CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY năm A
1 Samuen 16: 1b, 6-7, 10-13a; T.vinh 24; Êphêsô 5: 8-14; Gioan 9: 1-41

XIN CHÚA CHO CON KHÔNG TRỞ NÊN MÙ LOÀ TRONG ĐỨC TIN

Một bác sĩ thần kinh bàn về người mù trong phúc âm hôm nay như sau: ông ta nói những người sinh ra đui mù mà được mổ và được trông thấy, có thể sinh hoạt bình thường. Mặc dù họ biết điện thoại, họ sẽ nhận ra ngay khi họ trông thấy máy điện thoại. Nhưng họ phải tập trông thấy bề sâu. Họ có thể đi đâm vào bức tường vì họ không biết cái đó là cái gì. Mới đầu họ có thể nghĩ là họ có thể sờ vào trụ đèn cách xa họ. Hay họ có thể hất một ly nước để gần họ vì họ tưởng ly nước ở xa.

Có người cần phải dùng gậy mà họ đã dùng trước kia lúc họ mù để tập biết các vật ở gần đầu cây gậy ra sao. Những người sinh ra mù và bây giờ được trông thấy cần phải có người giúp họ biết những gì họ trông thấy. Họ cần phải có thời giờ để tập sống với thê giới chung quanh họ. Đó là cả một phương pháp.

Người mù trong phúc âm hôm nay được chửa lành. Người đó qua một phương pháp khác. Chúng ta không biết những việc anh ta trải qua khi anh ta vừa bắt đầu trông thấy lại. Trái lại, chúng ta biết đó là một phương pháp khác. Cách diễn tả trong phúc âm là cách mà mỗi người trong chúng ta biết. Phúc âm kể người mù đó trông thấy phần thiêng liêng: anh ta biết về Chúa Giêsu và được trông thấy.

Sau khi anh ta đuợc chửa lành, anh ta trở về với khung cảnh gia đình và bạn bè. Nhưng, bây giờ Chúa Giêsu đã vào trong đời sống anh ta và anh ta đã thay đổi sang đời sống mới mãi mãi. Anh ta không trở lại với đời sống cũ nữa, mặc dù anh ta bị thử thách nhiều lần, ngay cả bị doạ nạt vì anh ta đã thay đổi. Không ai hiểu điều gì đã xãy ra cho anh ta làm cho anh ta thay đổi như thế. Anh ta đã đi đến hồ Siloê lấy nước rửa vào mắt như Chúa Giêsu đã bảo anh ta.

Người mù đó không thể trở lại như cũ. Anh ta đã đứng bên lề xã hội, mà bây giờ lại cả gan đứng ngay trước các lãnh tu tôn giáo đẻ tự bàu chửa mình. "Một điều tôi biết là trước kia tôi mù và bây giờ tôi trông thấy". Anh ta không bị lay chuyển hay bị sợ sệt. Anh ta biết việc gì đã xãy ra cho anh ta và anh ta cò kinh nghiệm trực tiếp. Anh ta không những được chửa lành về phần thể xác, nhưng sau đó Chúa Giêsu lại gặp anh ta như một người hướng dẫn và giúp anh ta hiểu việc gì đã xãy ra cho anh ta.

Trong câu chuyện chúng ta không biết tên của người mù, và đây không phải là điều ngẫu nhiên. Anh ta là đại diện cho tất cả chúng ta hôm nay. Khi chúng ta được rửa trong nước hồ Siloê là nước rửa tội, Chúa Giêsu cho chúng ta được trông thấy. Mặc dù tình trạng sự trông thấy của chúng ta ra sao đi nữa, bây giờ chúng ta được trông thấy về phần thiêng liêng như sự trông thấy của người mù trong phúc âm, và sự trông thấy đó đã thay đổi dời sống của chúng ta.

Chúa Giêsu hỏi người mù trong phúc âm thế nào thì bây giờ Ngài cũng hỏi chúng ta như thế: "Anh có tin vào Con Người không?" "Thưa Ngài. Đấng ấy là ai để tôi tin?" "Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây" "Thưa Ngài tôi tin".

