy thế nhưng sự thật là: chỉ ở tuổi 40, một số người mới đạt được sự chín chắn mà đáng lẽ ra họ nên đạt được ở cuối tuổi thiếu niên. Một số người yêu thương bằng một lòng yêu thương của một đứa trẻ, đầy ích kỷ, tùy hứng và lấy mình làm trung tâm: một lòng yêu thương khó lòng thỏa mãn được, la khóc bất cứ khi nào không được điều mình muốn. Nhiều người khác yêu thương bằng một lòng yêu thương thiếu niên được đánh dấu bằng thù hận, chỉ trích cay đắng và chỉ những muốn đổ lỗi cho người khác; bị cột cứng vào xúc cảm và mơ tưởng của mình, những người như thế chỉ biết mong đợi người khác làm đầy sự trống rỗng của họ và thỏa mãn mọi thèm khát của họ.
240. Nhiều người rời bỏ tuổi thơ mà chưa bao giờ cảm nhận được một lòng yêu thương vô điều kiện. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tín thác và cởi mở với người khác của họ. Một liên hệ nghèo nàn với cha mẹ và anh chị em của mình, nếu cứ để đó mà không chịu chữa lành, có thể sẽ xuất hiện trở lại và phá hoại cuộc hôn nhân. Các vấn đề chưa giải quyết cần được xử lý và diễn trình thoát ra khỏi chúng cần phải diễn ra. Khi xẩy ra các vấn đề trong một cuộc hôn nhân, trước khi có bất cứ quyết định quan trọng nào, điều quan trọng là bảo đảm để mỗi người phối ngẫu tiến tới chỗ nắm vững lịch sử riêng của mình. Điều này bao gồm việc biết nhìn nhận nhu cầu chữa lành, nhu cầu cầu nguyện liên lỉ để xin ơn biết tha thứ và được tha thứ, nhu cầu sẵn sàng nhận giúp đỡ và quyết tâm không bỏ cuộc nhưng tiếp tục cố gắng. Việc xét mình một cách thành thực cũng sẽ giúp ta có khả năng thấy rõ: các thiếu xót và thiếu chín chắn của mình ảnh hưởng tới mối liên hệ ra sao. Cả khi thấy rõ người kia có lỗi, cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ được vượt qua chỉ bằng cách ngồi mong họ thay đổi. Ta cũng phải tự hỏi điều gì trong chính cuộc sống của ta cần phải tăng trưởng hay hàn gắn nếu muốn giải quyết cuộc tranh chấp.
Đồng hành sau khi tan vỡ và ly dị
241. Trong một số trường hợp, việc tôn trọng chính phẩm giá của ta và lợi ích của con cái đòi ta không được nhường bước trước các đòi hòi quá đáng hay phải ngăn cản một bất công trầm trọng, một bạo lực hoặc một đối xử tệ bạc kinh niên. Trong những trường hợp như thế, “ly thân trở nên không thể tránh được. Có lúc, thậm chí nó còn trở nên cần thiết về phương diện luân lý nữa, đó chính là lúc phải dời người phối ngẫu dễ bị thương tổn hơn hay trẻ nhỏ khỏi các thương tích trầm trọng do lạm dụng hay bạo lực gây ra, hay khỏi cảnh bị làm nhục và bóc lột, và khỏi bị khinh miệt và dửng dưng” (257). Dù vậy, “việc ly thân phải được coi như biện pháp cuối cùng, sau khi mọi cố gắng hoà giải hữu lý khác đã được chứng minh là vô hiệu” (258).
242. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận rằng “việc biện phân đặc biệt là điều không thể miễn chước đối với việc chăm sóc mục vụ cho các người ly thân, ly dị hoặc bị bỏ rơi. Cần phải đặc biệt tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung. Tha thứ một bất công mình phải chịu như thế không phải là điều dễ dàng, nhưng ơn thánh làm cho điều này trở thành khả hữu. Việc chăm sóc mục vụ nhất thiết phải bao gồm các cố gắng hòa giải và làm trung gian, qua việc thiết lập ra các trung tâm huấn đạo được chuyên môn hóa tại các giáo phận” (259). Đồng thời, “những người ly dị không tái hôn, và thường làm chứng cho lòng chung thủy vợ chồng, cần được khuyến khích biết tìm nơi Thánh Thể của nuôi dưỡng họ cần để nâng đỡ họ trong bậc sống hiện nay. Cộng đồng và các mục tử địa phương nên đồng hành với những người này với sự ân cần lo lắng, nhất là khi liên hệ tới trẻ nhỏ hoặc khi họ gặp khó khăn trầm trọng về tài chánh” (260). Việc tan vỡ gia đình càng gây chấn thương và đau đớn hơn đối với người nghèo vì trong tay họ có rất ít tài nguyên để khởi đầu cuộc sống mới. Người nghèo, một khi bị dời khỏi môi trường gia đình yên ấm, dễ bị bỏ rơi và bị thiệt hại tới hai lần.
243. Điều quan trọng là phải làm cho những người ly dị nay bước vào một cuộc kết hợp mới cảm nhận được rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội. “Họ không bị tuyệt thông” và ta nên đối xử với họ như thế, vì quả họ vẫn là thành phần của cộng đồng Giáo Hội (261). Các hoàn cảnh này “đòi một sự biện phân cẩn thận và một sự đồng hành đầy kính trọng. Ngôn từ và tác phong khiến họ cảm thấy bị kỳ thị phải được xa tránh, và ta nên khuyến khích họ tham dự vào đời sống của cộng đồng. Không nên coi việc chăm sóc những người này của cộng đồng Kitô hữu là làm suy yếu đức tin và chứng từ của mình đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân: đúng hơn, việc chăm sóc ấy đặc biệt nói lên đức ái của mình” (262).
