THÁNH LỄ GIAO THỪA : NĂM BÍNH THÂN 2016
Mt 5, 1-10
Thánh lễ đêm giao thừa là giây phút linh thiêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người,vạn vật và thiên nhiên, vũ trụ giao hòa với nhau, Tổ tiên về sum họp với con cháu.Do đó, giây phút giao thừa là giây phút linh thánh, thiêng liêng. Con người giao hòa với thiên nhiên.Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người thân mật kêu khấn với Thiên Chúa. Giây phút mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thốt lên : ” Đây phút linh thiêng đã khởi đầu…”.
Đêm giao thừa, Cha xứ, Cha phó cùng với giáo dân trong Giáo xứ dâng lên Chúa thánh lễ tạ ơn tri ân. Tạ ơn Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên Giáo xứ, trên các gia đình và trên từng thành phần trong Giáo xứ. Tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn hiện diện và hướng dẫn mọi người đi theo đường lối của Người. Thánh lễ đêm giao thừa nhằm nối kết mọi người với Chúa, khẩn cầu Ngài tiếp tục dẫn dắt Giáo xứ, các gia đình và mọi thành viên trong Giáo xứ luôn đi theo đường lối của Chúa. Thánh lễ đêm Giao thừa là lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa, là lời khẩn nguyện thiết tha để nài xin Chúa tiếp tục đổ những ân huệ cần thiết xuống trên Giáo xứ, trên mọi gia đình và trên mọi thành phần dân Chúa trong năm mới.Sau thánh lễ là những lời cầu chúc cho nhau : Cha xứ, Cha phó cầu chúc cho giáo dân được nhiều ơn lành của Chúa trong năm mới, cho mọi gia đình được bình an và cho mọi người trong giáo xứ được mạnh khỏe, an bình, luôn làm đẹp lòng và luôn làm vinh danh Chúa. Giáo dân chúc cho Cha xứ, Cha phó luôn là những mục tử tốt lành theo lòng Chúa mong muốn. Rồi mọi người trở về nhà, quây quần bên mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên trong năm mới, con cái chúc tuổi ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi con cháu để lấy hên năm mới. Nhiều nơi, người trong nhà ra vườn hái lộc bằng cách bẻ một nhánh cây đem vào nhà gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương đem cắm trên bàn thờ hoặc thắp sáng trên bàn thờ bằng những cây nến có hương thơm gọi là Hương Lộc. Người Công Giáo hay người ngoại tin rằng hái Lộc là đem vào nhà sự may mắn, gia đình nhờ sự may mắn ấy sẽ làm ăn phát tài quanh năm. Người nào bước vào nhà đầu tiên sau đêm giao thừa sẽ là người xông nhà. Người xông nhà phải là người tốt, lanh lợi, thì gia đình sẽ làm ăn nên, gặp nhiều may mắn suốt trong năm mới như một câu đối với những ước nguyện sau đây :” Ngày Xuân Hạnh Phúc Bình An Đến. Năm Mới Vinh Hoa Phú Quý Về “.
Thánh lễ đêm Giao Thừa nhằm khơi dậy trong tâm hồn mọi người lòng tri ân cảm tạ Thiên Chúa, biết ơn Thiên Chúa vì chính Ngài đã dựng nên con người và lại ban cho con người những ơn cần thiết để sống những năm tháng ở trần gian tốt lành, thánh đức. Thánh Lễ Giao Thừa là giây phút linh thiêng nhất, nhưng cũng là nét văn hóa bởi vì sau một năm vùi đầu vào công ăn việc làm, vất vả lo toan mưu sinh cuộc sống, người tín hữu quên đi những ưu phiền, vất vả để được gặp gỡ Thiên Chúa, và để lắng đọng tâm hồn nhận ra sự giao hòa của trời-đất.Giây phút này sẽ làm cho con người thanh thản, nhẹ nhàng. Nhiều nơi,theo tập tục, truyền thống Tổ tiên, người ta bầy biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả tùy theo mỗi miền có thể biến thái trái cây nhưng ý nghĩa vẫn như nhau. Đêm Giao Thừa như nhắc nhớ mọi người hãy hướng lên Thiên Chúa để cảm tạ Ngài vì chính Ngài đã gìn giữ mọi người còn sống tới giờ phút này và rồi mọi người tự nhắc bảo nhau : “ Hãy giữ nề nếp gia phong, giữ tình thủy chung, sống hiểu thảo, sống đạo đức, tu thân tích đức vv…”. Chính vì thế, Thánh Lễ đêm giao thừa thật là ý nghĩa.
Tết là ngày đoàn tụ gia đình, trong Đêm Giao Thừa, mọi thành viên sau khi đi lễ, trở về nhà, nghĩa là trở về cội nguồn, trở về nơi mình chôn rau cắt rốn, để cùng nhau sum họp, cùng nhau nâng chén rượu nồng, cầu chúc cho nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc…
Lạy Chúa Giêsu, giờ phút linh thiêng nhất của năm mới : năm cũ sẽ bàn giao cho năm mới, xin Chúa giúp chúng con luôn biết làm vinh danh Chúa trong mọi trạng huống của đời sống. Xin cho chúng con được nhiều ơn lành của Chúa để chúng con có sức khỏe vượt qua những chông gai thử thách đang giăng mắc trên qũãng đường chúng con đi.Amen.
