Chương Một: Dưới ánh sáng Lời Chúa
8. Thánh Kinh chứa đầy các gia đình, các vụ sinh sản, các truyện tình và khủng hoảng gia đình. Điều này đúng ngay từ những trang đầu của nó, với việc xuất hiện của gia đình Ađam và Evà và gánh nặng bạo động của nó nhưng nó cũng có những điểm mạnh lâu bền (xem St 4), cho tới các trang cuối cùng, nơi chúng ta được chứng kiến tiệc cưới của Cô Dâu và Chiên Con (Kh 21:2,9). Mô tả của Chúa Giêsu về hai căn nhà, một xây trên đá và một xây trên cát (xem Mt 7:24-27) tượng trưng cho bất cứ con số các hoàn cảnh gia đình nào được tạo khuôn bởi việc các thành viên của nó thực thi tự do của họ, vì, như thi sĩ từng viết: “nhà nào có trụ đèn nhà nấy” (5). Ta hãy bước vào một trong những căn nhà này dưới sự hướng dẫn của Thánh Vịnh Gia qua khúc ca ngay cả ngày nay vẫn đang vang lên trong cả hai phụng vụ hôn phối Do Thái và Kitô Giáo:
“Phúc cho mọi kẻ kính sợ Giavê, kẻ đi theo đường lối của Người.
Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi.
Vợ ngươi như cây nho sai quả, ở chốn thâm khuê của nhà ngươi.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu, chúng quây quần tất cả bên mâm.
Sẽ được chúc lành như thế đó, con người kính sợ Giavê!
Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi,
cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi!
Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi! Bình an cho Israel!” (Tv 128:1-6)
Ngươi và vợ ngươi
9. Ta hãy bước qua ngưỡng cửa căn nhà thanh tĩnh này, với gia đình họ ngồi quanh bàn ăn thịnh soạn. Ở giữa ta thấy người cha và người mẹ, một cặp vợ chồng với câu truyện tình riêng của họ. Họ là hiện thân của kế hoạch ban sơ của Thiên Chúa, một kế hoạch được chính Chúa Kitô nói tới một cách rõ ràng: “Há các ông không đọc thấy rằng Đấng dựng nên họ ngay từ đầu đã dựng nên họ có nam có nữ đó sao?” (Mt 19:4). Ta nghe thấy tiếng vang vọng của lệnh truyền gặp thấy trong Sách Sáng Thế: “Do đó người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và họ sẽ trở nên một thân xác” (St 2:24).
10. Những trang uy nghi đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bầy cặp nhân bản trong thực tại sâu sắc nhất của họ. Những trang đầu tiên của Thánh Kinh này đưa ra một số câu hết sức rõ ràng. Câu thứ nhất, được Chúa Giêsu diễn giải, nói rằng “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa, Người đã dựng nên họ; Người dựng nên họ có nam có nữ” (1:27). Điều ngạc nhiên là ở đây “hình ảnh Thiên Chúa” ám chỉ cặp “nam nữ”. Điều này có phải có nghĩa tính dục là một thuộc tính của chính Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa có người bạn đời nữ giới thần thánh, như một số tôn giáo cổ xưa vốn chủ trương không? Câu trả lời dĩ nhiên là không phải. Chúng ta biết Thánh Kinh đã rõ ràng bác bỏ các niềm tin như thế ra sao, coi chúng là ngẫu tượng, tìm thấy nơi người Canaan ở Đất Thánh. Tính siêu việt của Thiên Chúa được duy trì, ấy thế nhưng vì Người cũng là Đấng Tạo Dựng, nên tính hoa trái của cặp nhân bản là một “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, một dấu chỉ hữu hình cho thấy hành vi tạo dựng của Người.
11. Cặp nào biết yêu và sản sinh sự sống đều là hình ảnh chân thực, sống động, chứ không phải ngẫu tượng giống như các ngẫu tượng bằng đá hay bằng vàng vốn bị Mười Giới Răn ngăn cấm; hình ảnh này có khả năng mạc khải Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Thế. Vì lý do này, tình yêu sinh hoa trái trở thành một biểu tượng của sự sống nội thẳm nơi Thiên Chúa (xem St 1:28; 9:7; 17:2-5, 16; 28:3; 35:11;48:3-4). Đó là lý do tại sao trình thuật Sáng Thế, theo “truyền thống tư tế”, đã đan kết qua lại với nhiều trình thuật gia phả khác nhau (xem 4:17-22, 25-26; 5; 10; 11:10-32; 25:1-4, 12-17, 19-26; 36). Khả năng sinh sản sự sống của các cặp nhân bản là nẻo đường dọc theo đó, lịch sử cứu rỗi diễn biến. Nhìn cách này, mối liên hệ sinh hoa trái của cặp vợ chồng trở nên một hình ảnh để hiểu và mô tả mầu nhiệm của chính Thiên Chúa, vì trong viễn kiến Kitô Giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa được chiêm ngưỡng như Cha, Con và Thần Khí yêu thương. Thiên Chúa Ba Ngôi là một hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản ảnh sống động của tình yêu này. Thánh Gioan Phaolô II soi sáng điều này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa chúng ta, trong mầu nhiệm sâu xa nhất của Người, không cô đơn mà là một gia đình, vì tự trong Người, Người có tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần” (6). Như thế, gia đình có liên hệ với chính hữu thể của Thiên Chúa (7). Chiều kích Ba Ngôi này tìm được biểu thức trong thần học của Thánh Phaolô, người đã liên hệ cặp vợ chồng với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (xem Ep 5:21-33).
12. Nói tới hôn nhân, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta một trang khác nữa của Sách Sáng Thế; trang ở chương hai này vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu và chi tiết về cặp vợ chồng. Trước tiên, ta thấy người đàn ông, người vốn xao xuyến đi tìm “một trợ lực xứng hợp với mình” (các câu 18, 20), đã có thể làm dịu sự cô đơn mà chàng vốn cảm thấy giữa bầy vật và thế giới bao quanh. Nguyên bản Hípri hàm ngụ một cuộc gặp gỡ trực diện, mặt đối mặt, mắt giáp mắt, trong một thứ đối thoại thầm lặng, vì nơi nào có hơi hướm tình yêu, thầm lặng luôn hùng biện hơn lời nói. Đây là một cuộc gặp gỡ có gương mặt, một thứ “thou” (anh/em) phản ảnh tình yêu của chính Thiên Chúa và là “sở hữu tươi đẹp nhất” của con người, “một trợ thủ xứng hợp với họ và là một cột trụ chống đỡ”, nói theo ngôn từ của người khôn ngoan trong Thánh Kinh (Hc 36:24). Hay, như người đàn bà của Ca Khúc Salômôn (Diệu Ca) sẽ hát trong lời tỏ tình và hiến thân hỗ tương tuyệt diệu của nàng: “Người yêu tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng…Tôi thuộc về người yêu của tôi, và người yêu của tôi thuộc về tôi” (2:16; 6:3).