Tất cả chúng ta họp nhau hôm nay vì chúng ta "trông thấy Chúa Giêsu". Chúng ta đã được trông thấy và tin vào Con Người là Chúa. Nhưng, trông thấy Chúa Giêsu vì được ơn Ngài cho trông thấy, không luôn luôn là việc dễ, không luôn luôn sống một đời dễ dàng, không luôn luôn mãi là đời ấm cúng. Phép rửa của chúng ta lần đàu tiên ban cho chúng ta ơn huệ được trông thấy qua đức tin, không kết thúc với việc chúng ta được ghi tên vào sổ tín hữu của giáo xứ. Cũng như người mù, chúng ta phải lội qua nước là những đối kháng của xã hội vì chúng ta trông thấy. Chúng ta có thể phải nên người bênh vực Chúa Giêsu chống lại những ý nghĩ mạnh bạo như người mù trong phúc âm đã phải đương đầu sau khi anh ta được chửa lành.

Một khi người trước kia bị mù đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu, mọi sự đều thay đổi cho anh ta. Anh ta sẽ trông thấy mình và thế giới chung quanh anh ta với một nhãn quan khác. Anh ta nhìn thấy với nhãn quan của một môn đệ:

- từ hôm đấy trở đi, anh ta không còn thấy Thiên Chúa là Dấng phạt anh về những tội lỗi anh đã làm, nhưng anh ta sẽ thấy Thiên Chúa qua Chúa Giêsu là Dấng đã để ý đến anh ta và lo cho anh ta.
- nếu anh ta có kẻ thù trong quá khứ đã áp bức anh ta làm anh ta đau khổ, hay có những người trong xã hội đã lợi dụng anh ta bây giờ anh ta sẽ trông thấy họ với nhãn quan Thiên Chúa đã ban cho anh ta.
- anh ta sẽ trông thấy những người như trước kia anh ta gọi là vô dụng và anh ta ở trong số những người đó, anh ta sẽ đón chào họ trong đời sống mới của anh ta như Chúa Giêsu đã đón nhận anh ta.
- anh ta sẽ phải nhìn thấy và chào đón những ai cần được giúp đở theo gương Chúa Giêsu đã làm cho anh ta.
- ngay cả với những người La mã kẻ thù của anh ta, anh ta sẽ nhìn thấy họ một cách khác, và sẽ cảm thông với họ vì họ bị mù loà, như thái độ Chúa Giêsu cảm thông nhìn thấy sự mù loà của anh ta.

Câu chuyện hôm nay về người mù được trông thấy làm chúng ta nên tự hỏi riêng chúng ta: Chúng ta thấy gi? Chúng ta không thấy điều gì hay người nào? Chúng ta nghĩ gì về người khác: chúng ta xem họ là người hữu ích hay vô dụng, người đáng giá hay người cần thiết trong xã hội? Chúng ta có nhìn thấy cảnh đẹp của Thiên Chúa trong Tạo Hoá xung quanh chúng ta như điều gì chúng ta cần trân trọng gìn giữ cho con cháu chúng ta hay không? Chúng ta có trông thấy những chống đối và gánh nặng của đời sống là cơ hội để nhìn nhận năng lực và sự hiện hữu của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta hay không?

Sau cùng, với ơn huệ trông thấy Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong đức tin, chúng ta được nhìn thấy Thiên Chúa rõ ràng hơn. Chúng ta không còn nhìn thấy Thiên Chúa như là Dấng Tạo Hoá xa vời để chúng ta tự làm mọi việc riêng mình chúng ta. Ngài đợi xem chúng ta làm gì. Nhưng, với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta như cho người mù, Thiên Chúa nhìn thấy những nhu cầu của chúng ta và tìm đến để giúp đở chúng ta phải không?

