Cải cách tài chính Vatican giúp Giáo Hội làm công việc của mình tốt hơn.
(EWTN News/CAN) Một kinh tế gia trong Hội Đồng Tài Chánh của Tòa Thánh đã nói rằng việc cải cách tài chính gần đây của Vatican đã mang laị kết quả chung cuộc tốt - không chỉ hiệu quả - mà còn lợi ích chung.
"Với một hệ thống hiệu quả hơn qua việc loại bớt những phần điều hành không cần thiết, chúng ta sẽ có thể dùng nhiều ngân quỹ hơn cho người nghèo, cũng như xây dựng nhiều nhà thương hơn, nhiều cơ sở giáo dục hơn,” Joseph Zahra , một kinh tế gia người Maltese hiện là thành viên của Hội đồng Tòa Thánh về kinh tế đã phát biểu trong một bài thuyết trình ngày 04 tháng 2 tại trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ thuộc Washington, DC.
“Không những chúng ta cần một hệ thống có hiệu quả hơn mà chúng ta cần thoát ra khỏi sự trì trệ bấy lâu.” Joseph F. X. Zahra , một cố vấn hàng đầu và thiết kế cấu trúc cải cách tài chính gần đây của Vatican, trước đây từng điều hành các Ngân hàng Trung ương của Malta và đứng đầu Ngân hàng Valetta đã nói như thế. Ông hiện là Phó điều phối viên của Hội đồng Tòa Thánh về kinh tế, được gọi là “ Nội các tài chánh” và là người giữ cấp cao nhất trong hội đồng.
Zahra đã nói chuyện về những cải cách tài chính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican và cách họ đáp lại lời mời gọi của ngài cho việccải cách hệ thống kinh tế toàn cầu. Ông giải thích rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định rằng nền kinh tế phải phục vụ cho lợi ích chung , nhưng là một con người của hành động , ngài muốn đưa lời nói của mình thành hành động.
Cuối cùng , ông đã giới thiệu những thay đổi trong giáo triều Vatican để bảo đảm rằng " việc điều hành có hiệu quả ở cấp cao, việc phân bổ các nguồn tài chánh hợp lý, tính chuyên nghiệp cao trong cách thực hiện để cuối cùng ích lợi chung được bảo đảm.”
Trong năm 2013 , Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thành lập một ủy ban điều tra để xem xét cơ cấu hành chính của Tòa Thánh , có tên là "Ủy Ban Tham Khảo về Tổ Chức cơ cấu Điều Hành kinh tế của Tòa Thánh". Ủy ban gồm có bảy chuyên gia , một thư ký, và các chuyên gia tư vấn bên ngoài.
Các thành viên đã làm việc từ tháng Tám- 2013 cho đến tháng Năm - 2014 và đã có những đề nghị để đạt được sự đơn giản hơn, minh bạch, liêm chính và các tiêu chuẩn kế toán trong phạm vi Vatican.
Hai thành viên của ủy ban này sau đó đã bị bắt vào năm 2015 vì tội ăn cắp và làm rò rỉ thông tin bí mật về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng vẫn cho những cải cách tài chính tiếp tục. “Thực tế đáng buồn này chắc chắn không ngăn cản tôi từ bỏ những nỗ lực cải cách mà chúng ta đang đẩy mạnh về phía trước với các cộng sự của tôi và với sự hỗ trợ của tất cả các bạn," Đức Giáo Hoàng đã nói với khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 08 Tháng 11 năm 2015 .
Trong Tông thư vào tháng Hai năm 2014 " Fidelis Dispensator et Prudens" (Quản lý tài sải của Tòa Thánh) Đức Giáo Hoàng đã công bố những thay đổi cơ cấu trong Giáo triều.
Đức Giáo Hoàng đã lập ra Hội đồng Kinh tế, được gọi là " nội các tài chính” gồm tám Hồng Y và bảy chuyên gia giáo dân . Ngài thành lập chức vụ Bộ Trưởng Kinh Tế giống như Bộ Trưởng Kinh Tế của một quốc gia. Đức Giáo Hoàng cũng lập ra các Ban Kiểm toán, một ban độc lập có quyền tiến hành những cuộc điều tra đặc biệt.
Ông giải thích thêm, với những cải đổi này, Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh Giáo Hội hoàn vũ thông qua đại diện hoàn vũ trong Giáo Triều Rôma, không chỉ là một đại diện Roma hoặc châu Âu.
Ông cũng muốn kết hợp chuyên môn kỹ thuật từ các chuyên gia tài chính giáo dân, để cập nhật kế toán của Vatican với các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.
Mục tiêu cuối cùng, theo Zahra, đó là hiệu quả và minh bạch hơn trong tài chính của Vatican sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và cuối cùng là có lợi ích chung. Ngân hàng Vatican báo cáo 75,5 triệu lợi nhuận ròng trong năm 2014 sau khi chi 3,2 triệu vào năm 2013 chủ yếu là do chi phí của các cuộc cải cách .