13. Cuộc gặp gỡ khiến làm nguôi ngoai nỗi cô đơn của con người này làm nẩy sinh sự sống mới và tạo lập ra một gia đình. Điều có ý nghĩa là Ađam, người cũng là người đàn ông của mọi thời và mọi nơi, cùng với vợ mình, đã khởi sự một gia đình mới. Chúa Giêsu nói tới điều ấy khi trích dẫn câu của Sách Sáng Thế: “người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19:5; xem St 2:24). Các hạn từ “kết hợp” hay “bám xiết lấy” như trong nguyên bản Hípri, nói tới sự hòa hợp sâu sắc, một sự gần gũi cả thể lý lẫn nội tâm, đến nỗi nó cũng đã được dùng để mô tả sự kết hợp của ta với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi bám xiết lấy Ngài” (Tv 63:9). Sự kết hợp vợ chồng, do đó, không những chỉ được gợi lên trong chiều kích tính dục và thể xác của nó, mà cả trong việc tự ý hiến thân trong yêu thương nữa. Kết quả của sự kết hợp này là hai người “trở nên một thân xác”, cả trong thể lý lẫn trong việc kết hợp trái tim và cuộc sống của họ, và, sau cùng, trong đứa con, người sẽ chia sẻ “thân xác” của cả hai cha mẹ không chỉ về phương diện di truyền mà cả về phương diện tâm linh nữa.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu
14. Ta hãy một lần nữa nói tiếp bài ca của Thánh Vịnh Gia. Trong tổ ấm nơi vợ chồng ngồi vào bàn ăn, con cái xuất hiện cạnh họ “như những chồi cây dầu” (Tv 128:3), nghĩa là, đầy năng lực và sức sống. Nếu cha mẹ, theo một nghĩa nào đó, là nền tảng của tổ ấm, thì con cái giống như “những hòn đá sống động” của gia đình (xem 1Pr 2:5). Quả là có ý nghĩa, khi hạn từ xuất hiện nhiều nhất trong Cựu Ước, sau tên Thiên Chúa (YHWH, “Chúa Tể”), là “đứa con” (ben, “con trai”) một hạn từ rất gần gũi với động từ “xây dựng” (banah). Bởi thế, Thánh Vịnh 127, khi nói tới hồng phúc con cái, đã sử dụng một hình ảnh rút ra từ việc xây dựng một căn nhà và đời sống xã hội của các đô thị: “Ví thử Yavê không xây nhà, có vất vả xây dựng rồi cũng uổng công… Con cái hẳn là một gia nghiệp do tự Giavê, hoa quả lòng dạ là một phần thưởng. Như nắm tên trong tay binh thiện chiến, những đứa con sinh lúc xuân xanh. Phúc cho người có đầy bao, những mũi tên như thế, họ sẽ không phải xấu hổ khi cùng địch thù tranh luận chốn quyền môn” (Tv 127, 1, 3-5). Những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của xã hội cổ thời, ấy thế nhưng sự hiện diện của con cái là dấu chỉ sự liên tục của gia đình trong suốt lịch sử cứu rỗi, hết đời này tới đời nọ.
15. Cả ở đây nữa, chúng ta cũng có thể thấy một khía cạnh khác của gia đình. Chúng ta biết rằng Tân Ước nói tới “các Giáo Hội tụ họp nhau trong các gia hộ” (xem 1Cr 16:19; Rm 16:5; Cl 4:15; Plm 2). Nơi sinh sống của một gia đình có thể biến thành một Giáo Hội tại gia, một khung cảnh để cử hành Thánh Thể, sự hiện diện của Chúa Kitô ngồi tại bàn ăn của nó. Chúng ta không bao giờ có thể quên được hình ảnh tìm thấy trong Sách Khải Huyền, trong đó, Chúa phán: “Này Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào với nó, và Ta sẽ dùng bữa tối với nó và nó với Ta” (Kh 3:20). Ở đây, ta thấy một căn nhà ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa, lời cầu nguyện chung và mọi chúc phúc. Đó là ý nghĩa của câu kết luận Thánh Vịnh 128 đã trích trên đây: “Sẽ được chúc lành như thế đó,
con người kính sợ Giavê! Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi!” (Tv 128:4-5).
16. Thánh Kinh cũng trình bầy gia đình như nơi con cái được dữơng dục trong đức tin. Điều này thấy rất rõ trong lời mô tả việc cử hành Lễ Vượt Qua (xem Xh 12:26-27; Đnl 6:20-25) và sau đó, nó sẽ xuất hiện một cách minh nhiên hơn trong nghi thức Haggadah của người Do Thái, tức cuộc đối thoại đi song song với nghi thức ăn Bữa Vượt Qua. Một trong các Thánh Vịnh đã cử hành việc công bố đức tin trong gia đình như sau: “Ðiều chúng tôi đã nghe biết được, điều tổ tiên đã thuật lại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ không giấu diếm với con cái các ngài, chúng tôi sẽ thuật lại cho hậu thế, những lời ca ngợi Giavê và uy lực của Người, những sự lạ Người đã làm ra. Người đã thiết lập chứng tri nơi Giacob, và định luật cho Israel, Người đã truyền cho tổ tiên chúng ta, phải thông tri cho con cháu họ. Ngõ hầu hậu thế am tường, con cái họ sẽ sinh ra, để chúng đứng lên thuật lại cho con cháu chúng” (Tv 78:3-6). Như thế, gia đình là nơi cha mẹ trở nên các thầy cô đầu tiên về đức tin của con cái. Chúng học “tay nghề” này, rồi truyền thụ tay nghề này hết người này tới người nọ: “Khi tới lúc con trai ngươi hỏi ngươi… Ngươi hãy nói với nó…” (Xh 13:14). Như thế, các thế hệ nối tiếp nhau có thể dâng bài ca của họ lên Chúa: “Trai tráng và cả nữ trinh, lão bô với các nhi đồng!” (Tv 148:12).
17. Cha mẹ có trách nhiệm nặng nề đối với việc giáo dục, như các nhà khôn ngoan của Thánh Kinh thường nhắc nhở chúng ta (xem Cn 3:11-12; 6:20-22; 13:1; 22:15; 23: 13-14; 29:17). Về phần chúng, con cái được kêu gọi chấp nhận và thực hành giới răn: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Xh 20:12). Ở đây, động từ “thảo kính” (tôn trọng) có liên hệ tới việc chu toàn các cam kết gia đình và xã hội; không được nại động lực tôn giáo để coi thường các cam kết này (xem Mc 7:11-13). “Kẻ tôn kính cha được xá lỗi lầm, và trọng kính mẹ khác gì tích trữ bảo tàng” (Hc 3:3-4).