Mt 5, 1-10
Thánh lễ đêm giao thừa là giây phút linh thiêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người,vạn vật và thiên nhiên, vũ trụ giao hòa với nhau, Tổ tiên về sum họp với con cháu.Do đó, giây phút giao thừa là giây phút linh thánh, thiêng liêng. Con người giao hòa với thiên nhiên.Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người thân mật kêu khấn với Thiên Chúa. Giây phút mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thốt lên : ” Đây phút linh thiêng đã khởi đầu…”.
Đêm giao thừa, Cha xứ, Cha phó cùng với giáo dân trong Giáo xứ dâng lên Chúa thánh lễ tạ ơn tri ân. Tạ ơn Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên Giáo xứ, trên các gia đình và trên từng thành phần trong Giáo xứ. Tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn hiện diện và hướng dẫn mọi người đi theo đường lối của Người. Thánh lễ đêm giao thừa nhằm nối kết mọi người với Chúa, khẩn cầu Ngài tiếp tục dẫn dắt Giáo xứ, các gia đình và mọi thành viên trong Giáo xứ luôn đi theo đường lối của Chúa. Thánh lễ đêm Giao thừa là lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa, là lời khẩn nguyện thiết tha để nài xin Chúa tiếp tục đổ những ân huệ cần thiết xuống trên Giáo xứ, trên mọi gia đình và trên mọi thành phần dân Chúa trong năm mới.Sau thánh lễ là những lời cầu chúc cho nhau : Cha xứ, Cha phó cầu chúc cho giáo dân được nhiều ơn lành của Chúa trong năm mới, cho mọi gia đình được bình an và cho mọi người trong giáo xứ được mạnh khỏe, an bình, luôn làm đẹp lòng và luôn làm vinh danh Chúa. Giáo dân chúc cho Cha xứ, Cha phó luôn là những mục tử tốt lành theo lòng Chúa mong muốn. Rồi mọi người trở về nhà, quây quần bên mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên trong năm mới, con cái chúc tuổi ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi con cháu để lấy hên năm mới. Nhiều nơi, người trong nhà ra vườn hái lộc bằng cách bẻ một nhánh cây đem vào nhà gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương đem cắm trên bàn thờ hoặc thắp sáng trên bàn thờ bằng những cây nến có hương thơm gọi là Hương Lộc. Người Công Giáo hay người ngoại tin rằng hái Lộc là đem vào nhà sự may mắn, gia đình nhờ sự may mắn ấy sẽ làm ăn phát tài quanh năm. Người nào bước vào nhà đầu tiên sau đêm giao thừa sẽ là người xông nhà. Người xông nhà phải là người tốt, lanh lợi, thì gia đình sẽ làm ăn nên, gặp nhiều may mắn suốt trong năm mới như một câu đối với những ước nguyện sau đây :” Ngày Xuân Hạnh Phúc Bình An Đến. Năm Mới Vinh Hoa Phú Quý Về “.
Thánh lễ đêm Giao Thừa nhằm khơi dậy trong tâm hồn mọi người lòng tri ân cảm tạ Thiên Chúa, biết ơn Thiên Chúa vì chính Ngài đã dựng nên con người và lại ban cho con người những ơn cần thiết để sống những năm tháng ở trần gian tốt lành, thánh đức. Thánh Lễ Giao Thừa là giây phút linh thiêng nhất, nhưng cũng là nét văn hóa bởi vì sau một năm vùi đầu vào công ăn việc làm, vất vả lo toan mưu sinh cuộc sống, người tín hữu quên đi những ưu phiền, vất vả để được gặp gỡ Thiên Chúa, và để lắng đọng tâm hồn nhận ra sự giao hòa của trời-đất.Giây phút này sẽ làm cho con người thanh thản, nhẹ nhàng. Nhiều nơi,theo tập tục, truyền thống Tổ tiên, người ta bầy biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả tùy theo mỗi miền có thể biến thái trái cây nhưng ý nghĩa vẫn như nhau. Đêm Giao Thừa như nhắc nhớ mọi người hãy hướng lên Thiên Chúa để cảm tạ Ngài vì chính Ngài đã gìn giữ mọi người còn sống tới giờ phút này và rồi mọi người tự nhắc bảo nhau : “ Hãy giữ nề nếp gia phong, giữ tình thủy chung, sống hiểu thảo, sống đạo đức, tu thân tích đức vv…”. Chính vì thế, Thánh Lễ đêm giao thừa thật là ý nghĩa.
Tết là ngày đoàn tụ gia đình, trong Đêm Giao Thừa, mọi thành viên sau khi đi lễ, trở về nhà, nghĩa là trở về cội nguồn, trở về nơi mình chôn rau cắt rốn, để cùng nhau sum họp, cùng nhau nâng chén rượu nồng, cầu chúc cho nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc…
Lạy Chúa Giêsu, giờ phút linh thiêng nhất của năm mới : năm cũ sẽ bàn giao cho năm mới, xin Chúa giúp chúng con luôn biết làm vinh danh Chúa trong mọi trạng huống của đời sống. Xin cho chúng con được nhiều ơn lành của Chúa để chúng con có sức khỏe vượt qua những chông gai thử thách đang giăng mắc trên qũãng đường chúng con đi.Amen.