244. Một số lớn các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng “nhấn mạnh tới nhu cầu phải làm cho các thủ tục tuyên bố vô hiệu dễ với tới và đỡ mất thì giờ hơn, và nếu có thể, miễn phí” (263). Tốc độ chậm chạp của thủ tục này gây gieo neo và căng thẳng cho các bên. Hai văn kiện xử lý vấn đề này mới đây của tôi (264) đã đơn giản hóa nhiều thủ tục trong việc tuyên bố tính vô hiệu của một cuộc hôn nhân. Với các văn kiện này, tôi muốn “minh xác rằng chính vị giám mục, trong Giáo Hội mà ngài được bổ nhiệm làm mục tử và người đứng đầu, do chính sự kiện này, là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài săn sóc” (265). “Việc thi hành các văn kiện này, do đó, là trách nhiệm lớn lao của các vị bản quyền tại các giáo phận, những vị đã được kêu gọi phán xử một số trường hợp và, trong mọi trường hợp, bảo đảm để các tín hữu lui tới với công lý cách dễ dàng hơn. Việc này liên hệ đến việc chuẩn bị để có đủ nhân viên, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân chủ yếu được đề cử cho dịch vụ Giáo Hội này. Các dịch vụ thông tin, huấn đạo và làm trung gian liên hệ tới việc tông đồ gia đình cũng nên có sẵn cho các cá nhân ly thân hay các cặp đang gặp khủng hoảng. Các dịch vụ này cũng nên bao gồm việc các cá nhân gặp nhau nhằm tìm hiểu sơ khởi diễn trình hôn phối (xem Mitis Iudex, art. 2-3) (266).
245. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhắc đến “các hậu quả của ly thân hay ly dị đối với con cái, trong mọi trường hợp, vốn là nạn nhân vô tội của tình huống” (267). Không kể mọi xem xét khác, lợi ích của con cái phải là quan tâm hàng đầu, chứ không bị che khuất bởi bất cứ quyền lợi hay mục tiêu kín đáo nào khác. Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: “Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù chúng không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng” (268). Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành.
246. Trong khi lượng giá các hoàn cảnh tranh chấp vốn là thành phần của hôn nhân, Giáo Hội không thể không lên tiếng nhân danh những người dễ bị thương tổn hơn cả: đó là các trẻ em thường chịu đau khổ trong thầm lặng. Ngày nay, “bất kể các nhậy cảm xem ra tiến bộ của ta và nhiều cuộc phân tích tâm lý tinh tế, tôi vẫn phải tự hỏi mình xem có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn trẻ em... Chúng ta có cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình có các thành viên đối xử tệ bạc và làm thương tổn nhau, đến độ phá vỡ cả các mối dây trung tín vợ chồng không? “ (269). Những trải nghiệm tai hại này không giúp các trẻ em lớn lên trong sự trưởng thành, rất cần cho việc thực hiện các cam kết dứt khoát. Vì lý do này, các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. “Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (270). Giúp hàn gắn các vết thương của cha mẹ và nâng đỡ họ về thiêng liêng cũng mang lợi lại ích cho các trẻ em, vì các em rất cần gương mặt thân quen của Giáo Hội biết nhìn chúng xuyên qua trải nghiệm gây chấn thương này. Ly dị là một sự xấu và con số càng ngày càng tăng các vụ ly dị là điều gây nhiều bối rối. Do đó, trọng trách mục vụ hàng đầu của ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn các vết thương và cố gắng ngăn ngừa việc lan tràn thứ bi kịch của thời ta này.
Một số hoàn cảnh phức tạp
247. “Các vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân hỗn hợp cần được đặc biệt lưu ý. Các cuộc hôn nhân giữa người Công Giáo và người đã được rửa tội khác ‘có bản chất đặc thù riêng của chúng, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố ta rất có thể sử dụng và khai triển được, cả vì giá trị nội tại của chúng lẫn vì sự đóng góp mà chúng có thể đem đến cho phong trào đại kết’. Vì mục đích này, ‘cần cố gắng thiết lập sự hợp tác thân ái giữa các thừa tác viên Công Giáo và không Công Giáo từ lúc chuẩn bị hôn nhân tới nghi lễ hôn phối’ (Familiaris Consortio, 78). Liên quan tới việc chia sẻ Thánh Thể, ‘quyết định có cho bên không Công Giáo rước lễ hay không thì phải theo các qui định tổng quát hiện hành, cả đối với các Kitô hữu Đông Phương lẫn các Kitô hữu khác, có tính tới hoàn cảnh đặc thù trong việc lãnh nhận bí tích hôn phối bởi hai Kitô hữu đã chịu phép rửa. Dù các người phối ngẫu trong cuộc kết hôn hỗn hợp cùng chia sẻ chung các bí tích rửa tội và hôn phối, nhưng việc chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là ngoại lệ và trong mỗi trường hợp đều phải phù hợp với các qui luật đã tuyên bố’ (Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo, Directory for the Application of Principles and Norms on Ecumenism, 25 tháng 3, 1993, 159-160)” (271).
248. “Các cuộc hôn nhân khác đạo giúp ta có môi trường rất tốt để đối thoại liên tôn trong cuộc sống hàng ngày… Chúng đặt ra nhiều khó khăn đặc biệt, liên hệ cả tới căn tính gia đình lẫn việc dưỡng dục con cái… Con số các gia đình phát xuất từ các cuộc hôn nhân khác đạo, hiện đang gia tăng ở cả các nước truyền giáo lẫn các nước có truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đòi phải cung cấp một việc chăm sóc mục vụ dị biệt hóa tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, nơi không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô Giáo bị buộc phải qua tôn giáo của người kia mới có thể lấy nhau được, và không thể cử hành một hôn lễ khác đạo hoặc cho con cái rửa tội. Do đó, ta phải tái khẳng định việc tôn trọng tự do tôn giáo khi giao dịch với bất cứ ai” 272. “Điều chủ yếu là phải lưu ý đặc biệt tới những con người kết hợp nhau trong cuộc hôn nhân này, không phải chỉ trong thời kỳ trước hôn lễ mà thôi. Các cặp và các gia đình trong đó, một người phối ngẫu là Công Giáo còn người kia không có đức tin, đang gặp nhiều thách đố đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, điều cần là phải làm chứng cho người ta thấy Tin Mừng có khả năng giải quyết các hoàn cảnh này cách tường tận, khiến cho việc dưỡng dục con cái trong đức tin trở nên khả hữu” (273).
249. “Rửa tội cho những người bị kẹt trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp là một trong những điều rất khó khăn. Đây là những kết ước hôn nhân trong đó, ít nhất một trong hai người không biết gì về đức tin Kitô Giáo. Trong những trường hợp như thế, các vị giám mục được mời gọi thực hành biện phân mục vụ một cách thích đáng để giúp những người này về phương diện thiêng liêng” (274).