18. Tin Mừng tiếp nối để nhắc nhở ta rằng con cái không phải là tài sản của gia đình, nhưng chúng có cuộc sống riêng để sống. Chúa Giêsu là mẫu mực của việc vâng lời cha mẹ trần thế của Người, tự đặt mình dưới quyền của các ngài (xem Lc 2:51), nhưng Người cũng chứng tỏ điều này: các quyết định liên quan tới đời sống của con cái và ơn gọi Kitô hữu của chúng có thể đòi một cách ly vì Nước Thiên Chúa (xem Mt 10:34-37; Lc 9:59-62). Chính Người, lúc 12 tuổi, đã nói với Đức Mẹ và Thánh Giuse rằng Người có một sứ mệnh lớn hơn phải chu toàn bên ngoài gia đình trần thế của Người (xem Lc 2:48-50). Qua cách đó, Người chứng tỏ việc cần phải có những dây liên kết khác, sâu xa hơn ngay bên trong gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe lời Thiên Chúa và thực hành nó” (Lc 8:21). Cũng thế, trong quan tâm Người tỏ bầy với các trẻ nhỏ, tức những người mà các xã hội Cận Đông thời xưa coi như những chủ thể vô quyền, thậm chí chỉ là tài sản của gia đình, Chúa Giêsu tiến xa tới chỗ trình bầy các em như các thầy dạy, về phương diện đơn sơ tin tưởng và tự nhiên đối với người khác: “Tôi nói thật với các ông, trừ khi các ông trở nên giống trẻ em, các ông sẽ không bao giờ vào được nước trời. Bất cứ ai khiêm nhường như trẻ nhỏ đều là người lớn hơn hết trong nước trời” (Mt 18:3-4).
Nẻo đường đau khổ và thấm máu
19. Hình ảnh điền viên trình bầy trong Thánh Vịnh 128 không có gì xung đột với sự thật đắng đót hơn tìm thấy khắp trong Sách Thánh, tức là, sự hiện diện của đau đớn, sự ác và bạo lực từng phá vỡ các gia đình và sự hiệp thông đời sống và tình yêu của họ. Vì lý do tốt lành, giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân (xem Mt 19:3-9) đã được lồng vào cuộc tranh luận về ly dị. Lời Thiên Chúa luôn chứng thực cho chiều kích ảm đạm vốn hiện hữu ngay từ đầu này, khi, vì tội lỗi, mối liên hệ yêu thương và trong sạch giữa người đàn ông và người đàn bà bị biến thành khống chế: “Ngươi sẽ phải thèm khát chồng ngươi, và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).
20. Sợi chỉ đau khổ và thấm máu này xuyên suốt rất nhiều trang Sách Thánh, bắt đầu với việc Cain giết em trai Abel của hắn. Ta đọc thấy những cuộc tranh cãi giữa các con trai và các bà vợ của các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp, các thảm kịch và bạo động ghi dấu gia đình Đavít, các vấn đề gia đình phản ảnh trong các câu truyện về Tôbia và lời ta thán cay đắng của Gióp: “Anh em tôi, Người đẩy xa tôi, người quen biết muốn làm mặt lạ. Thân bằng đã biến sạch, quyến thuộc đã quên tôi… Hơi thở tôi làm vợ tôi lợm giọng, và tôi trở thành hôi thối trước con cái của chính mẹ tôi” (G 19:13-14, 17).
21. Chính Chúa Giêsu cũng đã sinh ra trong một gia đình tầm thường, mà sau đó không lâu đã phải trốn chạy ra ngoại quốc. Người viếng gia đình Phêrô, có mẹ vợ đang bị đau ốm (xem Mc 1:30-31) và tỏ thiện cảm khi nghe nói đến chết chóc tại nhà Giairô và Ladarô (xem Mc 5:22-24, 35-43; Ga 11:1-44). Người nghe tiếng khóc than tuyệt vọng của bà quả phụ Thành Naim vì đứa con trai đã chết (xem Lc 7:11-15) và lưu ý tới lời van xin của cha đứa trẻ bị động kinh ở một thị trấn nhỏ (Xem Mc 9:17-27). Người tới nhà các viên thu thuế như Mátthêu và Giakêu (xem Mt 9:9-13; Lc 19:1-10), và nói chuyện với những người tội lỗi như người đàn bà ở nhà Simong Biệt Phái (xem Lc 36-50). Chúa Giêsu biết các lo lắng và căng thẳng của các gia đình và Người dệt chúng vào các dụ ngôn của Người: những đứa con bỏ nhà đi tìm mạo hiểm (xem Lc 15:11-32), hay những đứa con tỏ ra gây rối (Mt 21:28-31) hoặc làm mồi cho bạo lực (Mc 12:1-9). Người cũng nhậy cảm trước sự bối rối gây ra bởi việc thiếu rượu tại một tiệc cưới (Ga 2:1-10), các khách mời không tới dự tiệc (Mt 22:1-10), và sự lo âu của một gia đình nghèo mất một đồng tiền cắc (Lc 15:8-10).
22. Trong việc ôn duyệt vắn vỏi trên, chúng ta đã có thể thấy điều này: lời của Thiên Chúa không phải là một bộ các ý nghĩ trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và tình đồng hành đối với mọi gia đình đang kinh qua khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ thấy mục tiêu cuộc hành trình của họ, khi Thiên Chúa “lau khô mọi nước mắt khỏi mắt họ, và chết chóc không còn nữa, cũng không còn tang chế, khóc than hay đau đớn nữa” (Kh 21:4).
Công khó tay ngươi
23. Ở đầu Thánh Vịnh 128, người cha xuất hiện như một lao công, người đã dùng công khó của đôi tay để duy trì phúc lợi thể lý của gia đình và sự thanh bình của gia đình mình: “Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi” (Tv 128:2). Từ các trang đầu của Sách Thánh, ta đã biết rõ: việc làm là một phần chủ yếu tạo nên nhân phẩm; ở đấy, ta đọc thấy: “Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Địa Đàng để nó canh tác và trông coi vườn này” (St 2:15). Con người được trình bầy như một lao công canh tác trái đất, khai thác sức mạnh của thiên nhiên và làm ra “bánh lầm than đau khổ” (Tv 127:2), ngoài việc vun xới các thiên phú và tài năng của mình.
24. Lao động cũng làm khả hữu việc phát triển xã hội và cung cấp phương tiện sinh sống, sự ổn định và tính sinh hoa trái của gia đình: “Ước chi tự Sion, Chúa chúc lành cho ngươi, cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi! Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi!” (Tv 128:5-6). Sách Cách Ngôn cũng trình bầy lao động của người mẹ bên trong gia đình; công việc hàng ngày của họ được mô tả chi tiết, khiến chồng con khen ngợi (xem 31:10-31). Thánh Tông Đồ Phaolô rất tự hào về việc không thành gánh nặng cho người khác, vì ngài đã làm việc bằng chính đôi tay và tự bảo đảm kế sinh nhai (xem Cv 18:3; 1Cr 4:12; 9:12). Ngài cũng xác tín sự cần thiết phải làm việc đến nỗi đã đặt ra một qui luật nghiêm ngặt cho cộng đoàn của ngài: “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx 3:10; xem 1Tx 4:11).
