Christmas Islands: Tôi đi tìm một chút cảm nghiệm về quê hương sau sáu năm xa vắng ở nơi hòn đảo dễ thương này, vì ở đó có hương vị Việt Nam thoang thoảng trong làn gió ẩm và nóng, có dáng lả lơi của rừng dừa thăm thẳm tựa Bến Tre hay Sông Cầu, có màu sắc rực rỡ của vô vàn phượng vỹ như Nha Trang hoặc Vũng Tàu, có nét huyền bí thâm u của những cánh rừng nhiệt đới miệt Bình Long- An Lộc, có tiếng rù rì của những cơn mưa rào rã riết gợi nhớ quê hương mình, và nhất là có năm mươi ba đồng hương Việt Nam đang mỏi mòn hy vọng trên hành trình đi tìm ánh sáng tự do.
Chiếc phản lực cơ NC 106 bỗng trở nên quá bé nhỏ trước sóng nước mênh mông của Ấn Độ Dương trên lộ trình từ Exmouth để đảo Dừa (Coco Island), khiến tôi cảm nghiệm thân phận bé bỏng của một kiếp phù sinh, tôi chẳng đáng là gì sao tôi được hiện hữu, tôi là ai mà được yêu thương, tôi từ đâu mà tới và mai này tôi sẽ đi về đâu trong vũ trụ bao la tuyệt vời này, tại sao tôi có mặt trên chuyến bay này để được ngắm biển trời bao la bát ngát.. tại sao và tại sao? Tôi rời đảo Dừa để bay đến đảo Giáng Sinh (Christmas island) cũng chìm trong khung cảnh bao la mây trời như vậy.
Phi cơ đáng một vòng trước khi đáp xuống phi đạo duy nhất trên đỉnh của Christmas Island, nhìn xuống hòn đảo xanh rì có dáng như một chú chó, tôi tự nhủ: Lạ thật! Làm sao Chúa biết rõ từng người trong số một nghìn năm trăm người đang sống trên đảo, với tên tuổi, với nét mặt và dáng đứng tướng đi, với tính tình và sở trường sở đoản, với những hy vọng và hoài bảo, với quá khứ và tương lai? Đúng là mầu nhiệm của yêu thương thôi.
Mặc dù tôi không giỏi nhạc nhưng tôi thích nhạc. Những ngày ngắn ngủi trên đảo tôi suy nghĩ nhiều về nhạc, có lẽ phần lớn do ấn tượng tôi cảm nhận qua "ca đoàn" nhỏ bé của nguyện đường trên đảo (chỉ có bốn ca viên thôi, nói rõ là hai cặp vợ chồng). Một chiều Chúa Nhật, Cha Nguyễn Quyết Chiến và tôi được hai anh chị giáo dân chở đi nghe và xem cái "lỗ thổi" (Blow-holes), đúng là phải nghe và xem thì mới cảm nghiệm sức mạnh của thiên nhiên. Trước đó chúng tôi phải băng qua một khu rừng y như những bưng biền nhiệt đới ở quê nhà, điều khác biệt là mặc dù cây rừng bao lần thay lá, nhưng nền đất sạch bóng như có ai quét dọn chăm sóc mỗi ngày! Hỏi ra thì mới biết những công nhân cần cù ấy chính là hàng vạn chú "red crab" đã, đang, và sẽ còn tiếp tục âm thầm làm công tác vệ sinh ấy. Tôi nghĩ vũ trụ là một bản trường ca, Tạo Hoá là chính Nghệ Sĩ sáng tác kiêm Nhạc Trưởng điều khiển cách tài tình, mỗi người mỗi vật đều là một "nốt" nhạc trong bản trường ca ấy, không "nốt" nào là thừa cả! "Red crab" cũng đâu có thừa mặc dầu chúng đôi lúc làm tắt nghẽn giao thông, làm cản trở các cầu thủ đánh golf, nhưng vệ sinh trên đảo cần đến chúng- nhất là quý bà cần đến chúng để quết ra hầu nấu một nồi bún riu tuyệt vời! Trước mắt Tạo Hóa không tạo vật nào thừa thãi cả, huống chi con người, Ngài cần đến từng người đấy! Vấn đề là mỗi người có nhìn ra điều đó không.
Bẩy ngày trên đảo bị cái nóng nhiệt đới "hành hạ", cũng may giáo dân đã chu đáo gắn máy lạnh cho mỗi phòng, bước ra khỏi nhà là cứ muốn ẩn mình trong bóng mát. Điều mâu thuẫn nơi con người là lúc ở trong bóng mát lại có khuynh hướng muốn bước sang chỗ hanh nắng. Tôi đang sống trong một đất nướt tự do, lắm khi tôi không thấy quý, tệ hơn thế, lắm lúc tôi lại thích làm nô lệ! Nhìn những đồng bào trong "trại tam giữ", mặc dù được chăm sóc rất nhân đạo, nhưng trong ánh mắt họ tôi vẫn đọc thấy nỗi khao khát tự do. Nhìn những anh chị em giáo dân trên đảo, mỗi năm chỉ có một lần, vào dịp Lễ Phục Sinh là được Linh Mục đến dâng Thánh Lễ, cách họ ca hát, thái độ họ sốt mến dâng lễ chứng tỏ họ trân trọng và kính yêu đến chừng nào. Còn tôi, mỗi ngày đều có Thánh Lễ trong Chủng Viện, tôi có tâm hồn trân trọng kính yêu như các anh chị trên đảo không?