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF LENT (A)
1 Samuel 16: 1b, 6-7, 10-13a; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41

A neurologist commented on the story of the man born blind who was cured by Jesus. He said that when people born blind receive their sight after surgery, they can’t immediately act like sighted people. Even though they might know the feel of a telephone, they can’t identify it on sight. They also have to learn depth perception – they would walk into walls, because they can’t process what they see. At first they might think they could touch a lamppost that’s a block away. Or, they would knock over a glass of water next to them since it would be closer than they thought.

Some even have to use a cane again, which they used when there were blind, to learn what the things at the tip of their cane now look like. People who were born blind and then receive their sight, need someone to be their guide to help them understand what they see. It takes time for them to adapt to a new world. It’s a process.

The man in the gospel story today, who was cured of his blindness, goes through a process of a different sort. We are not told about the steps he went through when he first received his physical sight. Instead, we learn of another process. The process the gospel describes is one each of us can identify with. It narrates how the man grew in his spiritual sight – how he learned about Jesus and gained vision.

After his cure the blind man went back to the familiar world of his family and those who knew him. But now Jesus had entered his life and he was forever changed. There was no going back. Even though, he was repeatedly challenged, even threatened, because of what had happened to him. Not everyone understood what had happened to him, he was so changed. He had washed in the pool that Jesus had sent him to – the pool of Siloam.

There was no going back. This once blind man, who had been on the edge of society, now even stands up to respected religious authorities. "One thing I do know is that I was blind and how I see." He cannot be shaken or intimidated. He knows what has happened to him; he has first hand experience. He not only got his physical sight, but afterwards Jesus came back to him, as a guide, to help him further understand what had happened to him.

The man’s name isn’t given in today’s story: not by accident. He is the representative for each woman and man here today. When we were washed in our own pool of Siloam, our baptismal font, Jesus gave each of us sight. Whatever the state of our physical sight might be....we now have a spiritual sight, a vision that, like the man in the gospel story, has changed and shaped our lives.

What Jesus asks the man, after seeking him out, he also asks us: "Do you believe in the Son of Man?" "Who is he Sir that I may believe in him." "You have seen him and the one speaking with you is he." "I do believe, Lord."

All of us gathered here this morning are here because we "see Jesus" – we have been given sight and believe with the man that he is the Lord. But seeing Jesus, having the vision he gives us, isn’t always a cakewalk; isn’t always smooth sailing through life; isn’t always a warm fuzzy. Our baptism that first gives us the ability to see in faith, doesn’t end by just having our names registered in some parish’s baptismal registry." Like the man we have to navigate the waters of the contrary opinions and hostilities we encounter because of our vision. We may even have to become defenders of Jesus against some pretty strong opinions – just as the man did after his cure.

Once the former blind man professes his faith in Jesus everything will change for him. He will see himself and the world around him differently; with the eyes of a disciple:
-- from now on he will no longer see God as punishing him for some supposed sin he committed; but he will see that God, in Jesus, is reaching out and caring for him:
-- if he had an enemy’s list from past abuses he suffered, or of the people who took advantage of him," now he will look at them with the new sight God has given him
-- he will have to see those labeled as useless, the way he once was, and welcome them into his new life the way Jesus brought him in
-- he will have to see and reach out to those in need the way Jesus did for him.
–even his people’s Roman enemy, he will have to see them differently and be moved by their blindness, the way Jesus saw and was moved by his blindness.

Today’s story about a blind man gaining sight causes us to ask ourselves: What do we see? What or whom do we miss? How do we label people: as useful or useless; valuable in our world or dispensable? Do we see the beauty of God’s creation around us as something to be cherished and preserved for our children and their grandchildren? Do we see our struggles and burdens of life as opportunities to experience God’s strength and guiding presence?

Finally, with the sight Jesus gives us in our faith, our vision of God is clear. No longer seeing God as a distant Creator leaving us on our own to work things out, waiting to see how we do; but as the God Jesus reveals to us who, like the blind man, sees our need and comes over to help us?