25. Nói thế rồi, chúng ta có thể lượng giá được sự đau khổ do nạn thất nghiệp và thiếu việc làm đều đặn gây nên, như đã được phản ảnh trong Sách Rút, trong dụ ngôn của chính Chúa Giêsu nói về các lao công buộc phải đứng rỗi việc ở công trường thị trấn (Mt 20:1-16) và trong kinh nghiệm bản thân gặp gỡ những người chịu cảnh nghèo đói của Người. Đáng buồn thay, những thực tế này hiện vẫn còn tại các quốc gia ngày nay, nơi việc thiếu cơ hội nhân dụng đang gây hại cho sự thanh thản của đời sống gia đình.
26. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự thoái hóa xã hội do tội lỗi đem tới, chẳng hạn, khi con người trở thành bạo chúa đối với thiên nhiên, tàn phá nó một cách ích lỷ và thậm chí tàn bạo nữa. Điều này dẫn tới việc hoang địa hóa trái đất (xem St 3:17-19) và các bất thăng bằng về xã hội và kinh tế từng bị các tiên tri kết án, bắt đầu với Êlia (xem 1V 21) và đỉnh cao là chính lời lẽ của Chúa Giêsu chống bất công (xem Lc 12:13; 16:1-31).
Sự âu yếm của cái ôm hôn
27. Chúa Kitô đề xuất luật yêu thương và việc hiến thân cho người khác làm dấu chỉ để phân biệt các môn đệ của người (xem Mt 22:39; Ga 13:34). Người làm thế bằng cách tuyên bố một nguyên tắc mà các cha mẹ vẫn thông thường làm chứng bằng chính cuộc sống họ: “không ai có tình yêu nào lớn hơn điều này là hiến mạng sống mình vì bằng hữu” (Ga 15:13). Tình yêu cũng mang hoa trái trong thương xót và tha thứ. Ta thấy điều này một cách đặc biệt trong cảnh người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình; ngay trước Đền Thờ, nàng bị các người tố cáo bao vây, nhưng sau đó, chỉ còn lại một mình với Chúa Giêsu, nàng đã không bị kết án mà chỉ được lời khuyên phải sống một cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi (xem Ga 8:1-11).
28. Trước tấm phông yêu thương vốn hết sức chính yếu đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình Kitô Giáo này, một nhân đức khác đã nổi bật lên, một nhân đức thường bị coi nhẹ trong thế giới liên hệ điên cuồng và hời hợt của chúng ta. Đó là tình âu yếm (tenderness). Ta hãy xem xét các lời lẽ đầy cảm kích của Thánh Vịnh 131. Cũng như ở các bản văn Thánh Kinh khác (thí dụ Xh 4:22; Is 49:15; Tv 27:10), sự kết hợp giữa Chúa và tín hữu của Người được phát biểu bằng những hạn từ tình yêu cha mẹ. Ở đây, ta thấy sự thân mật nâng niu và âu yếm giữa mẹ và con: đó là hình ảnh bé thơ thiếp ngủ trong cánh tay mẹ sau khi được bú mớm. Như hạn từ Hípri gamûl gợi ý, bé thơ sau khi được bú đang níu lấy mẹ và mẹ ôm sát em vào lòng. Có một sự gần gũi đầy ý thức chứ không hẳn chỉ có tính sinh học. Dựa vào hình ảnh này, Thánh Vịnh Gia đã hát như sau: “Hồn tôi, tôi đã ru êm dỗ nín, như nhũ tử trong lòng mẹ” (Tv 131:2). Ta cũng có thể nghĩ tới những lời lẽ đầy xúc động mà Tiên Tri Hôsê từng đặt vào môi miệng Thiên Chúa: “Thuở Israel còn là trẻ bé, Ta đã mến thương, …Ta bồng bế chúng trên cánh tay Ta… Ta lôi kéo chúng, với dây tình người, với thừng chão yêu thương. Với chúng, Ta ở như những người nhắc con đỏ lên tận má mình. Và cúi xuống trên nó, Ta mớm cho nó ăn” (Hs 11:1, 3-4).
29. Với cái nhìn đức tin và yêu thương, ơn thánh và trung thành, chúng ta đã ngắm nhìn mối tương quan giữa các gia đình nhân bản và Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời Thiên Chúa cho ta hay: gia đình đã được ủy thác cho một người đàn ông, một người đàn bà và con cái họ, để họ trở nên một hiệp thông các bản vị theo hình ảnh kết hợp Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Về phần mình, việc sinh sản và dưỡng dục con cái đều đã phản ảnh công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Gia đình được kêu gọi kết hợp trong việc cầu nguyện hàng ngày, đọc lời Thiên Chúa và chia sẻ hiệp thông Thánh Thể, và nhờ đó, lớn lên trong yêu thương và mỗi ngày một trọn vẹn trở nên một đền thờ hơn để Chúa Thánh Thần cư ngụ.
30. Mọi gia đình nên nhìn ngắm ảnh Thánh Gia Nadarét. Cuộc sống hàng ngày của Thánh Gia cũng có chung những gánh nặng và thậm chí cả ác mộng nữa như khi các ngài đương đầu với bạo lực khôn nguôi của Hêrốt. Ác mộng sau cùng vừa nói là một trải nghiệm, đáng buồn thay, vẫn đang tiếp tục tác động tới rất nhiều gia đình tỵ nạn; các gia đình này, hiện nay, đang cảm thấy bị bác bỏ và bơ vơ. Giống Ba Vua, các gia đình của chúng ta đang được mời gọi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người, cúi đầu và thờ lạy Người (xem Mt 2:11). Giống Đức Maria, họ được yêu cầu can đảm và thanh thản đương đầu với các thách đố của gia đình mình, trong những lúc gian nan cũng như lúc hạnh phước, và ghi nhớ trong lòng các kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện (xem Lc 2:19, 51). Điều Đức Mẹ trân quí trong lòng cũng bao gồm các trải nghiệm của các gia đình, các trải nghiệm mà Đức Mẹ rất yêu quí. Vì lý do này, Đức Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của các trải nghiệm này và lắng nghe sứ điệp mà Thiên Chúa muốn thông truyền qua cụộc sống của các gia đình chúng ta.
_________________________________________________________________________________________________
(5) Jorge Luis Borges, “ Calle Desconocida”, trong Fervor de Buenos Aires, Buenos Aires, 2011, 23.
(6) Bài Giảng Trong Cử Hành Thánh Thể ở Puebla de los Ángeles (28 Tháng Giêng 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
(7) Cf. ibid.