250. Giáo Hội nhận thái độ của Chúa Giêsu làm thái độ của mình: Người hiến tặng lòng yêu thương vô bờ của Người cho từng người không trừ ai (275). Trong Thượng Hội Đồng, chúng ta đã thảo luận hoàn cảnh của các gia đình có các thành viên cảm nghiệm sự lôi cuốn đồng tính luyến ái, một hoàn cảnh không dễ dàng gì đối với cả cha mẹ lẫn con cái. Trước bất cứ điều gì khác, chúng ta muốn tái xác nhận rằng mọi con người, bất chấp khuynh hướng tính dục, phải được tôn trọng trong chính phẩm giá của họ và được đối sử ân cần, trong khi ‘mọi dấu hiệu kỳ thị bất công’ phải được thận trọng xa tránh (276), nhất là bất cứ hình thức gây hấn hay bạo lực nào. Các gia đình như thế nên nhận được sự hướng dẫn mục vụ đầy kính trọng, để những ai biểu lộ khuynh hướng đồng tính nhận được sự trợ giúp họ cần để hiểu biết và thi hành trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong đời sống họ (277).
251. Khi thảo luận phẩm giá và sứ mệnh gia đình, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận xét rằng, “Đối với các kế hoạch nhằm công nhận tư thế bình đẳng về hôn nhân cho các cuộc kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, thì không có bất cứ căn bản nào để so sánh hay thiết lập một loại suy nào, dù là xa xôi, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch mà Thiên Chúa vốn dành cho hôn nhân và gia đình”. Không thể chấp nhận được việc “các Giáo Hội địa phương nhường bước trước các áp lực về vấn đề này, cũng như việc các tổ chức quốc tế đặt điều kiện cho các nước nghèo phải ban hành các đạo luật thiết lập ra cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính nếu muốn được trợ giúp về tài chánh” (278).
252. Các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường phát sinh từ việc “mẹ hoặc cha ruột (theo sinh học) không muốn là thành phần của gia đình; do các hoàn cảnh bạo hành khiến cha hay mẹ phải trốn chạy với các con; do một người trong cha mẹ qua đời, cha hay mẹ bỏ bê gia đình, và do nhiều hoàn cảnh khác nữa. Bất cứ do nguyên nhân nào, người cha hay người mẹ sống với đứa con luôn phải tìm sự nâng đỡ và an ủi từ các gia đình khác trong cộng đồng Kitô hữu, và từ các chương trình nối vòng tay mục vụ của giáo xứ. Các gia đình này thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề kinh tế, bởi sự bất trắc, không an toàn về việc làm, bởi khó khăn trong việc bảo dưỡng con cái, bởi việc không có nhà ở” (279).
Khi sự chết làm chúng ta cảm nhận nọc độc của nó
253. Có lúc, đời sống gia đình bị thách thức bởi sự chết của một người thân yêu. Ta không thể không đề xuất ánh sáng đức tin làm lực chống đỡ các gia đình đang trải qua cảm nghiệm này (280). Quay lưng với một gia đình tang chế là chứng tỏ mình thiếu lòng thương xót, là đánh mất cơ hội mục vụ, là đóng cửa đối với các cố gắng rao giảng Tin Mừng khác.
254. Tôi có thể hiểu nỗi buồn sầu của những người mất người mình hết sức yêu thương, tức người phối ngẫu họ đã chia sẻ nhiều điều xiết bao. Chính Chúa Giêsu cũng đã hết sức xúc động và bật khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:33, 35). Và làm thế nào ta mới bắt đầu hiểu được sự tiếc thương của những cha mẹ mất một đứa con? “Như thể thời gian bỗng dừng lại: một vực sâu bỗng mở ra nuốt trửng cả quá khứ lẫn tương lai”, và “có lúc, chúng ta còn đi xa đến nỗi oán trách, đổ lỗi cho chính Thiên Chúa. Nhiều người, tôi rất hiểu họ, đã nổi giận với Thiên Chúa xiết bao” (281). “Mất người phối ngẫu là điều đặc biệt khó khăn... Từ giây phút chịu sự mất mát, một số người biểu lộ được khả năng tập trung năng lực của họ vào việc tận tụy nhiều hơn cho các con và các cháu, tìm thấy trong cảm nghiệm yêu thương này một cảm thức đổi mới về sứ mệnh nuôi dưỡng con cái... Những ai không có thân nhân để chia sẻ thì giờ và để nhận được tình âu yếm, nên được cộng đồng Kitô hữu giúp đỡ với sự lưu ý và sẵn sàng đặc biệt, nhất là khi họ nghèo túng” (282).
255. Thông thường, diễn trình tang chế chiếm khá nhiều thì giờ, và khi một mục tử phải đồng hành với diễn trình này, ngài phải thích ứng với các đòi hỏi của từng giai đoạn. Toàn bộ diễn trình này đầy những câu hỏi: về các lý do tại sao người thân của họ lại phải chết, về tất cả các sự việc đáng lý đã được làm, về việc khi chết, người ta cảm nghiệm những gì. Với một diễn trình cầu nguyện thành thực và kiên nhẫn cũng như giải thoát nội tâm, bình an sẽ trở lại. Có những lúc đặc biệt, ta phải giúp người đang có tang chế hiểu ra rằng sau cái chết của người thân yêu, ta vẫn còn một sứ mệnh phải thi hành, và chẳng ích gì cho ta nếu cứ kéo dài sự đau khổ, như thể đây là một hình thức báo đáp. Người thân yêu của ta không cần sự đau khổ của ta, họ cũng chẳng vui vẻ gì khi ta hủy hoại đời ta. Cũng không phải là một cách phát biểu lòng yêu thương tốt nhất khi ta cứ mãi nghĩ tới họ, nhắc tới tên họ hoài vì điều này tùy thuộc quá khứ thay vì tiếp tục yêu thương họ dù nay họ đang ở một chỗ khác. Họ không thể hiện diện về thể lý với ta được nữa, ấy thế nhưng bất chấp sức mạnh của sự chết, “lòng yêu thương vẫn mạnh như sự chết” (Dc 8:6). Lòng yêu thương bao gồm trực giác giúp ta khả năng nghe vô thanh và nhìn vô hình. Điều này không có nghĩa tưởng tượng ra người thân yêu của ta như lúc trước, nhưng là khả năng biết chấp nhận họ đã thay đổi như hiện nay. Khi bà bạn Maria muốn ôm lấy Người, Chúa Giêsu sống lại nói với bà đừng đụng đến Người (xem Ga 20:17), để hướng dẫn bà tới một loại gặp gỡ khác.