.
Chiếc phản lực cơ NC 106 bỗng trở nên quá bé nhỏ trước sóng nước mênh mông của Ấn Độ Dương trên lộ trình từ Exmouth để đảo Dừa (Coco Island), khiến tôi cảm nghiệm thân phận bé bỏng của một kiếp phù sinh, tôi chẳng đáng là gì sao tôi được hiện hữu, tôi là ai mà được yêu thương, tôi từ đâu mà tới và mai này tôi sẽ đi về đâu trong vũ trụ bao la tuyệt vời này, tại sao tôi có mặt trên chuyến bay này để được ngắm biển trời bao la bát ngát.. tại sao và tại sao? Tôi rời đảo Dừa để bay đến đảo Giáng Sinh (Christmas island) cũng chìm trong khung cảnh bao la mây trời như vậy.
Phi cơ đáng một vòng trước khi đáp xuống phi đạo duy nhất trên đỉnh của Christmas Island, nhìn xuống hòn đảo xanh rì có dáng như một chú chó, tôi tự nhủ: Lạ thật! Làm sao Chúa biết rõ từng người trong số một nghìn năm trăm người đang sống trên đảo, với tên tuổi, với nét mặt và dáng đứng tướng đi, với tính tình và sở trường sở đoản, với những hy vọng và hoài bảo, với quá khứ và tương lai? Đúng là mầu nhiệm của yêu thương thôi.
Mặc dù tôi không giỏi nhạc nhưng tôi thích nhạc. Những ngày ngắn ngủi trên đảo tôi suy nghĩ nhiều về nhạc, có lẽ phần lớn do ấn tượng tôi cảm nhận qua "ca đoàn" nhỏ bé của nguyện đường trên đảo (chỉ có bốn ca viên thôi, nói rõ là hai cặp vợ chồng). Một chiều Chúa Nhật, Cha Nguyễn Quyết Chiến và tôi được hai anh chị giáo dân chở đi nghe và xem cái "lỗ thổi" (Blow-holes), đúng là phải nghe và xem thì mới cảm nghiệm sức mạnh của thiên nhiên. Trước đó chúng tôi phải băng qua một khu rừng y như những bưng biền nhiệt đới ở quê nhà, điều khác biệt là mặc dù cây rừng bao lần thay lá, nhưng nền đất sạch bóng như có ai quét dọn chăm sóc mỗi ngày! Hỏi ra thì mới biết những công nhân cần cù ấy chính là hàng vạn chú "red crab" đã, đang, và sẽ còn tiếp tục âm thầm làm công tác vệ sinh ấy. Tôi nghĩ vũ trụ là một bản trường ca, Tạo Hoá là chính Nghệ Sĩ sáng tác kiêm Nhạc Trưởng điều khiển cách tài tình, mỗi người mỗi vật đều là một "nốt" nhạc trong bản trường ca ấy, không "nốt" nào là thừa cả! "Red crab" cũng đâu có thừa mặc dầu chúng đôi lúc làm tắt nghẽn giao thông, làm cản trở các cầu thủ đánh golf, nhưng vệ sinh trên đảo cần đến chúng- nhất là quý bà cần đến chúng để quết ra hầu nấu một nồi bún riu tuyệt vời! Trước mắt Tạo Hóa không tạo vật nào thừa thãi cả, huống chi con người, Ngài cần đến từng người đấy! Vấn đề là mỗi người có nhìn ra điều đó không.
Bẩy ngày trên đảo bị cái nóng nhiệt đới "hành hạ", cũng may giáo dân đã chu đáo gắn máy lạnh cho mỗi phòng, bước ra khỏi nhà là cứ muốn ẩn mình trong bóng mát. Điều mâu thuẫn nơi con người là lúc ở trong bóng mát lại có khuynh hướng muốn bước sang chỗ hanh nắng. Tôi đang sống trong một đất nướt tự do, lắm khi tôi không thấy quý, tệ hơn thế, lắm lúc tôi lại thích làm nô lệ! Nhìn những đồng bào trong "trại tam giữ", mặc dù được chăm sóc rất nhân đạo, nhưng trong ánh mắt họ tôi vẫn đọc thấy nỗi khao khát tự do. Nhìn những anh chị em giáo dân trên đảo, mỗi năm chỉ có một lần, vào dịp Lễ Phục Sinh là được Linh Mục đến dâng Thánh Lễ, cách họ ca hát, thái độ họ sốt mến dâng lễ chứng tỏ họ trân trọng và kính yêu đến chừng nào. Còn tôi, mỗi ngày đều có Thánh Lễ trong Chủng Viện, tôi có tâm hồn trân trọng kính yêu như các anh chị trên đảo không?
.