Đức Giáo Hoàng Phanxico sau đó , với sự chấp thuận của Ủy ban của ngân hàng gồm các Hồng Y, có thể dùng phần lớn lợi nhuận cho tổ chức từ thiện .
Đức Giáo Hoàng rất quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu - và đặc biệt là tài chính của Vatican - bởi vì theo Ngài thì con người là trung tâm của nền kinh tế , Zahra đã giải thích , và rằng đằng sau cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây là một " cuộc khủng hoảng con người thậm chí còn lớn hơn " .
Ông Zahra nói "Điều làm buồn lòng Đức Giáo Hoàng là thực tế sự suy thoái sâu xa của xã hội , sự lộng hành của nghèo đói, lề thói mà chúng ta đã lạm dụng nhân lực trong cách chúng ta làm kinh tế. "
Những lạm dụng kinh tế được phản ánh qua việc quyết định của cả hai chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng - "tham lam, ích kỷ, thiếu trung thực, thiếu minh bạch”. Khi lạm dụng này đang lan tràn , phẩm giá của con người bị loại bỏ hoặc coi thường.
Điều này dẫn đến việc Đức Giáo Hoàng đã gọi là " một nền kinh tế của loại trừ và bất bình đẳng ", nơi mà nhiều người không thể dùng tài năng Chúa ban cho họ để sử dụng vì lợi ích chung bởi vì họ bị thất nghiệp hay bị chủ nhân khai thác sức lao động của họ.
"Tất cả chúng ta đều có tài năng riêng khác nhau. Và nếu những tài năng ấy không được sử dụng hoặc không có cơ hội để sử dụng, thì những gì bạn đạt được chỉ là một tình trạng nghèo khổ.”
Giải pháp cho vấn nạn này là " sự đoàn kết ", ông nhấn mạnh, một hệ thống kinh tế bắt nguồn từ phẩm giá con người và trao quyền cho tất cả mọi người để họ trở thành" nghệ nhân của chính vận mệnh của mình . "
Trong một thị trường tự do vì công ích chung, mọi người có thể đưa tài năng và sự sáng tạo của họ để phục vụ xã hội thông qua công việc và sự đổi mới. Các lợi ích chung không chỉ là lợi ích cho xã hội ngày nay , mà còn lợi ích cho các thế hệ tương lai .
Ông Zahra giải thích rằng những quyết định của chúng tôi dựa trên tinh thần trách nhiệm này về các thế hệ tương lai đã được nhấn mạnh trong thông điệp Laudato Si (Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung của chúng ta) gần đây Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CAN) Một kinh tế gia trong Hội Đồng Tài Chánh của Tòa Thánh đã nói rằng việc cải cách tài chính gần đây của Vatican đã mang laị kết quả chung cuộc tốt - không chỉ hiệu quả - mà còn lợi ích chung.
"Với một hệ thống hiệu quả hơn qua việc loại bớt những phần điều hành không cần thiết, chúng ta sẽ có thể dùng nhiều ngân quỹ hơn cho người nghèo, cũng như xây dựng nhiều nhà thương hơn, nhiều cơ sở giáo dục hơn,” Joseph Zahra , một kinh tế gia người Maltese hiện là thành viên của Hội đồng Tòa Thánh về kinh tế đã phát biểu trong một bài thuyết trình ngày 04 tháng 2 tại trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ thuộc Washington, DC.
“Không những chúng ta cần một hệ thống có hiệu quả hơn mà chúng ta cần thoát ra khỏi sự trì trệ bấy lâu.” Joseph F. X. Zahra , một cố vấn hàng đầu và thiết kế cấu trúc cải cách tài chính gần đây của Vatican, trước đây từng điều hành các Ngân hàng Trung ương của Malta và đứng đầu Ngân hàng Valetta đã nói như thế. Ông hiện là Phó điều phối viên của Hội đồng Tòa Thánh về kinh tế, được gọi là “ Nội các tài chánh” và là người giữ cấp cao nhất trong hội đồng.
Zahra đã nói chuyện về những cải cách tài chính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican và cách họ đáp lại lời mời gọi của ngài cho việccải cách hệ thống kinh tế toàn cầu. Ông giải thích rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định rằng nền kinh tế phải phục vụ cho lợi ích chung , nhưng là một con người của hành động , ngài muốn đưa lời nói của mình thành hành động.
Cuối cùng , ông đã giới thiệu những thay đổi trong giáo triều Vatican để bảo đảm rằng " việc điều hành có hiệu quả ở cấp cao, việc phân bổ các nguồn tài chánh hợp lý, tính chuyên nghiệp cao trong cách thực hiện để cuối cùng ích lợi chung được bảo đảm.”
Trong năm 2013 , Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thành lập một ủy ban điều tra để xem xét cơ cấu hành chính của Tòa Thánh , có tên là "Ủy Ban Tham Khảo về Tổ Chức cơ cấu Điều Hành kinh tế của Tòa Thánh". Ủy ban gồm có bảy chuyên gia , một thư ký, và các chuyên gia tư vấn bên ngoài.