256. Quả là một an ủi cho ta khi biết rằng những người chết không hoàn toàn qua đi, và đức tin bảo đảm với ta rằng Chúa sống lại không bao giờ bỏ rơi ta. Do đó, ta có thể “ngăn cản, không cho sự chết chuốc độc sự sống, không biến lòng yêu thương ta ra không, không đẩy ta xuống vực thẳm tối tăm nhất” (283). Thánh Kinh nói với ta rằng Thiên Chúa vì yêu thương đã dựng nên ta và tạo nên ta một cách khiến đời ta không kết liễu với cái chết” (xem Kn 3:2-3). Thánh Phaolô nói với ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô liền sau khi chết: “ước nguyện của tôi là ra đi và được ở với Chúa Kitô” (pl 1:23). Với Chúa Kitô, sau cái chết, đang chờ đợi ta, là “điều Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những kẻ yêu thương Người” (1Cr 2:9). Kinh Tiền Tụng của Phụng Vụ Người Chết trình bầy một cách đẹp đẽ như thế này: “dù việc chắc chắn phải chết làm chúng con buồn sầu, chúng con vẫn được an ủi nhờ lời hứa trường sinh tương lai. Vì sự sống của những người tin vào Chúa, lạy Chúa, không chấm dứt mà chỉ thay đổi”. Quả thế, “những người thân yêu của chúng con không mất vào tối tăm nhưng không; niềm hy vọng bảo đảm với chúng con rằng họ đang ở trong bàn tay tốt lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa” (284).
257. Một cách để duy trì hiệp thông với những người thân yêu của ta là cầu nguyện cho họ (285). Thánh Kinh nói với ta rằng “cầu nguyện cho người chết” là “điều thánh thiện và đạo đức” (2Mcb 12:44-45). “Lời cầu nguyện của ta cho họ có khả năng không những giúp họ, mà còn làm cho lời cầu bầu của họ cho ta được hữu hiệu” (286). Sách Khải Huyền mô tả các vị tử đạo cầu bầu cho những người chịu bất công trên trái đất (xem Kh 6:9-11), trong tình liên đới với thế giới này và với lịch sử của nó. Một số vị thánh, trước khi qua đời, đã an ủi người thân yêu của mình bằng cách hứa với họ rằng các ngài sẽ ở gần để giúp đỡ họ. Thánh Têrêxa thành Lisieux mong được tiếp tục làm điều tốt từ trên thiên đàng (287). Thánh Đa Minh quả quyết rằng “ngài sẽ giúp đỡ nhiều hơn sau khi qua đời... mạnh mẽ hơn trong việc xin ban ơn” (288). Tất cả đều là “dây nối kết yêu thương” thực sự (289), vì “sự kết hợp của những người đang đi đường với anh chị em đang nghỉ yên trong Chúa không hề bị ngưng trệ... [nhưng] được tăng cường nhờ việc trao đổi các thiện ích thiêng liêng” (290).
258. Nếu ta chấp nhận sự chết, ta có thể chuẩn bị cho nó. Cách chuẩn bị là lớn mạnh trong lòng yêu thương đối với những người đang sánh bước với ta, cho tới ngày “sự chết không còn nữa, tang chế và khóc thương cùng đau đớn sẽ không còn nữa” (Kh 21:4). Do đó, ta sẽ sẵn sàng đi gặp lại những người thân yêu đã ra đi. Chúa Giêsu đã “trao lại cho mẹ cậu” (xem Lc 7:15) người con trai đã chết thế nào, thì điều này cũng sẽ xẩy ra với chúng ta như thế. Ta đừng nên phí năng lực vào việc bám lấy quá khứ xa xôi.Ta càng sống tốt trên trái đất này thì hạnh phúc ta sẽ cùng được hưởng với những người thân yêu của ta ở trên thiên đàng càng lớn. Ta càng có khả năng trưởng thành và phát triển ở đời này, thì ta càng có thể mang nhiều ơn phúc hơn vào bàn tiệc nước trời.
Kỳ sau: Chương Bẩy: Hướng tới việc giáo dục con cái tốt hơn
______________________________________________________________________________________________________
(257) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(258) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 83: AAS 74 (1982), 184.
(259) Relatio Synodi 2014, 47.
(260) Ibid., 50.
(261) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(262) Relatio Synodi 2014, 51; cf. Relatio Finalis 2015, 84.
(263) Ibid., 48.
(264) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9,2015, pp. 3-4; cf. Tự Sắc Mitis et Misericors Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015, pp. 5-6.
(265) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015), Lời nói đầu, III: L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015,
3.
(266) Relatio Finalis 2015, 82.
(267) Relatio Synodi 2014, 47.
(268) Bài Giáo Lý (20 tháng 5, 2015): L‘Osservatore Romano, 21 tháng 5, 2015, p. 8.
(269) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(270) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(271) Relatio Finalis 2015, 72.
(272) Ibid., 73.
(273) Ibid., 74.
(274) Ibid., 75.
(275) Cf. Sắc Chỉ Misericordiae Vultus, 12: AAS 107 (2015), 407.
(276) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo , 2358; cf. Relatio Finalis 2015, 76.
(277) Ibid.
(278) Relatio Finalis 2015, 76; cf. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Considerations Regarding Proposals to Give Legal Recognition to Unions between Homosexual Persons (3 tháng 6, 2003), 4.
(279) Ibid., 80.
(280) Cf. ibid., 20.
(281) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(282) Relatio Finalis 2015, 19.
(283) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(284) Ibid.
(285) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 958.
(286) Ibid.
(287) Cf. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Derniers Entretiens: Le “carnet jaune” de Mère Agnès, 17 tháng 7, 1897, trong Oeuvres Complètes, Paris, 1996, 1050. Các chị em Cát Minh của Bà nói đến lời hứa của Thánh Têrêxa rằng việc bà ra khỏi thế gian giống như "trận mưa hoa hồng" (ibid., 9 tháng 6, 1897, 1013).
(288) Jordan of Saxony, Libellus de principiis Ordinis Praedicatorum, 93: Monumenta Historica Sancti Patris Nostri Dominici, XVI, Rome, 1935, p. 69.
(289) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 957.
(290) Lumen Gentium, 49.
Các vết thương cũ
239. Điều dễ hiểu là các gia đình thường thấy có vấn đề khi một trong các thành viên của họ không chín chắn về xúc cảm vì vẫn còn mang các vết thẹo do các cảm nghiệm trước đó gây ra. Tuổi thơ hay tuổi thiếu niên bất hạnh có thể nuôi dưỡng nhiều cuộc khủng hoảng bản thân ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của người ta. Nếu mọi người đều chín chắn và bình thường, các cuộc khủng hoảng sẽ ít thường xuyên và ít đau đớn hơn. Ấy thế nhưng sự thật là: chỉ ở tuổi 40, một số người mới đạt được sự chín chắn mà đáng lẽ ra họ nên đạt được ở cuối tuổi thiếu niên. Một số người yêu thương bằng một lòng yêu thương của một đứa trẻ, đầy ích kỷ, tùy hứng và lấy mình làm trung tâm: một lòng yêu thương khó lòng thỏa mãn được, la khóc bất cứ khi nào không được điều mình muốn. Nhiều người khác yêu thương bằng một lòng yêu thương thiếu niên được đánh dấu bằng thù hận, chỉ trích cay đắng và chỉ những muốn đổ lỗi cho người khác; bị cột cứng vào xúc cảm và mơ tưởng của mình, những người như thế chỉ biết mong đợi người khác làm đầy sự trống rỗng của họ và thỏa mãn mọi thèm khát của họ.
240. Nhiều người rời bỏ tuổi thơ mà chưa bao giờ cảm nhận được một lòng yêu thương vô điều kiện. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tín thác và cởi mở với người khác của họ. Một liên hệ nghèo nàn với cha mẹ và anh chị em của mình, nếu cứ để đó mà không chịu chữa lành, có thể sẽ xuất hiện trở lại và phá hoại cuộc hôn nhân. Các vấn đề chưa giải quyết cần được xử lý và diễn trình thoát ra khỏi chúng cần phải diễn ra. Khi xẩy ra các vấn đề trong một cuộc hôn nhân, trước khi có bất cứ quyết định quan trọng nào, điều quan trọng là bảo đảm để mỗi người phối ngẫu tiến tới chỗ nắm vững lịch sử riêng của mình. Điều này bao gồm việc biết nhìn nhận nhu cầu chữa lành, nhu cầu cầu nguyện liên lỉ để xin ơn biết tha thứ và được tha thứ, nhu cầu sẵn sàng nhận giúp đỡ và quyết tâm không bỏ cuộc nhưng tiếp tục cố gắng. Việc xét mình một cách thành thực cũng sẽ giúp ta có khả năng thấy rõ: các thiếu xót và thiếu chín chắn của mình ảnh hưởng tới mối liên hệ ra sao. Cả khi thấy rõ người kia có lỗi, cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ được vượt qua chỉ bằng cách ngồi mong họ thay đổi. Ta cũng phải tự hỏi điều gì trong chính cuộc sống của ta cần phải tăng trưởng hay hàn gắn nếu muốn giải quyết cuộc tranh chấp.
Đồng hành sau khi tan vỡ và ly dị
241. Trong một số trường hợp, việc tôn trọng chính phẩm giá của ta và lợi ích của con cái đòi ta không được nhường bước trước các đòi hòi quá đáng hay phải ngăn cản một bất công trầm trọng, một bạo lực hoặc một đối xử tệ bạc kinh niên. Trong những trường hợp như thế, “ly thân trở nên không thể tránh được. Có lúc, thậm chí nó còn trở nên cần thiết về phương diện luân lý nữa, đó chính là lúc phải dời người phối ngẫu dễ bị thương tổn hơn hay trẻ nhỏ khỏi các thương tích trầm trọng do lạm dụng hay bạo lực gây ra, hay khỏi cảnh bị làm nhục và bóc lột, và khỏi bị khinh miệt và dửng dưng” (257). Dù vậy, “việc ly thân phải được coi như biện pháp cuối cùng, sau khi mọi cố gắng hoà giải hữu lý khác đã được chứng minh là vô hiệu” (258).
242. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận rằng “việc biện phân đặc biệt là điều không thể miễn chước đối với việc chăm sóc mục vụ cho các người ly thân, ly dị hoặc bị bỏ rơi. Cần phải đặc biệt tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung. Tha thứ một bất công mình phải chịu như thế không phải là điều dễ dàng, nhưng ơn thánh làm cho điều này trở thành khả hữu. Việc chăm sóc mục vụ nhất thiết phải bao gồm các cố gắng hòa giải và làm trung gian, qua việc thiết lập ra các trung tâm huấn đạo được chuyên môn hóa tại các giáo phận” (259). Đồng thời, “những người ly dị không tái hôn, và thường làm chứng cho lòng chung thủy vợ chồng, cần được khuyến khích biết tìm nơi Thánh Thể của nuôi dưỡng họ cần để nâng đỡ họ trong bậc sống hiện nay. Cộng đồng và các mục tử địa phương nên đồng hành với những người này với sự ân cần lo lắng, nhất là khi liên hệ tới trẻ nhỏ hoặc khi họ gặp khó khăn trầm trọng về tài chánh” (260). Việc tan vỡ gia đình càng gây chấn thương và đau đớn hơn đối với người nghèo vì trong tay họ có rất ít tài nguyên để khởi đầu cuộc sống mới. Người nghèo, một khi bị dời khỏi môi trường gia đình yên ấm, dễ bị bỏ rơi và bị thiệt hại tới hai lần.
243. Điều quan trọng là phải làm cho những người ly dị nay bước vào một cuộc kết hợp mới cảm nhận được rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội. “Họ không bị tuyệt thông” và ta nên đối xử với họ như thế, vì quả họ vẫn là thành phần của cộng đồng Giáo Hội (261). Các hoàn cảnh này “đòi một sự biện phân cẩn thận và một sự đồng hành đầy kính trọng. Ngôn từ và tác phong khiến họ cảm thấy bị kỳ thị phải được xa tránh, và ta nên khuyến khích họ tham dự vào đời sống của cộng đồng. Không nên coi việc chăm sóc những người này của cộng đồng Kitô hữu là làm suy yếu đức tin và chứng từ của mình đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân: đúng hơn, việc chăm sóc ấy đặc biệt nói lên đức ái của mình” (262).
244. Một số lớn các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng “nhấn mạnh tới nhu cầu phải làm cho các thủ tục tuyên bố vô hiệu dễ với tới và đỡ mất thì giờ hơn, và nếu có thể, miễn phí” (263). Tốc độ chậm chạp của thủ tục này gây gieo neo và căng thẳng cho các bên. Hai văn kiện xử lý vấn đề này mới đây của tôi (264) đã đơn giản hóa nhiều thủ tục trong việc tuyên bố tính vô hiệu của một cuộc hôn nhân. Với các văn kiện này, tôi muốn “minh xác rằng chính vị giám mục, trong Giáo Hội mà ngài được bổ nhiệm làm mục tử và người đứng đầu, do chính sự kiện này, là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài săn sóc” (265). “Việc thi hành các văn kiện này, do đó, là trách nhiệm lớn lao của các vị bản quyền tại các giáo phận, những vị đã được kêu gọi phán xử một số trường hợp và, trong mọi trường hợp, bảo đảm để các tín hữu lui tới với công lý cách dễ dàng hơn. Việc này liên hệ đến việc chuẩn bị để có đủ nhân viên, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân chủ yếu được đề cử cho dịch vụ Giáo Hội này. Các dịch vụ thông tin, huấn đạo và làm trung gian liên hệ tới việc tông đồ gia đình cũng nên có sẵn cho các cá nhân ly thân hay các cặp đang gặp khủng hoảng. Các dịch vụ này cũng nên bao gồm việc các cá nhân gặp nhau nhằm tìm hiểu sơ khởi diễn trình hôn phối (xem Mitis Iudex, art. 2-3) (266).
245. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhắc đến “các hậu quả của ly thân hay ly dị đối với con cái, trong mọi trường hợp, vốn là nạn nhân vô tội của tình huống” (267). Không kể mọi xem xét khác, lợi ích của con cái phải là quan tâm hàng đầu, chứ không bị che khuất bởi bất cứ quyền lợi hay mục tiêu kín đáo nào khác. Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: “Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù chúng không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng” (268). Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành.
246. Trong khi lượng giá các hoàn cảnh tranh chấp vốn là thành phần của hôn nhân, Giáo Hội không thể không lên tiếng nhân danh những người dễ bị thương tổn hơn cả: đó là các trẻ em thường chịu đau khổ trong thầm lặng. Ngày nay, “bất kể các nhậy cảm xem ra tiến bộ của ta và nhiều cuộc phân tích tâm lý tinh tế, tôi vẫn phải tự hỏi mình xem có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn trẻ em... Chúng ta có cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình có các thành viên đối xử tệ bạc và làm thương tổn nhau, đến độ phá vỡ cả các mối dây trung tín vợ chồng không? “ (269). Những trải nghiệm tai hại này không giúp các trẻ em lớn lên trong sự trưởng thành, rất cần cho việc thực hiện các cam kết dứt khoát. Vì lý do này, các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. “Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (270). Giúp hàn gắn các vết thương của cha mẹ và nâng đỡ họ về thiêng liêng cũng mang lợi lại ích cho các trẻ em, vì các em rất cần gương mặt thân quen của Giáo Hội biết nhìn chúng xuyên qua trải nghiệm gây chấn thương này. Ly dị là một sự xấu và con số càng ngày càng tăng các vụ ly dị là điều gây nhiều bối rối. Do đó, trọng trách mục vụ hàng đầu của ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn các vết thương và cố gắng ngăn ngừa việc lan tràn thứ bi kịch của thời ta này.
Một số hoàn cảnh phức tạp
247. “Các vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân hỗn hợp cần được đặc biệt lưu ý. Các cuộc hôn nhân giữa người Công Giáo và người đã được rửa tội khác ‘có bản chất đặc thù riêng của chúng, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố ta rất có thể sử dụng và khai triển được, cả vì giá trị nội tại của chúng lẫn vì sự đóng góp mà chúng có thể đem đến cho phong trào đại kết’. Vì mục đích này, ‘cần cố gắng thiết lập sự hợp tác thân ái giữa các thừa tác viên Công Giáo và không Công Giáo từ lúc chuẩn bị hôn nhân tới nghi lễ hôn phối’ (Familiaris Consortio, 78). Liên quan tới việc chia sẻ Thánh Thể, ‘quyết định có cho bên không Công Giáo rước lễ hay không thì phải theo các qui định tổng quát hiện hành, cả đối với các Kitô hữu Đông Phương lẫn các Kitô hữu khác, có tính tới hoàn cảnh đặc thù trong việc lãnh nhận bí tích hôn phối bởi hai Kitô hữu đã chịu phép rửa. Dù các người phối ngẫu trong cuộc kết hôn hỗn hợp cùng chia sẻ chung các bí tích rửa tội và hôn phối, nhưng việc chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là ngoại lệ và trong mỗi trường hợp đều phải phù hợp với các qui luật đã tuyên bố’ (Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo, Directory for the Application of Principles and Norms on Ecumenism, 25 tháng 3, 1993, 159-160)” (271).
248. “Các cuộc hôn nhân khác đạo giúp ta có môi trường rất tốt để đối thoại liên tôn trong cuộc sống hàng ngày… Chúng đặt ra nhiều khó khăn đặc biệt, liên hệ cả tới căn tính gia đình lẫn việc dưỡng dục con cái… Con số các gia đình phát xuất từ các cuộc hôn nhân khác đạo, hiện đang gia tăng ở cả các nước truyền giáo lẫn các nước có truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đòi phải cung cấp một việc chăm sóc mục vụ dị biệt hóa tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, nơi không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô Giáo bị buộc phải qua tôn giáo của người kia mới có thể lấy nhau được, và không thể cử hành một hôn lễ khác đạo hoặc cho con cái rửa tội. Do đó, ta phải tái khẳng định việc tôn trọng tự do tôn giáo khi giao dịch với bất cứ ai” 272. “Điều chủ yếu là phải lưu ý đặc biệt tới những con người kết hợp nhau trong cuộc hôn nhân này, không phải chỉ trong thời kỳ trước hôn lễ mà thôi. Các cặp và các gia đình trong đó, một người phối ngẫu là Công Giáo còn người kia không có đức tin, đang gặp nhiều thách đố đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, điều cần là phải làm chứng cho người ta thấy Tin Mừng có khả năng giải quyết các hoàn cảnh này cách tường tận, khiến cho việc dưỡng dục con cái trong đức tin trở nên khả hữu” (273).
249. “Rửa tội cho những người bị kẹt trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp là một trong những điều rất khó khăn. Đây là những kết ước hôn nhân trong đó, ít nhất một trong hai người không biết gì về đức tin Kitô Giáo. Trong những trường hợp như thế, các vị giám mục được mời gọi thực hành biện phân mục vụ một cách thích đáng để giúp những người này về phương diện thiêng liêng” (274).
250. Giáo Hội nhận thái độ của Chúa Giêsu làm thái độ của mình: Người hiến tặng lòng yêu thương vô bờ của Người cho từng người không trừ ai (275). Trong Thượng Hội Đồng, chúng ta đã thảo luận hoàn cảnh của các gia đình có các thành viên cảm nghiệm sự lôi cuốn đồng tính luyến ái, một hoàn cảnh không dễ dàng gì đối với cả cha mẹ lẫn con cái. Trước bất cứ điều gì khác, chúng ta muốn tái xác nhận rằng mọi con người, bất chấp khuynh hướng tính dục, phải được tôn trọng trong chính phẩm giá của họ và được đối sử ân cần, trong khi ‘mọi dấu hiệu kỳ thị bất công’ phải được thận trọng xa tránh (276), nhất là bất cứ hình thức gây hấn hay bạo lực nào. Các gia đình như thế nên nhận được sự hướng dẫn mục vụ đầy kính trọng, để những ai biểu lộ khuynh hướng đồng tính nhận được sự trợ giúp họ cần để hiểu biết và thi hành trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong đời sống họ (277).
251. Khi thảo luận phẩm giá và sứ mệnh gia đình, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận xét rằng, “Đối với các kế hoạch nhằm công nhận tư thế bình đẳng về hôn nhân cho các cuộc kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, thì không có bất cứ căn bản nào để so sánh hay thiết lập một loại suy nào, dù là xa xôi, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch mà Thiên Chúa vốn dành cho hôn nhân và gia đình”. Không thể chấp nhận được việc “các Giáo Hội địa phương nhường bước trước các áp lực về vấn đề này, cũng như việc các tổ chức quốc tế đặt điều kiện cho các nước nghèo phải ban hành các đạo luật thiết lập ra cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính nếu muốn được trợ giúp về tài chánh” (278).
252. Các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường phát sinh từ việc “mẹ hoặc cha ruột (theo sinh học) không muốn là thành phần của gia đình; do các hoàn cảnh bạo hành khiến cha hay mẹ phải trốn chạy với các con; do một người trong cha mẹ qua đời, cha hay mẹ bỏ bê gia đình, và do nhiều hoàn cảnh khác nữa. Bất cứ do nguyên nhân nào, người cha hay người mẹ sống với đứa con luôn phải tìm sự nâng đỡ và an ủi từ các gia đình khác trong cộng đồng Kitô hữu, và từ các chương trình nối vòng tay mục vụ của giáo xứ. Các gia đình này thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề kinh tế, bởi sự bất trắc, không an toàn về việc làm, bởi khó khăn trong việc bảo dưỡng con cái, bởi việc không có nhà ở” (279).
Khi sự chết làm chúng ta cảm nhận nọc độc của nó
253. Có lúc, đời sống gia đình bị thách thức bởi sự chết của một người thân yêu. Ta không thể không đề xuất ánh sáng đức tin làm lực chống đỡ các gia đình đang trải qua cảm nghiệm này (280). Quay lưng với một gia đình tang chế là chứng tỏ mình thiếu lòng thương xót, là đánh mất cơ hội mục vụ, là đóng cửa đối với các cố gắng rao giảng Tin Mừng khác.
254. Tôi có thể hiểu nỗi buồn sầu của những người mất người mình hết sức yêu thương, tức người phối ngẫu họ đã chia sẻ nhiều điều xiết bao. Chính Chúa Giêsu cũng đã hết sức xúc động và bật khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:33, 35). Và làm thế nào ta mới bắt đầu hiểu được sự tiếc thương của những cha mẹ mất một đứa con? “Như thể thời gian bỗng dừng lại: một vực sâu bỗng mở ra nuốt trửng cả quá khứ lẫn tương lai”, và “có lúc, chúng ta còn đi xa đến nỗi oán trách, đổ lỗi cho chính Thiên Chúa. Nhiều người, tôi rất hiểu họ, đã nổi giận với Thiên Chúa xiết bao” (281). “Mất người phối ngẫu là điều đặc biệt khó khăn... Từ giây phút chịu sự mất mát, một số người biểu lộ được khả năng tập trung năng lực của họ vào việc tận tụy nhiều hơn cho các con và các cháu, tìm thấy trong cảm nghiệm yêu thương này một cảm thức đổi mới về sứ mệnh nuôi dưỡng con cái... Những ai không có thân nhân để chia sẻ thì giờ và để nhận được tình âu yếm, nên được cộng đồng Kitô hữu giúp đỡ với sự lưu ý và sẵn sàng đặc biệt, nhất là khi họ nghèo túng” (282).
255. Thông thường, diễn trình tang chế chiếm khá nhiều thì giờ, và khi một mục tử phải đồng hành với diễn trình này, ngài phải thích ứng với các đòi hỏi của từng giai đoạn. Toàn bộ diễn trình này đầy những câu hỏi: về các lý do tại sao người thân của họ lại phải chết, về tất cả các sự việc đáng lý đã được làm, về việc khi chết, người ta cảm nghiệm những gì. Với một diễn trình cầu nguyện thành thực và kiên nhẫn cũng như giải thoát nội tâm, bình an sẽ trở lại. Có những lúc đặc biệt, ta phải giúp người đang có tang chế hiểu ra rằng sau cái chết của người thân yêu, ta vẫn còn một sứ mệnh phải thi hành, và chẳng ích gì cho ta nếu cứ kéo dài sự đau khổ, như thể đây là một hình thức báo đáp. Người thân yêu của ta không cần sự đau khổ của ta, họ cũng chẳng vui vẻ gì khi ta hủy hoại đời ta. Cũng không phải là một cách phát biểu lòng yêu thương tốt nhất khi ta cứ mãi nghĩ tới họ, nhắc tới tên họ hoài vì điều này tùy thuộc quá khứ thay vì tiếp tục yêu thương họ dù nay họ đang ở một chỗ khác. Họ không thể hiện diện về thể lý với ta được nữa, ấy thế nhưng bất chấp sức mạnh của sự chết, “lòng yêu thương vẫn mạnh như sự chết” (Dc 8:6). Lòng yêu thương bao gồm trực giác giúp ta khả năng nghe vô thanh và nhìn vô hình. Điều này không có nghĩa tưởng tượng ra người thân yêu của ta như lúc trước, nhưng là khả năng biết chấp nhận họ đã thay đổi như hiện nay. Khi bà bạn Maria muốn ôm lấy Người, Chúa Giêsu sống lại nói với bà đừng đụng đến Người (xem Ga 20:17), để hướng dẫn bà tới một loại gặp gỡ khác.