8. Thánh Kinh chứa đầy các gia đình, các vụ sinh sản, các truyện tình và khủng hoảng gia đình. Điều này đúng ngay từ những trang đầu của nó, với việc xuất hiện của gia đình Ađam và Evà và gánh nặng bạo động của nó nhưng nó cũng có những điểm mạnh lâu bền (xem St 4), cho tới các trang cuối cùng, nơi chúng ta được chứng kiến tiệc cưới của Cô Dâu và Chiên Con (Kh 21:2,9). Mô tả của Chúa Giêsu về hai căn nhà, một xây trên đá và một xây trên cát (xem Mt 7:24-27) tượng trưng cho bất cứ con số các hoàn cảnh gia đình nào được tạo khuôn bởi việc các thành viên của nó thực thi tự do của họ, vì, như thi sĩ từng viết: “nhà nào có trụ đèn nhà nấy” (5). Ta hãy bước vào một trong những căn nhà này dưới sự hướng dẫn của Thánh Vịnh Gia qua khúc ca ngay cả ngày nay vẫn đang vang lên trong cả hai phụng vụ hôn phối Do Thái và Kitô Giáo:
“Phúc cho mọi kẻ kính sợ Giavê, kẻ đi theo đường lối của Người.
Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi.
Vợ ngươi như cây nho sai quả, ở chốn thâm khuê của nhà ngươi.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu, chúng quây quần tất cả bên mâm.
Sẽ được chúc lành như thế đó, con người kính sợ Giavê!
Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi,
cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi!
Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi! Bình an cho Israel!” (Tv 128:1-6)
Ngươi và vợ ngươi
9. Ta hãy bước qua ngưỡng cửa căn nhà thanh tĩnh này, với gia đình họ ngồi quanh bàn ăn thịnh soạn. Ở giữa ta thấy người cha và người mẹ, một cặp vợ chồng với câu truyện tình riêng của họ. Họ là hiện thân của kế hoạch ban sơ của Thiên Chúa, một kế hoạch được chính Chúa Kitô nói tới một cách rõ ràng: “Há các ông không đọc thấy rằng Đấng dựng nên họ ngay từ đầu đã dựng nên họ có nam có nữ đó sao?” (Mt 19:4). Ta nghe thấy tiếng vang vọng của lệnh truyền gặp thấy trong Sách Sáng Thế: “Do đó người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và họ sẽ trở nên một thân xác” (St 2:24).
10. Những trang uy nghi đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bầy cặp nhân bản trong thực tại sâu sắc nhất của họ. Những trang đầu tiên của Thánh Kinh này đưa ra một số câu hết sức rõ ràng. Câu thứ nhất, được Chúa Giêsu diễn giải, nói rằng “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa, Người đã dựng nên họ; Người dựng nên họ có nam có nữ” (1:27). Điều ngạc nhiên là ở đây “hình ảnh Thiên Chúa” ám chỉ cặp “nam nữ”. Điều này có phải có nghĩa tính dục là một thuộc tính của chính Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa có người bạn đời nữ giới thần thánh, như một số tôn giáo cổ xưa vốn chủ trương không? Câu trả lời dĩ nhiên là không phải. Chúng ta biết Thánh Kinh đã rõ ràng bác bỏ các niềm tin như thế ra sao, coi chúng là ngẫu tượng, tìm thấy nơi người Canaan ở Đất Thánh. Tính siêu việt của Thiên Chúa được duy trì, ấy thế nhưng vì Người cũng là Đấng Tạo Dựng, nên tính hoa trái của cặp nhân bản là một “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, một dấu chỉ hữu hình cho thấy hành vi tạo dựng của Người.
11. Cặp nào biết yêu và sản sinh sự sống đều là hình ảnh chân thực, sống động, chứ không phải ngẫu tượng giống như các ngẫu tượng bằng đá hay bằng vàng vốn bị Mười Giới Răn ngăn cấm; hình ảnh này có khả năng mạc khải Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Thế. Vì lý do này, tình yêu sinh hoa trái trở thành một biểu tượng của sự sống nội thẳm nơi Thiên Chúa (xem St 1:28; 9:7; 17:2-5, 16; 28:3; 35:11;48:3-4). Đó là lý do tại sao trình thuật Sáng Thế, theo “truyền thống tư tế”, đã đan kết qua lại với nhiều trình thuật gia phả khác nhau (xem 4:17-22, 25-26; 5; 10; 11:10-32; 25:1-4, 12-17, 19-26; 36). Khả năng sinh sản sự sống của các cặp nhân bản là nẻo đường dọc theo đó, lịch sử cứu rỗi diễn biến. Nhìn cách này, mối liên hệ sinh hoa trái của cặp vợ chồng trở nên một hình ảnh để hiểu và mô tả mầu nhiệm của chính Thiên Chúa, vì trong viễn kiến Kitô Giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa được chiêm ngưỡng như Cha, Con và Thần Khí yêu thương. Thiên Chúa Ba Ngôi là một hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản ảnh sống động của tình yêu này. Thánh Gioan Phaolô II soi sáng điều này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa chúng ta, trong mầu nhiệm sâu xa nhất của Người, không cô đơn mà là một gia đình, vì tự trong Người, Người có tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần” (6). Như thế, gia đình có liên hệ với chính hữu thể của Thiên Chúa (7). Chiều kích Ba Ngôi này tìm được biểu thức trong thần học của Thánh Phaolô, người đã liên hệ cặp vợ chồng với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (xem Ep 5:21-33).
12. Nói tới hôn nhân, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta một trang khác nữa của Sách Sáng Thế; trang ở chương hai này vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu và chi tiết về cặp vợ chồng. Trước tiên, ta thấy người đàn ông, người vốn xao xuyến đi tìm “một trợ lực xứng hợp với mình” (các câu 18, 20), đã có thể làm dịu sự cô đơn mà chàng vốn cảm thấy giữa bầy vật và thế giới bao quanh. Nguyên bản Hípri hàm ngụ một cuộc gặp gỡ trực diện, mặt đối mặt, mắt giáp mắt, trong một thứ đối thoại thầm lặng, vì nơi nào có hơi hướm tình yêu, thầm lặng luôn hùng biện hơn lời nói. Đây là một cuộc gặp gỡ có gương mặt, một thứ “thou” (anh/em) phản ảnh tình yêu của chính Thiên Chúa và là “sở hữu tươi đẹp nhất” của con người, “một trợ thủ xứng hợp với họ và là một cột trụ chống đỡ”, nói theo ngôn từ của người khôn ngoan trong Thánh Kinh (Hc 36:24). Hay, như người đàn bà của Ca Khúc Salômôn (Diệu Ca) sẽ hát trong lời tỏ tình và hiến thân hỗ tương tuyệt diệu của nàng: “Người yêu tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng…Tôi thuộc về người yêu của tôi, và người yêu của tôi thuộc về tôi” (2:16; 6:3).
