VATICAN 17-4- 2004 (VIS) -Văn phòng báo chí Tòa Thánh ngày hôm nay đã cho công khai hóa bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 8 tháng 4 vừa qua trong phiên họp khoáng đại lần thứ 60 của Ủy Ban về Nhân Quyền. Phiên họp bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 và kéo dài cho tới ngày 23 tháng 4.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi phát biểu rằng: “Hiện tượng huy động con người trên một bình diện rộng lớn đến tận hàng chục triệu người cho đến ngày hôm nay, nghĩa là, cứ mỗi quốc gia hoặc là người di cư bị chuyển đi, hoặc là họ bị nhập đến, hoặc là họ đang trên đường lưu chuyển, đều ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi hiện tượng huy động con người ngày càng gia tăng này. Đó chính là hệ quả của việc toàn cầu hóa và phát triển thông qua việc đóng góp vào nền văn hóa, các công việc và số tiền những người bị huy động gởi về cho gia đình,” thế nhưng vấn đề nảy sinh khi “sự có mặt của những người di trú này tại một môi trường mới chính là kết quả của việc cưởng ép trục xuất và những xung đột về bạo động như là trong trường hợp vận chuyển và buôn lậu người. Qua những vi phạm về quyền của những người di trú thì việc buôn lậu người là tệ hại nhất. Nó lên tới con số là một triệu người được vận chuyển hằng năm xuyên qua các biên giới quốc gia. Nó gồm đủ thứ loại: từ việc bóc lột các trẻ em, các phụ nữ và đàn ông, cho đến việc sống như nô lệ trong các công ăn việc làm, lạm dụng tính dục, đi xin ăn, đã cướp mất đi phẩm giá mà Thiên Chúa đã ban cho con người và để tổ chức những băng đảng tội ác và tham nhũng. Việc buôn lậu người này đã trở nên một ngành kỷ nghệ mang đến lợi nhuận cả hàng tỉ đô la.”

Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng nêu ra rằng sự hiện diện của các tổ chức quốc tế trong việc đấu tranh chống lại những vi phạm như vậy, bằng cách thêm vào các cơ chế vùng và luật pháp quốc gia nhằm xóa bỏ vết nhục này. Ngài cũng nói thêm rằng “việc bảo vệ theo luật pháp cho các nạn nhân cần phải được bảo đảm một cách rõ ràng,” và Ngài đề nghị là “cần ban hành quy chế tạm trú cho những nạn nhân như là cách khuyến khích họ hợp tác với hệ thống luật pháp, và đồng thời cũng là cách để mở ra một sự hòa nhập vào xã hội của nước chủ nhà.”