256. Quả là một an ủi cho ta khi biết rằng những người chết không hoàn toàn qua đi, và đức tin bảo đảm với ta rằng Chúa sống lại không bao giờ bỏ rơi ta. Do đó, ta có thể “ngăn cản, không cho sự chết chuốc độc sự sống, không biến lòng yêu thương ta ra không, không đẩy ta xuống vực thẳm tối tăm nhất” (283). Thánh Kinh nói với ta rằng Thiên Chúa vì yêu thương đã dựng nên ta và tạo nên ta một cách khiến đời ta không kết liễu với cái chết” (xem Kn 3:2-3). Thánh Phaolô nói với ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô liền sau khi chết: “ước nguyện của tôi là ra đi và được ở với Chúa Kitô” (pl 1:23). Với Chúa Kitô, sau cái chết, đang chờ đợi ta, là “điều Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những kẻ yêu thương Người” (1Cr 2:9). Kinh Tiền Tụng của Phụng Vụ Người Chết trình bầy một cách đẹp đẽ như thế này: “dù việc chắc chắn phải chết làm chúng con buồn sầu, chúng con vẫn được an ủi nhờ lời hứa trường sinh tương lai. Vì sự sống của những người tin vào Chúa, lạy Chúa, không chấm dứt mà chỉ thay đổi”. Quả thế, “những người thân yêu của chúng con không mất vào tối tăm nhưng không; niềm hy vọng bảo đảm với chúng con rằng họ đang ở trong bàn tay tốt lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa” (284).
257. Một cách để duy trì hiệp thông với những người thân yêu của ta là cầu nguyện cho họ (285). Thánh Kinh nói với ta rằng “cầu nguyện cho người chết” là “điều thánh thiện và đạo đức” (2Mcb 12:44-45). “Lời cầu nguyện của ta cho họ có khả năng không những giúp họ, mà còn làm cho lời cầu bầu của họ cho ta được hữu hiệu” (286). Sách Khải Huyền mô tả các vị tử đạo cầu bầu cho những người chịu bất công trên trái đất (xem Kh 6:9-11), trong tình liên đới với thế giới này và với lịch sử của nó. Một số vị thánh, trước khi qua đời, đã an ủi người thân yêu của mình bằng cách hứa với họ rằng các ngài sẽ ở gần để giúp đỡ họ. Thánh Têrêxa thành Lisieux mong được tiếp tục làm điều tốt từ trên thiên đàng (287). Thánh Đa Minh quả quyết rằng “ngài sẽ giúp đỡ nhiều hơn sau khi qua đời... mạnh mẽ hơn trong việc xin ban ơn” (288). Tất cả đều là “dây nối kết yêu thương” thực sự (289), vì “sự kết hợp của những người đang đi đường với anh chị em đang nghỉ yên trong Chúa không hề bị ngưng trệ... [nhưng] được tăng cường nhờ việc trao đổi các thiện ích thiêng liêng” (290).
258. Nếu ta chấp nhận sự chết, ta có thể chuẩn bị cho nó. Cách chuẩn bị là lớn mạnh trong lòng yêu thương đối với những người đang sánh bước với ta, cho tới ngày “sự chết không còn nữa, tang chế và khóc thương cùng đau đớn sẽ không còn nữa” (Kh 21:4). Do đó, ta sẽ sẵn sàng đi gặp lại những người thân yêu đã ra đi. Chúa Giêsu đã “trao lại cho mẹ cậu” (xem Lc 7:15) người con trai đã chết thế nào, thì điều này cũng sẽ xẩy ra với chúng ta như thế. Ta đừng nên phí năng lực vào việc bám lấy quá khứ xa xôi.Ta càng sống tốt trên trái đất này thì hạnh phúc ta sẽ cùng được hưởng với những người thân yêu của ta ở trên thiên đàng càng lớn. Ta càng có khả năng trưởng thành và phát triển ở đời này, thì ta càng có thể mang nhiều ơn phúc hơn vào bàn tiệc nước trời.
Kỳ sau: Chương Bẩy: Hướng tới việc giáo dục con cái tốt hơn
______________________________________________________________________________________________________
(257) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(258) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 83: AAS 74 (1982), 184.
(259) Relatio Synodi 2014, 47.
(260) Ibid., 50.
(261) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(262) Relatio Synodi 2014, 51; cf. Relatio Finalis 2015, 84.
(263) Ibid., 48.
(264) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9,2015, pp. 3-4; cf. Tự Sắc Mitis et Misericors Iesus (15 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015, pp. 5-6.
(265) Tự Sắc Mitis Iudex Dominus Iesus (15 tháng 8, 2015), Lời nói đầu, III: L’Osservatore Romano, 9 tháng 9, 2015,
3.
(266) Relatio Finalis 2015, 82.
(267) Relatio Synodi 2014, 47.
(268) Bài Giáo Lý (20 tháng 5, 2015): L‘Osservatore Romano, 21 tháng 5, 2015, p. 8.
(269) Bài Giáo Lý (24 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 25 tháng 6, 2015, p. 8.
(270) Bài Giáo Lý (5 tháng 8, 2015): L’Osservatore Romano, 6 tháng 8, 2015, p. 7.
(271) Relatio Finalis 2015, 72.
(272) Ibid., 73.
(273) Ibid., 74.
(274) Ibid., 75.
(275) Cf. Sắc Chỉ Misericordiae Vultus, 12: AAS 107 (2015), 407.
(276) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo , 2358; cf. Relatio Finalis 2015, 76.
(277) Ibid.
(278) Relatio Finalis 2015, 76; cf. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Considerations Regarding Proposals to Give Legal Recognition to Unions between Homosexual Persons (3 tháng 6, 2003), 4.
(279) Ibid., 80.
(280) Cf. ibid., 20.
(281) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(282) Relatio Finalis 2015, 19.
(283) Bài Giáo Lý (17 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 18 tháng 6, 2015, p. 8.
(284) Ibid.
(285) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 958.
(286) Ibid.
(287) Cf. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Derniers Entretiens: Le “carnet jaune” de Mère Agnès, 17 tháng 7, 1897, trong Oeuvres Complètes, Paris, 1996, 1050. Các chị em Cát Minh của Bà nói đến lời hứa của Thánh Têrêxa rằng việc bà ra khỏi thế gian giống như "trận mưa hoa hồng" (ibid., 9 tháng 6, 1897, 1013).
(288) Jordan of Saxony, Libellus de principiis Ordinis Praedicatorum, 93: Monumenta Historica Sancti Patris Nostri Dominici, XVI, Rome, 1935, p. 69.
(289) Cf. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 957.
(290) Lumen Gentium, 49.