13. Cuộc gặp gỡ khiến làm nguôi ngoai nỗi cô đơn của con người này làm nẩy sinh sự sống mới và tạo lập ra một gia đình. Điều có ý nghĩa là Ađam, người cũng là người đàn ông của mọi thời và mọi nơi, cùng với vợ mình, đã khởi sự một gia đình mới. Chúa Giêsu nói tới điều ấy khi trích dẫn câu của Sách Sáng Thế: “người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19:5; xem St 2:24). Các hạn từ “kết hợp” hay “bám xiết lấy” như trong nguyên bản Hípri, nói tới sự hòa hợp sâu sắc, một sự gần gũi cả thể lý lẫn nội tâm, đến nỗi nó cũng đã được dùng để mô tả sự kết hợp của ta với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi bám xiết lấy Ngài” (Tv 63:9). Sự kết hợp vợ chồng, do đó, không những chỉ được gợi lên trong chiều kích tính dục và thể xác của nó, mà cả trong việc tự ý hiến thân trong yêu thương nữa. Kết quả của sự kết hợp này là hai người “trở nên một thân xác”, cả trong thể lý lẫn trong việc kết hợp trái tim và cuộc sống của họ, và, sau cùng, trong đứa con, người sẽ chia sẻ “thân xác” của cả hai cha mẹ không chỉ về phương diện di truyền mà cả về phương diện tâm linh nữa.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu
14. Ta hãy một lần nữa nói tiếp bài ca của Thánh Vịnh Gia. Trong tổ ấm nơi vợ chồng ngồi vào bàn ăn, con cái xuất hiện cạnh họ “như những chồi cây dầu” (Tv 128:3), nghĩa là, đầy năng lực và sức sống. Nếu cha mẹ, theo một nghĩa nào đó, là nền tảng của tổ ấm, thì con cái giống như “những hòn đá sống động” của gia đình (xem 1Pr 2:5). Quả là có ý nghĩa, khi hạn từ xuất hiện nhiều nhất trong Cựu Ước, sau tên Thiên Chúa (YHWH, “Chúa Tể”), là “đứa con” (ben, “con trai”) một hạn từ rất gần gũi với động từ “xây dựng” (banah). Bởi thế, Thánh Vịnh 127, khi nói tới hồng phúc con cái, đã sử dụng một hình ảnh rút ra từ việc xây dựng một căn nhà và đời sống xã hội của các đô thị: “Ví thử Yavê không xây nhà, có vất vả xây dựng rồi cũng uổng công… Con cái hẳn là một gia nghiệp do tự Giavê, hoa quả lòng dạ là một phần thưởng. Như nắm tên trong tay binh thiện chiến, những đứa con sinh lúc xuân xanh. Phúc cho người có đầy bao, những mũi tên như thế, họ sẽ không phải xấu hổ khi cùng địch thù tranh luận chốn quyền môn” (Tv 127, 1, 3-5). Những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của xã hội cổ thời, ấy thế nhưng sự hiện diện của con cái là dấu chỉ sự liên tục của gia đình trong suốt lịch sử cứu rỗi, hết đời này tới đời nọ.
15. Cả ở đây nữa, chúng ta cũng có thể thấy một khía cạnh khác của gia đình. Chúng ta biết rằng Tân Ước nói tới “các Giáo Hội tụ họp nhau trong các gia hộ” (xem 1Cr 16:19; Rm 16:5; Cl 4:15; Plm 2). Nơi sinh sống của một gia đình có thể biến thành một Giáo Hội tại gia, một khung cảnh để cử hành Thánh Thể, sự hiện diện của Chúa Kitô ngồi tại bàn ăn của nó. Chúng ta không bao giờ có thể quên được hình ảnh tìm thấy trong Sách Khải Huyền, trong đó, Chúa phán: “Này Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào với nó, và Ta sẽ dùng bữa tối với nó và nó với Ta” (Kh 3:20). Ở đây, ta thấy một căn nhà ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa, lời cầu nguyện chung và mọi chúc phúc. Đó là ý nghĩa của câu kết luận Thánh Vịnh 128 đã trích trên đây: “Sẽ được chúc lành như thế đó,
con người kính sợ Giavê! Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi!” (Tv 128:4-5).
16. Thánh Kinh cũng trình bầy gia đình như nơi con cái được dữơng dục trong đức tin. Điều này thấy rất rõ trong lời mô tả việc cử hành Lễ Vượt Qua (xem Xh 12:26-27; Đnl 6:20-25) và sau đó, nó sẽ xuất hiện một cách minh nhiên hơn trong nghi thức Haggadah của người Do Thái, tức cuộc đối thoại đi song song với nghi thức ăn Bữa Vượt Qua. Một trong các Thánh Vịnh đã cử hành việc công bố đức tin trong gia đình như sau: “Ðiều chúng tôi đã nghe biết được, điều tổ tiên đã thuật lại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ không giấu diếm với con cái các ngài, chúng tôi sẽ thuật lại cho hậu thế, những lời ca ngợi Giavê và uy lực của Người, những sự lạ Người đã làm ra. Người đã thiết lập chứng tri nơi Giacob, và định luật cho Israel, Người đã truyền cho tổ tiên chúng ta, phải thông tri cho con cháu họ. Ngõ hầu hậu thế am tường, con cái họ sẽ sinh ra, để chúng đứng lên thuật lại cho con cháu chúng” (Tv 78:3-6). Như thế, gia đình là nơi cha mẹ trở nên các thầy cô đầu tiên về đức tin của con cái. Chúng học “tay nghề” này, rồi truyền thụ tay nghề này hết người này tới người nọ: “Khi tới lúc con trai ngươi hỏi ngươi… Ngươi hãy nói với nó…” (Xh 13:14). Như thế, các thế hệ nối tiếp nhau có thể dâng bài ca của họ lên Chúa: “Trai tráng và cả nữ trinh, lão bô với các nhi đồng!” (Tv 148:12).
17. Cha mẹ có trách nhiệm nặng nề đối với việc giáo dục, như các nhà khôn ngoan của Thánh Kinh thường nhắc nhở chúng ta (xem Cn 3:11-12; 6:20-22; 13:1; 22:15; 23: 13-14; 29:17). Về phần chúng, con cái được kêu gọi chấp nhận và thực hành giới răn: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Xh 20:12). Ở đây, động từ “thảo kính” (tôn trọng) có liên hệ tới việc chu toàn các cam kết gia đình và xã hội; không được nại động lực tôn giáo để coi thường các cam kết này (xem Mc 7:11-13). “Kẻ tôn kính cha được xá lỗi lầm, và trọng kính mẹ khác gì tích trữ bảo tàng” (Hc 3:3-4).