Các thành viên đã làm việc từ tháng Tám- 2013 cho đến tháng Năm - 2014 và đã có những đề nghị để đạt được sự đơn giản hơn, minh bạch, liêm chính và các tiêu chuẩn kế toán trong phạm vi Vatican.
Hai thành viên của ủy ban này sau đó đã bị bắt vào năm 2015 vì tội ăn cắp và làm rò rỉ thông tin bí mật về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng vẫn cho những cải cách tài chính tiếp tục. “Thực tế đáng buồn này chắc chắn không ngăn cản tôi từ bỏ những nỗ lực cải cách mà chúng ta đang đẩy mạnh về phía trước với các cộng sự của tôi và với sự hỗ trợ của tất cả các bạn," Đức Giáo Hoàng đã nói với khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 08 Tháng 11 năm 2015 .
Trong Tông thư vào tháng Hai năm 2014 " Fidelis Dispensator et Prudens" (Quản lý tài sải của Tòa Thánh) Đức Giáo Hoàng đã công bố những thay đổi cơ cấu trong Giáo triều.
Đức Giáo Hoàng đã lập ra Hội đồng Kinh tế, được gọi là " nội các tài chính” gồm tám Hồng Y và bảy chuyên gia giáo dân . Ngài thành lập chức vụ Bộ Trưởng Kinh Tế giống như Bộ Trưởng Kinh Tế của một quốc gia. Đức Giáo Hoàng cũng lập ra các Ban Kiểm toán, một ban độc lập có quyền tiến hành những cuộc điều tra đặc biệt.
Ông giải thích thêm, với những cải đổi này, Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh Giáo Hội hoàn vũ thông qua đại diện hoàn vũ trong Giáo Triều Rôma, không chỉ là một đại diện Roma hoặc châu Âu.
Ông cũng muốn kết hợp chuyên môn kỹ thuật từ các chuyên gia tài chính giáo dân, để cập nhật kế toán của Vatican với các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.
Mục tiêu cuối cùng, theo Zahra, đó là hiệu quả và minh bạch hơn trong tài chính của Vatican sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và cuối cùng là có lợi ích chung. Ngân hàng Vatican báo cáo 75,5 triệu lợi nhuận ròng trong năm 2014 sau khi chi 3,2 triệu vào năm 2013 chủ yếu là do chi phí của các cuộc cải cách .
Đức Giáo Hoàng Phanxico sau đó , với sự chấp thuận của Ủy ban của ngân hàng gồm các Hồng Y, có thể dùng phần lớn lợi nhuận cho tổ chức từ thiện .
Đức Giáo Hoàng rất quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu - và đặc biệt là tài chính của Vatican - bởi vì theo Ngài thì con người là trung tâm của nền kinh tế , Zahra đã giải thích , và rằng đằng sau cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây là một " cuộc khủng hoảng con người thậm chí còn lớn hơn " .
Ông Zahra nói "Điều làm buồn lòng Đức Giáo Hoàng là thực tế sự suy thoái sâu xa của xã hội , sự lộng hành của nghèo đói, lề thói mà chúng ta đã lạm dụng nhân lực trong cách chúng ta làm kinh tế. "
Những lạm dụng kinh tế được phản ánh qua việc quyết định của cả hai chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng - "tham lam, ích kỷ, thiếu trung thực, thiếu minh bạch”. Khi lạm dụng này đang lan tràn , phẩm giá của con người bị loại bỏ hoặc coi thường.
Điều này dẫn đến việc Đức Giáo Hoàng đã gọi là " một nền kinh tế của loại trừ và bất bình đẳng ", nơi mà nhiều người không thể dùng tài năng Chúa ban cho họ để sử dụng vì lợi ích chung bởi vì họ bị thất nghiệp hay bị chủ nhân khai thác sức lao động của họ.
"Tất cả chúng ta đều có tài năng riêng khác nhau. Và nếu những tài năng ấy không được sử dụng hoặc không có cơ hội để sử dụng, thì những gì bạn đạt được chỉ là một tình trạng nghèo khổ.”
Giải pháp cho vấn nạn này là " sự đoàn kết ", ông nhấn mạnh, một hệ thống kinh tế bắt nguồn từ phẩm giá con người và trao quyền cho tất cả mọi người để họ trở thành" nghệ nhân của chính vận mệnh của mình . "
Trong một thị trường tự do vì công ích chung, mọi người có thể đưa tài năng và sự sáng tạo của họ để phục vụ xã hội thông qua công việc và sự đổi mới. Các lợi ích chung không chỉ là lợi ích cho xã hội ngày nay , mà còn lợi ích cho các thế hệ tương lai .
Ông Zahra giải thích rằng những quyết định của chúng tôi dựa trên tinh thần trách nhiệm này về các thế hệ tương lai đã được nhấn mạnh trong thông điệp Laudato Si (Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung của chúng ta) gần đây Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn