Xem hình ảnh
Có ai mà lại đi vào một dòng tu mà ăn Tết không nhỉ?
Ấy thế mà thể theo lời mời "hãy đến mà xem" cuả Cha Dũng Giám đốc báo DMHCG, tôi đã bỏ mọi sự 'cám dỗ' (nhưng chắc chắn là 'vui nhộn') khác, mà vác máy đi đến DCCT tại Long Beach, để tìm hiểu quí vị tu hành ở đây ăn Tết ra sao?
Nhộn thì chắc chắn là không có rồi, nhưng Vui thì thật rõ ràng, và nhìn qua khuôn mặt cuả những người tham dự, 'hài lòng' là một điều hiển nhiên.
Tôi đã tìm thấy một cộng đoàn nhỏ bé, không danh phận vì không có danh nghĩa chính thức, gồm phần lớn là những 'ân nhân bảo trợ', những người cộng tác với tờ báo DMHCG và chương trình Radio TV cuả nhà dòng, những thân hữu, những cựu đệ tử và những người hàng xóm.
Tuy nhỏ bé nhưng họ cũng có một ca đoàn 'người lớn' lấy tên là 'Sêraphim', tập dượt hàng tuần ngay trước thánh lễ; và vì là 'giống thiên thần' cho nên giọng hát 'điêu luyện' thì không thể chối cãi được.
Thêm vào đó là một ca đoàn 'thiếu nhi' với một dàn hợp tấu vĩ cầm cũng 'điêu luyện' không kém. Mỗi khi các em có dịp 'biểu diễn', tôi lập tức thấy hàng chục máy hình nhớn nhác chớp đèn lia lịa từ hàng ghế giáo dân. Có lẽ sự hiện diện cuả một em có nghĩa là ở dưới kia có thêm hiện diện cuả cả một đại gia đình gồm cha mẹ ông bà và anh chị em chăng?
Sau lễ và sau cuộc 'lì xì' từ các cha (toàn là lời Chuá phán), là một buổi văn nghệ tổ chức trên khuôn viên nhà dòng, các thiện nguyện viên đã bỏ ra nhiều tuần để giăng lều, lập sân khấu và chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ.
So với các cộng đoàn lớn, những nơi có dư tiền và nhân tài lại đông 'như lá muà thu', thì cộng đoàn ở đây không được một phần, tuy nhiên họ bù đắp sự thiếu thốn đó bằng việc đầu tư hợp tác.
Hầu như ai cũng đóng một vai 'văn nghệ' nào đó để giúp vui cho người khác, đúng với ý nghiã 'đồng chung cộng hưởng', làm cho chương trình văn nghệ vui xuân kéo dài 2 giờ vừa hấp dẫn vừa phong phú.
Vào lúc cuối văn nghệ, tình cờ chúng tôi được làm quen với một cụ bà trên 80, bà cụ hãnh diện đưa ra khoe một cái thẻ căn cước rất cũ, có từ thời Pháp thuộc, cấp bởi Phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Bà hãnh diện với cái căn cước đầu tiên cuả mình, với cái danh hiệu là người Việt Nam.
Có lẽ niềm tự hào là người Việt đó mà những cộng đoàn nhỏ bé như thế này vẫn có thể tồn tại mãi trên giải đất Hoa Kỳ mông mênh này?
Có ai mà lại đi vào một dòng tu mà ăn Tết không nhỉ?
Ấy thế mà thể theo lời mời "hãy đến mà xem" cuả Cha Dũng Giám đốc báo DMHCG, tôi đã bỏ mọi sự 'cám dỗ' (nhưng chắc chắn là 'vui nhộn') khác, mà vác máy đi đến DCCT tại Long Beach, để tìm hiểu quí vị tu hành ở đây ăn Tết ra sao?
Nhộn thì chắc chắn là không có rồi, nhưng Vui thì thật rõ ràng, và nhìn qua khuôn mặt cuả những người tham dự, 'hài lòng' là một điều hiển nhiên.
Tôi đã tìm thấy một cộng đoàn nhỏ bé, không danh phận vì không có danh nghĩa chính thức, gồm phần lớn là những 'ân nhân bảo trợ', những người cộng tác với tờ báo DMHCG và chương trình Radio TV cuả nhà dòng, những thân hữu, những cựu đệ tử và những người hàng xóm.
Tuy nhỏ bé nhưng họ cũng có một ca đoàn 'người lớn' lấy tên là 'Sêraphim', tập dượt hàng tuần ngay trước thánh lễ; và vì là 'giống thiên thần' cho nên giọng hát 'điêu luyện' thì không thể chối cãi được.
Thêm vào đó là một ca đoàn 'thiếu nhi' với một dàn hợp tấu vĩ cầm cũng 'điêu luyện' không kém. Mỗi khi các em có dịp 'biểu diễn', tôi lập tức thấy hàng chục máy hình nhớn nhác chớp đèn lia lịa từ hàng ghế giáo dân. Có lẽ sự hiện diện cuả một em có nghĩa là ở dưới kia có thêm hiện diện cuả cả một đại gia đình gồm cha mẹ ông bà và anh chị em chăng?
Sau lễ và sau cuộc 'lì xì' từ các cha (toàn là lời Chuá phán), là một buổi văn nghệ tổ chức trên khuôn viên nhà dòng, các thiện nguyện viên đã bỏ ra nhiều tuần để giăng lều, lập sân khấu và chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ.
So với các cộng đoàn lớn, những nơi có dư tiền và nhân tài lại đông 'như lá muà thu', thì cộng đoàn ở đây không được một phần, tuy nhiên họ bù đắp sự thiếu thốn đó bằng việc đầu tư hợp tác.
Hầu như ai cũng đóng một vai 'văn nghệ' nào đó để giúp vui cho người khác, đúng với ý nghiã 'đồng chung cộng hưởng', làm cho chương trình văn nghệ vui xuân kéo dài 2 giờ vừa hấp dẫn vừa phong phú.
Vào lúc cuối văn nghệ, tình cờ chúng tôi được làm quen với một cụ bà trên 80, bà cụ hãnh diện đưa ra khoe một cái thẻ căn cước rất cũ, có từ thời Pháp thuộc, cấp bởi Phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Bà hãnh diện với cái căn cước đầu tiên cuả mình, với cái danh hiệu là người Việt Nam.
Có lẽ niềm tự hào là người Việt đó mà những cộng đoàn nhỏ bé như thế này vẫn có thể tồn tại mãi trên giải đất Hoa Kỳ mông mênh này?