18. Tin Mừng tiếp nối để nhắc nhở ta rằng con cái không phải là tài sản của gia đình, nhưng chúng có cuộc sống riêng để sống. Chúa Giêsu là mẫu mực của việc vâng lời cha mẹ trần thế của Người, tự đặt mình dưới quyền của các ngài (xem Lc 2:51), nhưng Người cũng chứng tỏ điều này: các quyết định liên quan tới đời sống của con cái và ơn gọi Kitô hữu của chúng có thể đòi một cách ly vì Nước Thiên Chúa (xem Mt 10:34-37; Lc 9:59-62). Chính Người, lúc 12 tuổi, đã nói với Đức Mẹ và Thánh Giuse rằng Người có một sứ mệnh lớn hơn phải chu toàn bên ngoài gia đình trần thế của Người (xem Lc 2:48-50). Qua cách đó, Người chứng tỏ việc cần phải có những dây liên kết khác, sâu xa hơn ngay bên trong gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe lời Thiên Chúa và thực hành nó” (Lc 8:21). Cũng thế, trong quan tâm Người tỏ bầy với các trẻ nhỏ, tức những người mà các xã hội Cận Đông thời xưa coi như những chủ thể vô quyền, thậm chí chỉ là tài sản của gia đình, Chúa Giêsu tiến xa tới chỗ trình bầy các em như các thầy dạy, về phương diện đơn sơ tin tưởng và tự nhiên đối với người khác: “Tôi nói thật với các ông, trừ khi các ông trở nên giống trẻ em, các ông sẽ không bao giờ vào được nước trời. Bất cứ ai khiêm nhường như trẻ nhỏ đều là người lớn hơn hết trong nước trời” (Mt 18:3-4).
Nẻo đường đau khổ và thấm máu
19. Hình ảnh điền viên trình bầy trong Thánh Vịnh 128 không có gì xung đột với sự thật đắng đót hơn tìm thấy khắp trong Sách Thánh, tức là, sự hiện diện của đau đớn, sự ác và bạo lực từng phá vỡ các gia đình và sự hiệp thông đời sống và tình yêu của họ. Vì lý do tốt lành, giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân (xem Mt 19:3-9) đã được lồng vào cuộc tranh luận về ly dị. Lời Thiên Chúa luôn chứng thực cho chiều kích ảm đạm vốn hiện hữu ngay từ đầu này, khi, vì tội lỗi, mối liên hệ yêu thương và trong sạch giữa người đàn ông và người đàn bà bị biến thành khống chế: “Ngươi sẽ phải thèm khát chồng ngươi, và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).
20. Sợi chỉ đau khổ và thấm máu này xuyên suốt rất nhiều trang Sách Thánh, bắt đầu với việc Cain giết em trai Abel của hắn. Ta đọc thấy những cuộc tranh cãi giữa các con trai và các bà vợ của các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp, các thảm kịch và bạo động ghi dấu gia đình Đavít, các vấn đề gia đình phản ảnh trong các câu truyện về Tôbia và lời ta thán cay đắng của Gióp: “Anh em tôi, Người đẩy xa tôi, người quen biết muốn làm mặt lạ. Thân bằng đã biến sạch, quyến thuộc đã quên tôi… Hơi thở tôi làm vợ tôi lợm giọng, và tôi trở thành hôi thối trước con cái của chính mẹ tôi” (G 19:13-14, 17).
21. Chính Chúa Giêsu cũng đã sinh ra trong một gia đình tầm thường, mà sau đó không lâu đã phải trốn chạy ra ngoại quốc. Người viếng gia đình Phêrô, có mẹ vợ đang bị đau ốm (xem Mc 1:30-31) và tỏ thiện cảm khi nghe nói đến chết chóc tại nhà Giairô và Ladarô (xem Mc 5:22-24, 35-43; Ga 11:1-44). Người nghe tiếng khóc than tuyệt vọng của bà quả phụ Thành Naim vì đứa con trai đã chết (xem Lc 7:11-15) và lưu ý tới lời van xin của cha đứa trẻ bị động kinh ở một thị trấn nhỏ (Xem Mc 9:17-27). Người tới nhà các viên thu thuế như Mátthêu và Giakêu (xem Mt 9:9-13; Lc 19:1-10), và nói chuyện với những người tội lỗi như người đàn bà ở nhà Simong Biệt Phái (xem Lc 36-50). Chúa Giêsu biết các lo lắng và căng thẳng của các gia đình và Người dệt chúng vào các dụ ngôn của Người: những đứa con bỏ nhà đi tìm mạo hiểm (xem Lc 15:11-32), hay những đứa con tỏ ra gây rối (Mt 21:28-31) hoặc làm mồi cho bạo lực (Mc 12:1-9). Người cũng nhậy cảm trước sự bối rối gây ra bởi việc thiếu rượu tại một tiệc cưới (Ga 2:1-10), các khách mời không tới dự tiệc (Mt 22:1-10), và sự lo âu của một gia đình nghèo mất một đồng tiền cắc (Lc 15:8-10).
22. Trong việc ôn duyệt vắn vỏi trên, chúng ta đã có thể thấy điều này: lời của Thiên Chúa không phải là một bộ các ý nghĩ trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và tình đồng hành đối với mọi gia đình đang kinh qua khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ thấy mục tiêu cuộc hành trình của họ, khi Thiên Chúa “lau khô mọi nước mắt khỏi mắt họ, và chết chóc không còn nữa, cũng không còn tang chế, khóc than hay đau đớn nữa” (Kh 21:4).
Công khó tay ngươi
23. Ở đầu Thánh Vịnh 128, người cha xuất hiện như một lao công, người đã dùng công khó của đôi tay để duy trì phúc lợi thể lý của gia đình và sự thanh bình của gia đình mình: “Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi” (Tv 128:2). Từ các trang đầu của Sách Thánh, ta đã biết rõ: việc làm là một phần chủ yếu tạo nên nhân phẩm; ở đấy, ta đọc thấy: “Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Địa Đàng để nó canh tác và trông coi vườn này” (St 2:15). Con người được trình bầy như một lao công canh tác trái đất, khai thác sức mạnh của thiên nhiên và làm ra “bánh lầm than đau khổ” (Tv 127:2), ngoài việc vun xới các thiên phú và tài năng của mình.
24. Lao động cũng làm khả hữu việc phát triển xã hội và cung cấp phương tiện sinh sống, sự ổn định và tính sinh hoa trái của gia đình: “Ước chi tự Sion, Chúa chúc lành cho ngươi, cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi! Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi!” (Tv 128:5-6). Sách Cách Ngôn cũng trình bầy lao động của người mẹ bên trong gia đình; công việc hàng ngày của họ được mô tả chi tiết, khiến chồng con khen ngợi (xem 31:10-31). Thánh Tông Đồ Phaolô rất tự hào về việc không thành gánh nặng cho người khác, vì ngài đã làm việc bằng chính đôi tay và tự bảo đảm kế sinh nhai (xem Cv 18:3; 1Cr 4:12; 9:12). Ngài cũng xác tín sự cần thiết phải làm việc đến nỗi đã đặt ra một qui luật nghiêm ngặt cho cộng đoàn của ngài: “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx 3:10; xem 1Tx 4:11).
25. Nói thế rồi, chúng ta có thể lượng giá được sự đau khổ do nạn thất nghiệp và thiếu việc làm đều đặn gây nên, như đã được phản ảnh trong Sách Rút, trong dụ ngôn của chính Chúa Giêsu nói về các lao công buộc phải đứng rỗi việc ở công trường thị trấn (Mt 20:1-16) và trong kinh nghiệm bản thân gặp gỡ những người chịu cảnh nghèo đói của Người. Đáng buồn thay, những thực tế này hiện vẫn còn tại các quốc gia ngày nay, nơi việc thiếu cơ hội nhân dụng đang gây hại cho sự thanh thản của đời sống gia đình.
26. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự thoái hóa xã hội do tội lỗi đem tới, chẳng hạn, khi con người trở thành bạo chúa đối với thiên nhiên, tàn phá nó một cách ích lỷ và thậm chí tàn bạo nữa. Điều này dẫn tới việc hoang địa hóa trái đất (xem St 3:17-19) và các bất thăng bằng về xã hội và kinh tế từng bị các tiên tri kết án, bắt đầu với Êlia (xem 1V 21) và đỉnh cao là chính lời lẽ của Chúa Giêsu chống bất công (xem Lc 12:13; 16:1-31).
Sự âu yếm của cái ôm hôn
27. Chúa Kitô đề xuất luật yêu thương và việc hiến thân cho người khác làm dấu chỉ để phân biệt các môn đệ của người (xem Mt 22:39; Ga 13:34). Người làm thế bằng cách tuyên bố một nguyên tắc mà các cha mẹ vẫn thông thường làm chứng bằng chính cuộc sống họ: “không ai có tình yêu nào lớn hơn điều này là hiến mạng sống mình vì bằng hữu” (Ga 15:13). Tình yêu cũng mang hoa trái trong thương xót và tha thứ. Ta thấy điều này một cách đặc biệt trong cảnh người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình; ngay trước Đền Thờ, nàng bị các người tố cáo bao vây, nhưng sau đó, chỉ còn lại một mình với Chúa Giêsu, nàng đã không bị kết án mà chỉ được lời khuyên phải sống một cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi (xem Ga 8:1-11).
28. Trước tấm phông yêu thương vốn hết sức chính yếu đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình Kitô Giáo này, một nhân đức khác đã nổi bật lên, một nhân đức thường bị coi nhẹ trong thế giới liên hệ điên cuồng và hời hợt của chúng ta. Đó là tình âu yếm (tenderness). Ta hãy xem xét các lời lẽ đầy cảm kích của Thánh Vịnh 131. Cũng như ở các bản văn Thánh Kinh khác (thí dụ Xh 4:22; Is 49:15; Tv 27:10), sự kết hợp giữa Chúa và tín hữu của Người được phát biểu bằng những hạn từ tình yêu cha mẹ. Ở đây, ta thấy sự thân mật nâng niu và âu yếm giữa mẹ và con: đó là hình ảnh bé thơ thiếp ngủ trong cánh tay mẹ sau khi được bú mớm. Như hạn từ Hípri gamûl gợi ý, bé thơ sau khi được bú đang níu lấy mẹ và mẹ ôm sát em vào lòng. Có một sự gần gũi đầy ý thức chứ không hẳn chỉ có tính sinh học. Dựa vào hình ảnh này, Thánh Vịnh Gia đã hát như sau: “Hồn tôi, tôi đã ru êm dỗ nín, như nhũ tử trong lòng mẹ” (Tv 131:2). Ta cũng có thể nghĩ tới những lời lẽ đầy xúc động mà Tiên Tri Hôsê từng đặt vào môi miệng Thiên Chúa: “Thuở Israel còn là trẻ bé, Ta đã mến thương, …Ta bồng bế chúng trên cánh tay Ta… Ta lôi kéo chúng, với dây tình người, với thừng chão yêu thương. Với chúng, Ta ở như những người nhắc con đỏ lên tận má mình. Và cúi xuống trên nó, Ta mớm cho nó ăn” (Hs 11:1, 3-4).
29. Với cái nhìn đức tin và yêu thương, ơn thánh và trung thành, chúng ta đã ngắm nhìn mối tương quan giữa các gia đình nhân bản và Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời Thiên Chúa cho ta hay: gia đình đã được ủy thác cho một người đàn ông, một người đàn bà và con cái họ, để họ trở nên một hiệp thông các bản vị theo hình ảnh kết hợp Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Về phần mình, việc sinh sản và dưỡng dục con cái đều đã phản ảnh công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Gia đình được kêu gọi kết hợp trong việc cầu nguyện hàng ngày, đọc lời Thiên Chúa và chia sẻ hiệp thông Thánh Thể, và nhờ đó, lớn lên trong yêu thương và mỗi ngày một trọn vẹn trở nên một đền thờ hơn để Chúa Thánh Thần cư ngụ.
30. Mọi gia đình nên nhìn ngắm ảnh Thánh Gia Nadarét. Cuộc sống hàng ngày của Thánh Gia cũng có chung những gánh nặng và thậm chí cả ác mộng nữa như khi các ngài đương đầu với bạo lực khôn nguôi của Hêrốt. Ác mộng sau cùng vừa nói là một trải nghiệm, đáng buồn thay, vẫn đang tiếp tục tác động tới rất nhiều gia đình tỵ nạn; các gia đình này, hiện nay, đang cảm thấy bị bác bỏ và bơ vơ. Giống Ba Vua, các gia đình của chúng ta đang được mời gọi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người, cúi đầu và thờ lạy Người (xem Mt 2:11). Giống Đức Maria, họ được yêu cầu can đảm và thanh thản đương đầu với các thách đố của gia đình mình, trong những lúc gian nan cũng như lúc hạnh phước, và ghi nhớ trong lòng các kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện (xem Lc 2:19, 51). Điều Đức Mẹ trân quí trong lòng cũng bao gồm các trải nghiệm của các gia đình, các trải nghiệm mà Đức Mẹ rất yêu quí. Vì lý do này, Đức Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của các trải nghiệm này và lắng nghe sứ điệp mà Thiên Chúa muốn thông truyền qua cụộc sống của các gia đình chúng ta.
_________________________________________________________________________________________________
(5) Jorge Luis Borges, “ Calle Desconocida”, trong Fervor de Buenos Aires, Buenos Aires, 2011, 23.
(6) Bài Giảng Trong Cử Hành Thánh Thể ở Puebla de los Ángeles (28 Tháng Giêng 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
(7) Cf. ibid.